Nhiều tên công an, bộ
đội đã cởi bỏ sắc phục, rời bỏ hàng ngũ trong hoảng hốt khi những người biểu
tình bao vây trụ sở Formosa Hà Tĩnh sáng nay 2/10/2016. Có thể nói đây là hình ảnh
chưa từng có trong lịch sử đàn áp của công an, bộ đội - lực lượng cốt cán và trực
tiếp bảo vệ chế độ cộng sản. Cuộc biểu tình của người dân (đa số là giáo dân)
trước đại bản doanh của Formosa Hà Tĩnh sáng ngày 2/10/2016 chắc chắn đi vào lịch
sử.
Lực lượng công an, bộ
đội giống như mọi lần khác, ra quân với nhiệm vụ đàn áp, trấn áp những người biểu
tình ôn hòa. Cuộc biểu tình được bắt đầu với khoảng hơn một ngàn giáo dân thuộc
giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), nơi chịu hậu quả nặng nề nhất từ thảm họa môi trường
do Formosa gây ra. Họ kéo đến đại bản doanh của Công ty TNHH gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), một nơi được xem là bất khả xâm phạm của tập đoàn
này tại Việt Nam.
Chỉ hơn một giờ đồng
hồ sau, số người kéo đến nhập cuộc đã lên tới hơn sáu ngàn người và con số cuối
cùng được ghi nhận là hơn mười ngàn người tham gia biểu tình, bao vây khu công
nghiệp này với yêu cầu Formosa phải đóng cửa. Họ mang theo cờ Giáo Hội và nhiều
khẩu hiệu mang nội dung bảo vệ môi trường, chống Formosa và những cá nhân tiếp
tay cho tội ác của tập đoàn này. Những loa phóng thanh tuyên truyền của lực lượng
đàn áp cũng bị những người biểu tình gỡ xuống. Hô khẩu hiệu, tuần hành ôn hòa,
hát thánh ca và những bài ca tranh đấu, cầu nguyện tập thể... là đặc trưng của
những cuộc biểu tình của giáo dân thời gian gần đây.
Cuộc biểu tình nổ ra
chưa đầy ba mươi sáu giờ đồng hồ sau khi nhà cầm quyền công bố phương án bồi
thường, được xem là bất công và không thỏa đáng cho ngư dân. Đây là một thái độ
dứt khoát, một câu trả lời “Không” đanh thép cho nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam cũng như tập đoàn xả thải Formosa.
Đây là một trong nhiều
cuộc biểu tình của người dân Miền Trung kể từ khi xảy ra thảm cảnh cá chết hàng
loạt. Số đông kỷ lục phải kể đến cuộc biểu tình của giáo dân Nghệ An hôm 15/8,
nhằm đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời - ngày lễ Quan Thầy của GP Vinh với
con số được cho là năm mươi ngàn người tham gia. Nhưng đây là lần đầu tiên những
người biểu tình bao vây trụ sở công ty Formosa Hà Tĩnh.
Một số ý kiến cho rằng
những viên công an cởi áo tháo chạy là vì đã ý thức được rằng phải quay về với
nhân dân. Tôi cho rằng đây là một nhận định thiếu kinh nghiệm và hơi ngây thơ.
Chẳng qua, những con người này không đàn áp được thì phải trốn chạy để thoát
thân, bởi trước đó họ đã được lệnh phải đàn áp người biểu tình. Cuộc biểu tình
tại Trung tâm thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm 1/9, đúng một tháng trước với mấy
ngàn người tham gia là một ví dụ. Lực lượng công an, quân đội được huy động đến
để bảo vệ Formosa và đã đàn áp người dân khiến một số người bị thương.
Tôi nghiêng về ý kiến
cho rằng với số lượng lên tới hơn mười ngàn người, chủ yếu là giáo dân với tính
kỷ luật cao, tinh thần đấu tranh bền bỉ và có sự dẫn dắt của một Linh mục (cha
Phero Trần Đình Lai) đã khiến lực lượng côn an, quân đội thất bại trong việc
đàn áp cuộc biểu tình sáng nay. Song, như thế không có nghĩa là nhà cầm quyền
không chuẩn bị cho kế hoạch đàn áp các cuộc biểu tình trong tương lai. Thậm chí
sẽ tính đến việc bắt bớ hoặc khởi tố người chống Formosa.
Sau khoảng gần bốn
tiếng đồng hồ, người biểu tình đã ra về trong trật tự. Thông điệp mà họ để lại
trên bức tường trụ sở Formosa Hà Tĩnh là “Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”,
“We need our sea”, “Tấn Dũng chó bán nước”, “Võ Kim Cự chết đi”, “Fomosa get
out”.
Chưa bao giờ đảng cộng
sản VN lại gặp nhiều khó khăn như lúc này:
- Kinh tế kiệt quệ,
ngân sách thiếu hụt.
- Các vấn nạn tất yếu
của một thể chế không dân chủ đang ngày một bùng phát không thể kiểm soát.
- Vụ kiện Formosa của
hàng trăm giáo dân, ngư dân.
- Những cuộc biểu
tình đòi dân sinh kéo dài với sự tham gia ngày một đông đảo của người dân.
- Xu hướng đòi dân
chủ đang dâng cao.
- Sự đấu đá của các
phe nhóm trong bộ máy cầm quyền ngày một khốc liệt
Lùi không được, tiến
không xong là cái "thế" của nhà cầm quyền lúc này. Đặt chế độ vào thế
"tiến thoái lưỡng nan" luôn là lựa chọn sáng suốt, quan trọng và cần
thiết trong các hành động đấu tranh bất bạo động của các cá nhân, hội nhóm, đảng
phái hay lực lượng vận động dân chủ.
Phạm Thanh Nghiên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.