Monday, December 23, 2024

Nhiều nhóm nhân quyền lên án Nghị định 126 của Việt cộng

 image

“Trong những năm qua, Nghị định 45/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã được triển khai nhằm quy định việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước về hội và quy định sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Nghị định 126/2024 được ban hành nhằm tăng cường hơn nữa các hạn chế đối với các hội nhóm ở Việt Nam nhằm đảm bảo các hội nhóm này nằm trong tầm kiểm soát và không đe dọa đến quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản cầm quyền”, ông Josef Benedict, nhà nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS nhận xét với VOA qua email hôm 20/12.


image

Nghị định 126 đặt ra “những hạn chế mới đối với các hội nhóm hoạt động trong nước”, tổ chức CIVICUS viết trong báo cáo ngày 18/12. Báo cáo chỉ ra rằng việc thành lập hội nhóm “trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi các hội nhóm phải nhận được sự chấp thuận của chính quyền trước khi có thể hoạt động hợp pháp”.


Ngoài ra, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Nam Phi còn nhận định rằng nghị định này trao cho chính phủ “nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát và giám sát các hội nhóm, đồng thời trao cho chính phủ quyền hạn rộng rãi hơn” để đình chỉ và giải thể các hội nhóm.


image

Có nhiều quan ngại cho rằng nghị định không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Trong số các quy định có vấn đề là Điều 10 của nghị định quy định rằng các hội nhóm không được vi phạm “đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc”, ông Benedict đánh giá. “Đây là những khái niệm mơ hồ và quá rộng có thể được các quan chức sử dụng một cách tùy tiện để từ chối đăng ký hoặc đình chỉ và giải thể các hội nhóm”.


Nghị định 126 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, được ban hành ngày 8/10/2024, có hiệu lực từ ngày 26/11/2024. Nghị định gây tranh cãi này thay thế Nghị định 45/2010.


image

“Lại một nghị định xâm hại nhân quyền được thi hành tại Việt Nam - lần này là Nghị định 126 nhằm hạn chế và đóng cửa tùy tiện các hội nhóm xã hội dân sự mà Đảng Cộng sản cầm quyền không thích”, ông Phil Robertson, Giám đốc Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA), viết trên trang X.


image

“Đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần phải thôi cho phép các nhà độc tài Hà Nội thoải mái vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và tàn bạo”, ông Robertson đưa ra lời kêu gọi.


Nhận định về bối cảnh ra đời nghị định bị chỉ trích này, nhà hoạt động Helena Hương Nguyễn ở Đan Mạch, chia sẻ với VOA rằng Việt Nam chịu sức ép từ hội nhập quốc tế buộc nước này phải thay đổi luật pháp để phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nhưng mặt khác Hà Nội cũng muốn gia tăng củng cố quyền lực của đảng cộng sản và các cơ quan nhà nước.


“Nghị định 126 ưu tiên việc quản lý hữu hiệu của nhà nước đối với các hội nhóm hơn là thúc đẩy tự do lập hội”, bà Helena nêu nhận định, và do vậy, “nó không đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, trong đó yêu cầu có sự tham gia của xã hội dân sự trong việc thực hiện hiệp định”.


EVFTA yêu cầu Việt Nam phải phê chuẩn Công ước 87 của ILO về tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức hội trong năm 2023. Tuy nhiên, cho đến nay, quốc gia cộng sản này vẫn chưa phê chuẩn công ước.


image

Nhà hoạt động Trần Anh Quốc, người đang tị nạn chính trị tại Thái Lan, nhận định: “Đảng cộng sản rất sợ rằng người dân sẽ tập hợp thành những tổ chức bài bản vì họ cho rằng nó là một tiền đề để trở thành lực lượng đối lập với nhà cầm quyền”.


“Xã hội dân sự ở Việt Nam hoạt động trong một môi trường cực kỳ hạn chế. Mặc dù Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do hiệp hội nhưng quyền tự do này bị phá hoại nghiêm trọng bởi một chế độ quản lý rất hạn chế”, ông Benedict bình luận. “Đảng Cộng sản Việt Nam (Việt cộng) duy trì quyền kiểm soát mọi vấn đề công cộng. Sự thống trị của ĐCSVN và khuôn khổ pháp lý hà khắc trong nước đã hạn chế sự hình thành các nhóm xã hội dân sự độc lập”.


image
“Nghị định này chỉ là một dụng cụ vừa để giải quyết được một ảo giác là có sự mở rộng, đồng thời là một dụng cụ để định hướng và kiểm soát chặt chẽ hơn tất cả các tổ chức xã hội, với mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích của đảng và nhà nước”, ông Nguyễn Đại Ngữ, một nhà hoạt động nhân đạo và cộng đồng, một kỹ sư đã hồi hưu, đang sinh sống tại Utah, Hoa Kỳ.


“Nó cho thấy một dấu hiệu tiêu cực là chính quyền không chỉ tiếp tục mà còn tăng cường các biện pháp để hạn chế quyền lập hội”, ông Ngữ nhấn mạnh.


image

Theo tổ chức CIVICUS, tại Việt Nam, các nhà hoạt động gắn với các nhóm không có đăng ký thường xuyên bị bắt và kết án trong các phiên tòa bất công với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, phải đối mặt với sự tra tấn và ngược đãi khi bị giam giữ.


BM
Nghị định 147 Việt Nam hiệu lực vào lễ Giáng Sinh 2024
Hiếp dâm Pháp: Câu hỏi về sự kỳ quặc và ham muốn của đàn ông
Elon Musk _'Tự do ngôn luận': dọn đường cho ông Trump ra sao?
Sau thành công vô tiền khoáng hậu, Taylor Swift mưu tính gì tiếp theo?
Truyện dân gian: 'Hạ Long bay' và 'Cấm đái bậy'
UNESCO xem xét rủi ro phát triển đối với Vịnh Hạ Long của Việt Nam
Tại sao Stonehenge được xây dựng lại cách đây hàng nghìn năm?
Sinh nhật Đấng Cứu Độ
Tiếng kêu trong rừng thẳm
Giải quần vợt Úc Mở rộng 2025 mở thêm giải AO Pickleball Slam
Cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết
Trảng Bom Bão Lửa
Vụ tông xe chợ Giáng sinh ở Đức làm 5 người chết, 200 người bị thương
Nhà hàng Việt kiện thành phố Portland 2,4 triệu USD vì xử phạt ‘mùi hôi’
Bất chấp cấm đoán, người Việt di cư lậu vẫn bám trụ các tiệm nail ở Anh
Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa
Musk phô diễn trong vở kịch đóng cửa chính phủ Mỹ
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Assad và gia đình?
Chế độ Assad sụp đổ: các căn cứ quân sự Nga ở Syria sẽ ra sao?
Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.