Sau khi thủy điện Hố
Hô xả lũ làm 35 người chết, 4 người bị mất tích và nhấn chìm nhà cửa, Bộ công
thương đã có Báo cáo gửi Quốc hội về kết quả kiểm tra, rà soát, về quy hoạch,
xây dựng, vận hành các công trình thủy điện tính đến hết tháng 9/2016.
Bản báo cáo được báo
chí đăng tải phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân về hoạt động
của các đập thủy điện.
Đưa hàng cứu trợ tới
các vùng lũ lụt ở Quảng Bình
Theo bài 'Bộ công
thương: Di dân thủy điện giúp thu nhập cao hơn' trên báo điện tử Vietnamnet,
báo cáo cho biết hiện trên cả nước có 306 công trình thủy điện đang vận hành
phát điện, 193 dự án đang thi công xây dựng, 245 dự án đang nghiên cứu đầu tư,
còn lại 59 dự án có quy mô nhỏ, đang được tiếp tục rà soát về hiệu quả kinh tế
và các điều kiện khác có liên quan. Trong 3 năm qua, đã có 1118 công trình thuỷ
điện lớn nhỏ bị loại bỏ khỏi quy hoạch vì những tác động tiêu cực về môi trường,
xã hội.
Bên cạnh những thông
tin hữu ích đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người dân, Bản báo cáo còn chứa đựng
một số nội dung có hàm ý bào chữa cho cơ quan quản lý ngành là Bộ công thương
trước các tác hại của đập thủy điện.
Một số nội dung có
tính chất ngụy biện tinh vi, mà nếu không được chỉ ra thì ngay cả cán bộ các
ban ngành cũng bị làm cho sai lệch về nhận thức.
Những ngụy biện
Người dân chèo thuyền
trong nước lụt
Báo cáo có đoạn 'Xác
định công tác an toàn đập, hồ chứa và vận hành quản lý an toàn đập là nhiệm vụ
then chốt, Bộ Công thương cho biết, hiện các đập thuỷ điện đều đang vận hành an
toàn, ổn định'.
Nội dung này cung cấp
thông tin sai. Vì đập thủy điện xả nước góp phần gây lũ lớn làm chết người và
nhấn chìm tài sản thì không thể nói các đập thủy điện vận hành an toàn ổn định,
mà ngược lại đó là hoạt động đang rất có vấn đề.
Người báo cáo có lẽ
muốn nói sự ổn định an toàn theo nghĩa rằng các đập thủy điện chưa cái nào bị bục
vỡ, nhưng thay vì nói rõ ràng thì lại 'lập lờ đánh lận con đen' làm đẹp cho bức
tranh ổn định an toàn cho các đập thủy điện.
Trên thực tế không
chỉ vụ thủy điện Hố Hô vừa rồi mà năm 2009 thủy điện trên sông Ba Hạ của tỉnh
Phú Yên cũng xả lũ góp phần nhấn chìm nhà dân, khiến 98 người chết, 20 người mất
tích. Năm 2014 các đập thủy điện miền Trung cũng xả lũ làm tăng hậu quả thiên
tai làm chết 41 người, 5 người mất tích và 74 người bị thương.
Nhiều vụ khác xảy ra
rải rác trên phạm vi cả nước mỗi năm, như thế các đập thủy điện đang hoạt động
rất có vấn đề chứ không phải an toàn ổn định.
Trong một đoạn khác
báo cáo viết: 'Bộ Công thương đã phê duyệt 154 quy trình vận hành hồ chứa và hiện
nay một số quy định về quản lý an toàn đập đã không còn phù hợp, chưa được sửa
đổi'.
Bản báo cáo không
nêu rõ đập thủy điện Hố Hô có được Bộ công thương phê duyệt quy trình vận hành
không. Và tại sao lại nói 'hiện nay một số quy định về quản lý an toàn đập đã
không còn phù hợp, chưa được sửa đổi'?
Quy trình vận hành đập
thủy điện là cái có nguy cơ gây hại đến tính mạng tài sản của hàng vạn người
nên đòi hỏi phải tính toán khoa học để đảm bảo an toàn lâu dài. Tại sao mới có
vài năm hoặc được chục năm đã thấy không còn phù hợp? Hoạt động của đập thủy điện
thì có yếu tố gì phụ thuộc vào sự thay đổi theo thời gian?
Hiện nay hay một chục
năm trước thì mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân vẫn
quan trọng không thay đổi. Hiện nay hay chục năm trước các thông số kỹ thuật
trong xây dựng quy trình vận hành như độ cao, chiều sâu, khối lượng, khoảng
cách thì có gì khác nhau?
Vậy thì phải nói quy
trình vận hành hồ chứa đã tính toán sai do dốt nát, hoặc vì lòng tham hay đút
lót nên đã dễ dãi lỏng lẻo không đặt ra những phép tính chính xác nhằm đảm bảo
an toàn. Cho nên bây giờ từ cái thực tế gây họa mới đặt ra phải làm lại cho
nghiêm túc.
Chứ còn nếu tính
toán đúng đắn khoa học thì cái kết quả có thể sử dụng được 50 năm, 100 năm chứ
không chỉ vài năm đã thấy không còn phù hợp. Vì cái quy trình vận hành thủy điện
có các yếu tố thuộc về khoa học tự nhiên, nó không thay đổi như các quy định
pháp luật thuộc về khoa học xã hội.
Việc lồng vào nội
dung 'đến nay không còn phù hợp, chưa được sửa đổi' trong bản báo cáo gửi Quốc
hội là để lợi dụng cái nhận thức theo thói quen của các nhà làm luật, những người
thường chấp nhận sửa đổi các quy định pháp luật sau một thời gian nếu thấy
không còn phù hợp.
Sự ngụy biện đánh
tráo khái niệm tinh vi khiến cho ngay các Đại biểu Quốc hội cũng có thể bị nhầm
lẫn, giúp giảm tránh trách nhiệm cho cơ quan quản lý ngành trong việc đánh giá
phê duyệt các quy trình vận hành đập thủy điện.
Một đoạn khác khi
nói về những tồn tại thực tế, bản Báo cáo cho rằng: 'Đa số cán bộ làm công tác
quản lý an toàn đập tại các địa phương không có chuyên môn về xây dựng, thủy lợi...'
Đây là lỗi thuộc về
cơ quan quản lý ngành là Bộ công thương chứ không chỉ là lỗi yếu kém chuyên môn
của cấp dưới. Vì vấn đề năng lực chuyên môn của các địa phương đúng ra phải được
thấy ngay từ đầu, từ khi trước khi cho làm thủy điện, chứ không phải bây giờ mới
nhận ra.
Nhà quản lý phải dự
liệu được thực tế và lường tính được tương lai, khi đã thấy năng lực quản lý
còn yếu kém thì không thể dễ dãi cho xây dựng mấy trăm đập thủy điện, để bây giờ
gây tác hại.
Bạo hành nhận thức
Lụt ở Hương Khê, Hà
Tĩnh
Điểm qua một vài nội
dung trong một văn bản Báo cáo đã cho thấy những phép ngụy biện tinh vi gây hại
cho nhận thức của người dân.
Trong thực tế còn
nhiều ví dụ cho thấy tình trạng ngụy biện, ví như vụ một phóng viên bị đánh khi
tác nghiệp, rõ ràng là một cú đấm thì người ta lại nói là gạt tay vào má, một
cú đá thì lại nói là giơ chân hơi cao. Đó là những ngôn từ bóp méo sự thật làm
sai lệch vấn đề một cách thô bạo.
Hay những câu nói có
tính ngụy biện thỉnh thoảng xuất hiện như 'không nên', 'phản cảm', 'đúng quy
trình' và 'lỗi tại người đánh máy' tất cả đều bóp méo bản chất, làm thay đổi
tính chất nghiêm trọng của sự việc.
Trong vụ thủy điện Hố
Hô, sau khi những hình ảnh lũ ngập lụt đến với đông đảo cộng đồng, thì một số
cán bộ nhà máy lại phán ngôn là đập xả lũ 'đúng quy trình', hay một vị thuộc Tổng
cục năng lượng lại cho rằng việc xả lũ là 'chấp nhận được'.
Những phát ngôn kiểu
đó khiến người dân không khỏi bất bình, nó như một kiểu bức hại về nhận thức và
cảm xúc.
Tình trạng này cho
thấy một số tầng lớp cán bộ hiện nay đạo đức công vụ yếu kém, luôn dùng luận điệu
ngụy biện chối bỏ trách nhiệm. Tính mạng và tài sản của người dân không thể đặt
vào tay những cán bộ quản lý như vậy.
Người dân thường
không nhận ra những phép ngụy biện đánh tráo khái niệm khiến họ hiểu sai bản chất
sự việc, và ngay cả khi mơ hồ nhận ra có điều gì không đúng thì họ lâm vào trạng
thái ức chế bực bội vì không thể hiểu biết rõ ràng và không thể đáp trả lại cái
thông tin đã đến với họ.
Hệ quả là người dân
bị bạo hành về mặt nhận thức, họ biết có điều gì sai nhưng không hiểu rõ được vấn
đề vì sự tinh vi trong những lời ngụy biện. Người dân lâm vào tình trạng mơ hồ
về bản chất sự việc, mơ hồ về chân lý đúng sai và cảm thấy khó khăn trong tư
duy hay bị bạo hành về nhận thức.
Luật sư Ngô Ngọc
Trai
ReplyDeleteThương tặng em Đặng Thị Thu Hương!
Vĩnh biệt Em, người em tôi bé nhỏ
Trong 1 lần thiện nguyện, đã ra đi
Thương tiếc em, câu vĩnh biệt nói gì?!
Em còn sống, ngàn lời, em còn sống!
Chiều tiễn đưa, mây mù giăng, gió lộng
Tiễn em về, về với cõi thiên thai
Em ra đi, từ giã kiếp trần ai
Tôi tiễn em, mà dòng lệ lăn dài!
Em ra đi vì trái tim nhân ái
Không trở về cùng mái ấm thân thương
Dấu chân em, in hằn nét con đường
Đường định mệnh, đưa em về nơi miên viễn!
Xót thương em, một chiều thu đưa tiễn
Tiễn em về, lòng đất mẹ thương yêu
Huyệt mộ sâu, vùi lấp kín buổi chiều
Và như thế, em ra đi vĩnh viễn!
Vạn người thương, cùng khóc than tiễn biệt
Em đi về, về với cõi bình yên
Tình thương cha, vòng tay mẹ dịệu hiền
Em thơ nhỏ, chờ mong chị trở lại!
Em ra đi, tuổi 23 và cũng là mãi mãi
Tuổi xuân thì sẽ ở mãi bên em
Khóc thương em, cơn gió nhẹ bên thềm
Em còn sống, ngàn đời em trẻ mãi!
Hoàng Hạc
(Đặng Thị Thu Hương đã theo đoàn người đi cứu trợ nạn lụt miền Trung, và 1 tai nạn khiến em ra đi vĩnh viễn)