Monday, December 23, 2024

Nghị định 147 Việt Nam hiệu lực vào lễ Giáng Sinh 2024

 image

Nghị định 147 mới của Việt Nam, với những quy định bị lên án “hà khắc”, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày lễ Giáng sinh, 25/12. Nghị định này yêu cầu người dùng truyền thông xã hội phải xác minh danh tính và cho phép chính quyền yêu cầu dữ liệu người dùng và xóa bỏ những nội dung bị coi là “bất hợp pháp”. Một số tổ chức quốc tế và giới phê bình cho rằng luật này đe dọa quyền tự do ngôn luận và khiến cho những người bất đồng chính kiến phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và tự kiểm duyệt cao hơn.


Ngoài quy định buộc người dùng mạng xã hội tại Việt Nam trên các nền tảng bao gồm Facebook và TikTok cần phải xác minh danh tính của họ, Nghị định 147 buộc các công ty công nghệ lớn hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu người dùng, cung cấp cho chính quyền theo yêu cầu và xóa bỏ những nội dung mà chính phủ coi là “bất hợp pháp” trong vòng 24 giờ.


image

Nghị định 147 được xây dựng dựa trên luật an ninh mạng năm 2018, vốn đã bị Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và những người ủng hộ quyền tự do internet chỉ trích gay gắt vì cho rằng luật này bắt chước sự kiểm duyệt internet hà khắc của Trung cộng.


Theo AFP, chính quyền Việt Nam thường hành động nhanh chóng để dập tắt bất đồng chính kiến và bắt giữ những người chỉ trích, đặc biệt là những người có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội.


image

Hãng tin Pháp dẫn chứng 2 trường hợp điển hình bị bắt giữ gần đây là blogger Đường Văn Thái, người có gần 120.000 người theo dõi trên kênh YouTube mà ông thường xuyên ghi lại các buổi phát trực tiếp chỉ trích chính phủ. Ông Thái đã bị kết án 12 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.


image

Trường hợp tiếp theo là nhà báo độc lập hàng đầu Huy Đức, tác giả của một trong những blog phổ biến nhất tại Việt Nam, vốn từng nhắm vào chính phủ về các vấn đề bao gồm kiểm soát truyền thông và tham nhũng, cũng đã bị bắt vài tháng trước với cáo buộc các bài viết của ông “xâm phạm lợi ích của nhà nước”.


Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, được VTV dẫn lời nói rằng nghị định 147 là “nhằm điều chỉnh các hành vi, từ đó giữ được trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”.


Bên cạnh những hậu quả đối với các công ty truyền thông xã hội, Nghị định mới cũng bao gồm những hạn chế đối với trò chơi dành cho người dưới 18 tuổi, được thiết kế để ngăn ngừa tình trạng nghiện game.


Các nhà phát hành game dự kiến sẽ phải áp dụng giới hạn thời gian mỗi phiên chơi là 1 giờ và không quá 180 phút mỗi ngày cho tất cả các trò chơi.


AFP dẫn nguồn từ công ty nghiên cứu dữ liệu Newzoo cho biết hơn một nửa trong số 100 triệu dân Việt Nam thường xuyên chơi game nhiều giờ liền.


image

Việt Nam cũng là quốc gia có dân số đông đảo sử dụng mạng xã hội. Theo ước tính của Bộ TTTT, cả nước có khoảng 65 triệu người dùng Facebook, 60 triệu người dùng YouTube và 20 triệu người dùng TikTok.


Nghị định mới quy định những công ty công nghệ khổng lồ trên, cùng với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, sẽ phải xác minh tài khoản của người dùng thông qua số điện thoại hoặc số CMND Việt Nam của họ và lưu trữ thông tin đó cùng với họ tên đầy đủ và ngày sinh của họ.


image

Các công ty phải cung cấp thông tin theo yêu cầu cho Bộ TTTT hoặc Bộ Công an có thẩm quyền.


Nghị định cũng nêu rõ rằng chỉ những tài khoản đã xác minh mới được phép livestream (phát sóng trực tiếp). Điều này được cho là sẽ tác động lớn đến số lượng người dân kiếm sống thông qua thương mại xã hội, vốn đang bùng nổ trên các trang mạng như TikTok.


Cả công ty mẹ của Facebook là Meta, chủ sở hữu YouTube là Google và TikTok đều không trả lời yêu cầu bình luận từ AFP.


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 10/12 kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ nghị định mới “hà khắc” này vì cho rằng nghị định có nội dung gây hại tới quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam.


image
“Nghị định 147 mới ban hành và các điều luật an ninh mạng khác của Việt Nam chẳng bảo vệ được người dân trước các mối lo về an ninh mạng đúng nghĩa mà cũng chẳng thể hiện sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người”, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong thông cáo.


“Vì công an Việt Nam coi bất cứ ý kiến phê phán nào đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (Việt cộng) là một vấn đề an ninh quốc gia, nên nghị định này sẽ tạo thêm cho họ một công cụ nữa để đàn áp bất đồng chính kiến”.


***

Luận về cụm từ Việt Cộng

BM
Ai cũng biết Việt Cộng là cộng sản Việt Nam, nhưng theo sách sử cụm từ lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vào đầu năm 2018, nghiên cứu sinh sử Viện Đại Học Wisconsin-Madison, Brett Reilly công bố trên trang The Diplomat bài “Cội nguồn đích thực của cụm từ Việt Cộng”.

BM
Hiếp dâm Pháp: Câu hỏi về sự kỳ quặc và ham muốn của đàn ông
Elon Musk _'Tự do ngôn luận': dọn đường cho ông Trump ra sao?
Sau thành công vô tiền khoáng hậu, Taylor Swift mưu tính gì tiếp theo?
Truyện dân gian: 'Hạ Long bay' và 'Cấm đái bậy'
UNESCO xem xét rủi ro phát triển đối với Vịnh Hạ Long của Việt Nam
Tại sao Stonehenge được xây dựng lại cách đây hàng nghìn năm?
Sinh nhật Đấng Cứu Độ
Tiếng kêu trong rừng thẳm
Giải quần vợt Úc Mở rộng 2025 mở thêm giải AO Pickleball Slam
Cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết
Trảng Bom Bão Lửa
Vụ tông xe chợ Giáng sinh ở Đức làm 5 người chết, 200 người bị thương
Nhà hàng Việt kiện thành phố Portland 2,4 triệu USD vì xử phạt ‘mùi hôi’
Bất chấp cấm đoán, người Việt di cư lậu vẫn bám trụ các tiệm nail ở Anh
Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa
Musk phô diễn trong vở kịch đóng cửa chính phủ Mỹ
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Assad và gia đình?
Chế độ Assad sụp đổ: các căn cứ quân sự Nga ở Syria sẽ ra sao?
Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024
Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.