Sunday, June 23, 2019

Tại sao chúng ta hành xử giống những người xung quanh?

BM
Chúng ta thường nghĩ rằng việc tự kiểm soát là đến từ bên trong, tuy nhiên nhiều hành động của bạn lại phụ thuộc vào bạn bè và gia đình cũng nhiều như phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

Những người xung quanh bạn có sức ảnh hưởng khiến bạn mập hơn, uống nhiều chất cồn hơn, ít quan tâm đến môi trường hơn và đi nắng liều lĩnh hơn cùng với nhiều thứ khác nữa.

Chuẩn mực xã hội

Đó không chỉ đơn giản là áp lực của người cùng trang lứa mà khi đó bạn cố tình hành động theo một cách nào đó để hài hòa với mọi người. Hành động đó chủ yếu là không ý thức. Bên dưới nhận thức của bạn, bộ não cứ liên tục tiếp nhận những gợi nhắc từ những người xung quanh để bảo bạn phải làm như thế nào. Và hậu quả có thể nghiêm trọng.

Việc cảm giác cá nhân về bản ngã của chúng ta phát xuất từ những người khác giờ đây đã là một sự thật được chấp nhận rộng rãi.

BM
  
"Bạn càng xây dựng bản sắc của mình từ những người xung quanh nhiều như thế nào, ngay cả khi bạn không có mặt trong nhóm những người đó, thì càng nhiều khả năng là bạn tuân theo những giá trị đó," ông Amber Gaffney, nhà tâm lý xã hội ở Đại học Humboldt State, nói.

"Nếu bạn chủ yếu nhìn nhận mình là sinh viên của một trường đại học nào đó, hay là một học giả giống như tôi, thì đó sẽ là điều bạn mang theo trong hầu hết các cuộc tiếp xúc với người khác. Tôi nhìn sự vật trước hết thông qua lăng kính của tôi với tư cách nhà khoa học."

Chẳng hạn như các sinh viên có xu hướng có thái độ mạnh mẽ hơn đối với những thứ như hợp pháp hóa ma túy hay ủng hộ sự bền vững môi trường so với phần còn lại của xã hội.

Những điều này được gọi là chuẩn mực xã hội. Và tuy chuẩn mực thường bền vững, nhưng một số điều thú vị sẽ xảy ra nếu chỉ cần một người trong nhóm liên quan hành xử khác biệt.

BM

Hãy xem nghiên cứu sau đây, là nghiên cứu cho ra kết quả là mọi người nhiều khả năng sẽ thay đổi ý kiến về du lịch xanh nếu họ thấy rằng bạn bè họ hành xử một cách đạo đức giả.

Các sinh viên của Đại học Humboldt State sống ở một thị trấn nhỏ và có quan điểm xã hội cấp tiến ở miền bắc California vốn tự hào về những thành tích môi trường. Các sinh viên ở đó phần lớn cũng rất ý thức bảo vệ môi trường. Bạn có thể nghĩ rằng một sinh viên nào đó không quan tâm đến phát thải carbon sẽ không dễ dàng hòa hợp với cuộc sống ở đó.

Ngồi chung với ai?

BM
  
Sau khi lắng nghe một cuộc phỏng vấn với một sinh viên ở trường đại học, người nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi bộ hay chạy xe đạp những khoảng ngắn thay vì đi xe hơi, nhưng sau đó thừa nhận rằng mình đã lái xe đến cuộc phỏng vấn này, những người tham dự được hỏi về quan điểm môi trường của họ.

Trong lúc đó, họ ngồi kế một diễn viên. Người diễn viên này đóng vai hoặc là một sinh viên đang mặc chiếc áo ấm có in logo của trường hoặc là một người đi làm trong trang phục chỉnh chu. Khi bộ mặt đạo đức giả của người được phỏng vấn được phơi bày, người diễn viên này hoặc là đưa ra bình luận tiêu cực hoặc ngồi im lặng.

Những người trên ghế khán giả đánh giá tầm quan trọng của việc đi bộ hay đạp xe khoảng ngắn như thế nào tùy thuộc vào họ ngồi nghe cuộc phỏng vấn đó với ai và người đó phản ứng như thế nào.

BM
  
Nếu ngồi với người mà họ cho là một sinh viên cùng trang lứa và cũng chia sẻ với họ những giá trị về môi trường thì họ sẽ lặp lại về tầm quan trọng của việc đạp xe. Còn nếu ngồi với người ngoài thì mọi chuyện không rõ ràng như thế.

Một người ngoài bình luận về đạo đức giả của khách mời sẽ gây ra tình cảm môi trường mạnh mẽ nhất ở khán giả. Bằng cách biện hộ cho vị khách mời trước những lời chỉ trích, họ tái củng cố lập trường bản thân họ rằng đạp xe là quan trọng. Đây có lẽ là do họ cảm thấy vị khách mời bình thường có lẽ có trách nhiệm hơn về môi trường.

Trái lại, nếu vị khách lạ đó ngồi im, các khán giả sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc đạp xe ở mức thấp nhất.

Như vậy, cách người ngoài đánh giá bạn bè chúng ta như thế nào sẽ có tác động lớn đối với việc chúng ta có ủng hộ bạn bè mình hay không.

BM
  
"Đó là một nghiên cứu thú vị," Gaffney nói thêm, "bởi vì chúng ta có thể làm cho ai đó ít quan tâm hơn về môi trường. Bình thường đây không phải là điều chúng ta muốn làm, nhưng hiểu được những quan điểm này xuất phát từ đâu có thể giúp ích cho chúng ta thúc mọi người đi theo chiều hướng khác."

Mâu thuẫn khách thể

Khi đối mặt với chỉ trích của người lạ, chúng ta có thể tìm cách hỗ trợ bạn bè. Nhưng nếu được để cho tự hình thành quan điểm của mình, chúng ta có thể diễn giải rằng hành vi đạo đức giả là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể thả lỏng quan điểm của mình. Điều này được gọi là 'mâu thuẫn khách thể thay thế'.

"Mâu thuẫn khách thể thay thế là khi bạn thấy ai đó hành xử không nhất quán với thái độ của họ thì bạn thay đổi thái độ của mình," Gaffney giải thích. "Tôi sẽ cảm thấy xấu hổ khi thấy bạn có hành vi phản môi trường, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Tôi không nhất thiết bắt đầu bắt chước bạn, nhưng tôi sẽ thay đổi thái độ của mình để phản ánh hành vi của bạn bởi vì tôi cảm thấy mình giống bạn và tôi xem bạn là bản ngã mở rộng của chính tôi."

BM
  
Nghiên cứu này được khơi gợi từ vài công trình ở Úc về mâu thuẫn khách thể thay thế trên vấn đề sử dụng sản phẩm chống nắng. Một lần nữa, ai đó hành xử đạo đức giả có thể giúp thả lỏng quan niệm của mọi người về việc sử dụng kem chống nắng mà chuẩn mực ở đây là cực kỳ lưu tâm.

Cách chúng ta trao đổi với bạn bè về các lựa chọn chăm sóc sức khỏe cũng có tác động lớn đến quyết định của chúng ta, cả tích cực lẫn tiêu cực. Nói về chiến dịch vận động không hút thuốc với bạn bè sẽ làm giảm lượng thuốc lá tiêu thụ, có lẽ vì những cuộc trò chuyện như thế này đem đến cho những ai hút thuốc cơ hội để xem xét thông tin nào là có liên hệ đến lối sống của họ nhất và dựa vào đó để hành động. Điều này được chứng minh trong công trình phân tích 28 nghiên cứu với tổng cộng 139.000 người tham gia.

Tối đa giá trị

BM
  
"Nguyên nhân tử vong hàng đầu là những thói quen về sức khỏe có thể tránh được như hút thuốc và béo phì, và chúng ta có thể tiếp cận rất nhiều thông tin trên mạng nhưng chúng ta vẫn hút thuốc và chúng ta vẫn không tập thể dục," Christin Scholz từ Đại học Amsterdam, nói.

"Bất cứ điều gì bạn bè chúng ta làm đều có ảnh hưởng đến chúng ta bằng cách mà chúng ta có thể ý thức được hoặc không. Sự góp mặt của họ có thể quyết định liệu chúng ta có hành động với thông tin sức khỏe đó hay không hay là bỏ qua nó."

BM
  
Scholz hỏi các sinh viên đại học ở Mỹ rằng họ có nói chuyện với ai về trải nghiệm gần đây có liên quan đến chất cồn hay không và liệu những cuộc nói chuyện này là tích cực hay tiêu cực. Nếu đó là cuộc trao đổi tích cực về tiêu thụ rượu bia thì nhiều khả năng họ sẽ uống nhiều hơn vào ngày hôm sau và ngược lại. Tuy nhiên, những xu hướng này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những hoàn cảnh xã hội của chúng ta.

Khi chúng ta đưa ra quyết định, chúng ta sẽ liên tục đánh giá lại giá trị mà chúng ta có thể có được từ mỗi lựa chọn - một quá trình được gọi là tối đa giá trị. Quyết định đi thang bộ thay vì đi thang máy tùy thuộc vào chúng ta đã ăn bao nhiêu vào bữa trưa, chúng ta đã chạy bộ mỗi ngày rồi chưa, và chúng ta có bước vào tòa nhà với người đồng nghiệp là vận động viên ba môn phối hợp hay không. Không có tác động của cuộc đối thoại nào có thể được xem xét một cách độc lập. Đó là lý do tại sao ý chí của chúng ta dao động tùy hoàn cảnh.

"Ví dụ như tôi có cuộc trò chuyện với một người bạn vào ngày hôm trước về một số các tác động tiêu của bia rượu nhưng ngày hôm sau tôi đã ở quán bar với người khác - tôi vẫn có thể lập luận rằng cuộc trò chuyện đó có ảnh hưởng gì đó đối với tôi," ông Scholz nói.

BM
  
"Tuy nhiên, đó là mô hình tương đối đơn giản của việc ra quyết định ở con người. Chúng ta không phải lúc nào cũng lý tính - chúng ta ra những quyết định rất nhanh chóng. Tầm quan trọng của một số loại thông tin thay đổi theo thời gian trong ngày."

Bắt chước người khác

Lựa chọn của chúng ta bị ảnh hưởng bởi việc chúng ta đang bên cạnh ai khi chúng ta được hỏi câu hỏi đó, cách phản ứng của những người này, các cuộc trao đổi mà chúng ta có thể có trước đó, và hiểu biết cơ bản của chúng ta về điều gì là bình thường trong nhóm bạn đó.

Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn còn nghi ngờ thì điều dễ nhất để làm là nhìn vào việc người khác đang làm gì và bắt chước họ. Chúng ta luôn làm việc này và chúng ta có lẽ không nhận thức được tác động của nó.

BM
  
"Khi chúng ta ăn cùng với người khác, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên xem ứng xử của họ như là kim chỉ nam," bà Suzanne Higgs, vốn nghiên cứu tâm sinh lý khẩu vị tại Đại học Birmingham, nói. "Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi chúng ta ăn với những người phàm ăn, chúng ta sẽ ăn nhiều hơn. Mọi người không thường nhận ra rằng mình bị ảnh hưởng theo cách đó. Họ có thể nói rằng chính là hương vị món ăn hay giá tiền hay cái đói chứ không phải người xung quanh khiến họ ăn nhiều."

BM

Hiện tượng này được mô tả lần đầu tiên dựa trên phân tích nhật ký ẩm thực của John de Castro vào những năm 1980. Những cuốn nhật ký chi tiết này liệt kê những gì mọi người ăn và còn ăn ở đâu, khi nào và ăn với ai nữa. Sau đó ông có thể kiểm soát tác động của các yếu tố như tiệc ăn mừng, có thức uống có cồn hay không và bữa ăn đó có diễn ra vào dịp cuối tuần hay không và bất cứ nhân tố nào khác có khả năng ảnh hưởng đến lượng thức ăn được tiêu thụ.

Từ đó những tác động này đã được lặp lại trong phòng thí nghiệm. Higgs yêu cầu các sinh viên ăn trưa hoặc là cùng với bạn hoặc là ăn một mình trong phòng thí nghiệm. Có vẻ như là điều này cũng xảy ra khi bạn ăn cùng với một người bạn khác trong một môi trường hết sức có kiểm soát. Tuy nhiên, tác động này chỉ xảy ra với những người mà bạn biết rõ.

Khuyến khích hành động tích cực

Bà Higgs cho rằng sự hiện diện của người khác làm lu mờ khả năng của chúng ta bắt được những tín hiệu từ cơ thể rằng chúng ta đã thỏa mãn rồi. Quy trình cảm thấy no thông thường bị gián đoạn bởi cảm giác bị bạn bè kích thích. Những sự xao nhãng khác, như xem tivi chẳng hạn, đã được chứng minh là khiến chúng ta ăn nhiều hơn.

Kế đó, Higgs đưa nghiên cứu của bà ra thực tế để xem liệu thói quen ăn uống có bị ảnh hưởng bởi các tập quán xã hội khác hay không. Bà muốn khuyến khích mọi người chọn món phụ là món rau củ bằng cách sử dụng các áp phích trên đó có thông tin các thực khách khác chọn món như thế nào.

BM
  
"Đương nhiên chúng tôi biết rằng nếu nói thẳng ra 'rau quả tốt cho sức khỏe của bạn' thì sẽ không có tác dụng gì," Higgs giải thích. Thay vào đó, các áp phích được treo lên ngụy tạo số liệu về món ăn kèm nào mà thực khách gọi nhiều nhất. Higgs đưa món rau lên hàng đầu.

"Những áp phích này chỉ mô tả hành vi của người khác - và đối với một số người như thế là đủ," bà nói. "Khi chúng ta bước vào một môi trường mới, chúng ta tìm kiếm những chỉ dẫn phải cư xử như thế nào. Do đó, việc thấy được món ăn nào đó được ưa chuộng nhất thật sự có ích cho chúng ta."

Tác động này cũng xảy ra ngay cả sau khi tấm áp phích được tháo xuống. Higgs đã tạo ra một quy chuẩn mới.

"Có nguyên nhân tích cực để tin rằng khi chúng ta ứng xử chuẩn mực thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái bởi vì chúng ta đang kết nối với một cộng đồng xã hội," Higgs cho biết. "Nếu bạn ở trong một cộng đồng xã hội mới, thì có nhiều khả năng bạn sẽ bắt chước hành vi."

BM
  
Quyết định của chúng ta không phải lúc nào cũng ở trong tay chúng ta. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng ảnh hưởng theo chiều hướng tốt.

"Cũng giống như cách mà hành vi tiêu cực lan truyền trong một nhóm người, hành vi tích cực của có thể lan truyền như thế," Scholz giải thích.

"Chúng ta tiến hoá để sống trong một nhóm xã hội nhằm làm lan toả các hành động tích cực và nhàm tìm kiếm sự chấp thuận của những người khác."

BM
Hôm thứ Bảy, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cảnh báo rằng Iran đang đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng của chính nước này nhắm vào Hoa Kỳ.

Christopher Krebs, giám đốc Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng, cho biết "hoạt động không gian mạng độc hại" đang được hướng đến các ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ Hoa Kỳ bởi "các chủ thể thuộc chế độ Iran và các tổ chức ủy nhiệm".

Iran cũng đã cố gắng tấn công mạng vào các hệ thống tàu hải quân của Mỹ, vẫn theo Washington Post.

Tổng thống Mỹ không bình luận các tin tức về các cuộc tấn công mạng. Hôm thứ Sáu, ông Donald Trump nói rằng ông đã rút các cuộc tấn công thông thường vào Iran vì ông được báo cáo rằng 150 người Iran có thể sẽ bị thiệt mạng.

Hôm thứ Bảy, 22/6, Tổng thống Trump nói rằng ông đã cởi mở để nói chuyện với người Iran.

BM
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông "cởi mở" với Iran và 'hãy làm cho Iran tuyệt vời trở lại"

"Nếu Iran muốn trở thành một quốc gia thịnh vượng... điều đó là OK với tôi," ông Trump nói. "Nhưng họ sẽ không bao giờ làm điều đó nếu họ nghĩ rằng trong năm hoặc sáu năm nữa họ sẽ có vũ khí hạt nhân."

"Chúng ta hãy làm cho Iran trở nên tuyệt vời trở lại", ông nói thêm, lặp lại khẩu hiệu chiến dịch của mình từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.



William Park

BM

Hệ thống vũ khí của Iran bị Mỹ tiến hành tấn công mạng
Ký hiệu đô la ra đời như thế nào
Trump nói quân đội Mỹ đã nạp đạn và lên cò' đáp trả Iran
Cách viết thư tự động 'tôi đang đi vắng' đạt hiệu quả
Tội phạm 'giả điên' để thoát tù như thế nào
Tàu cộng điếng hồn khi hay tin FED hạ lãi suất ngân hàng
Cảnh sát di trú ICE ruồng bắt các gia đình di dân bất hợp pháp
Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung cộng lần nữa
Tàu cộng chơi ngu gắp lửa bỏ tay Iran nhưng phồng chân
G20 tại Osaka là đấu trường để ông Trump “nổ tung” Tàu cộng với WTO
51 năm sau, đứa trẻ mồ côi thành tướng…
Việt Nam có đang xích lại gần Hoa Kỳ, xa Trung cộng?
Dọn dẹp gọn gàng khiến ta hạnh phúc hơn
Nancy Pelosi là nỗi ô nhục đối với gia đình bà ta
Tập Cận Bình rất sợ gặp Trump tại G20 ở Osaka
Đất hiếm không khan hiếm với Mỹ
Trump 'hoàn toàn hài lòng' khi đánh Trung Cộng bằng thuế quan
Trung cộng vớ phải Trump là đáng đời
Thuyền trưởng Anh trên Biển Đông _ 'Tôi có nghĩa vụ cứu người cần cứu giúp'
Bài phát biểu xúc động của TT Trump ở lễ kỷ niệm trận Normandy

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.