Sunday, June 2, 2019

Biển Đông_Mỹ trừng phạt TC

BM

Chính quyền Cộng Hoà và Khối Dân Chủ ở Quốc Hội lưỡng viện khác biệt nhau  rất nhiều trong nhiều vấn đề quốc kế, dân sinh nội bộ. 

Nhưng có hai vấn đề lớn hai bên tuy hai mà một, đó là “Ủng hộ Quân đội của Chúng ta” và chống đối TC càng ngày càng trên nhiều phương diện. Hành Pháp chống TC nhiều mặt từ  vấn đề thương mại qua Chiến tranh Thương mại, chiến tranh tin học qua vụ Hoa Vi. Và Mỹ chống TC trên phương diện quân sự với quyết tâm và mở rộng liên minh từ Á xuống Úc qua Âu trong việc bảo vệ tư do hang hải, trước hành động bạo ngược của TC ỷ mạnh hiếp yếu, xâm lấn biển đảo của các nước ở Á châu Thái bình dương. Hai bên Mỹ và TC đang bên bờ chiến tranh Biển Đông.

Lập Pháp mạnh tay biểu quyết tăng ngân sách quốc phòng, tăng lương cho quân sĩ Mỹ, khuyến cáo và thúc đẩy  Hành Pháp bán vũ khí cho Đài Loan, giao du thường hơn với chánh quyền  đảo quốc Đài Loan  mà Lập Pháp Mỹ mô tả là ngọn đèn dân chủ ở Á châu Thái bình dương.

BM
  
Mới đây  cả chục thượng nghi sĩ của hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ dùng sáng quyền lập pháp lập lại dự luật nhắm vào Trung cộng ở Biển Đông. Nếu năm 2017 chỉ có 2 vị đệ nạp dư luật tương tự không qua được Ủy ban Đối ngoại,  thì năm 2019 có tới 13 vị  của hai đảng Dân Chủ Cộng Hoà kết họp làm viếc ấy, chớ không bỏ gánh nửa đường.

Năm nay 2019 vào ngày 23/5, 13 Thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, hơn rất nhiều so với con số 2 Thượng Nghị sĩ hồi năm 2017. Quị 
 vị  TNS liên bang này ký tên đồng tác gỉa  và dệ nạp Dự Luật mệnh danh “Dự luật Cấm vận Biển Đông và Hoa Đông”.

BM

Nội dung  thực chất, rõ ràng là trừng phạt TC nhắm thẳng vào các hoạt động mở rộng và quân sự hóa của TC ở Biển Đông và Hoa Đông nơi TC đang có các tranh chấp về chủ quyền với một số nước châu Á. Và rờ gay, quan chức và tổ chức của TC can dự, liên quan đến hành động phi pháp này. Cụ thể như qui định trừng phạt các cá nhân và định chế Trung cộng có liên can đến «các hành động phi pháp và nguy hiểm» trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Cụ thể như tịch thu các tài sản của họ ở Hoa Kỳ, thu hồi và từ chối cấp visa của bất kỳ ai tham gia vào «các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định» tại Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đòi hỏi chủ quyền. Luật qui định ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo cho Quốc Hội mỗi sáu tháng, về các cá nhân hay công ty Trung cộng cụ thể có liên can đến việc xây dựng và khai triển các dự án tại các khu vực ở Biển Đông đang bị các nước ASEAN tranh chấp. Trong số hành động bị dự luật nhắm đến có việc đào đắp đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, cơ sở hạ tầng thông tin di động.Các hoạt động đe dọa «hòa bình, an ninh và ổn định» trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông cũng sẽ bị trừng phạt.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio và đồng nhiệm Dân Chủ Benjamin Cardin cùng với nhóm nghị sĩ ủng hộ tỏ ra lạc quan, vì lần này tân chủ tịch ủy ban là thượng nghị sĩ James Risch rất quan tâm đến hồ sơ Trung cộng, còn tại Hạ Viện cũng có nhiều hy vọng được các dân biểu cả hai đảng thông qua. Quí vi này cho biết dự luật nhằm thắt chặt hơn nữa các nỗ lực của Mỹ và đồng minh để đối phó với hoạt động quân sự hóa nguy hiểm và phi pháp của Trung cộng ở vùng tranh chấp mà Trung cộng đã chiếm đóng ở Biển Đông.

Các Thượng Nghị sĩ Mỹ tin tưởng lần này dự luật sẽ được thông qua ở Thượng Viện và Hạ Viện trước khi được Tổng thống ký ban hành thành luật có giá trị cưỡng hành theo thủ tục hiến định Mỹ.

Lý do của sự lạc quan là vì chưa bao giờ các Thượng nghị sĩ và Dân biểu Mỹ lại có chung tiếng nói nhiều như lúc này trong việc đối phó với Trung cộng trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nước vì những quan ngại về an ninh và quyền lợi của Mỹ.

BM

Nói cách khác ngắn gọn là hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đều ủng hộ. Đã quá đủ hành động bạo ngược của TC,  73% các vụ việc đụng độ ở Biển Đông kể từ 2010 đều liên quan đến tàu cảnh sát biển Trung cộng. Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS), cho rằng việc Quốc Hội Mỹ thảo luận về dự luật này là sự kiện mang tính tích cực, tổng thống Donald Trump đã cho tiến hành các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải tại Biển Đông nhiều hơn chính phủ tiền nhiệm, điều này đã thúc đẩy các đối tác khác tham gia, khiến Trung cộng khó thể «múa gậy vườn hoang».

Thêm vào đó Hạ Viện Mỹ hôm 07/05/2019 đã  biểu quyết với đa số tuyệt  đối thông qua dự luật ủng hộ Đài Loan, vốn đang phải đối phó với áp lực quân sự và ngoại giao của Trung cộng. Với 414 phiếu thuận và 0 phiếu chống, Hạ Viện đã đồng lòng tái khẳng định các cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, với một nghị quyết không mang tính ràng buộc. Tất cả các dân biểu Mỹ cũng thông qua “Taiwan Assurance Act of 2019”, nhằm hỗ trợ Đài Loan và cổ vũ Đài Bắc gia tăng chi tiêu quốc phòng. Đạo luật lưu ý rằng Washington cần phải «thường xuyên bán vũ khí» cho Đài Loan, và ủng hộ sự tham gia của đảo quốc vào các tổ chức quốc tế.

Dự luật “Cấm vận Biển Đông và Hoa Đông” hay dự luật trừng phạt TC là một dự luật chống TC triệt để nhất, nói thẳng thừng là “câm vận’  và mở rộng phạm vi  cấm vận ra hai vùng “Biển Đông và Hoa Đông”. Và quan trọng nhất là cá nhân hoá, cụ thế hoá hình phạt  đối với những giới chức và tổ chức của TC, đánh sát sườn nhưng tai to mặt lớn của TC có liên quan đến hành động phạm pháp và nguy hiểm ơ hai biển Hoa Đông và Biển Đông. Quan chức của TC không thể tránh né hình phạt cá nhân, Quan chức TC không thể  núp với trách nhiệm chung để tranh né theo tâp tục của CS “cha chung không ai khóc”.

Dù mới là dư luật, còn phải ra khoảng đại Thượng Viện và Hạ Viện thông qua và TT tổng thống ban hành mới có giá trị cưỡng hành. Nhưng dự thảo luật quá triệt để, qua minh thị, đánh quá mạnh TC trong vấn đề Biển Đông  nên TC bi chạm nọc quá nặng nên họ phản ứng, phản đối liền.

BM

Tin VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày 23-05 cho biết Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của TC Lục Khảng tuyên bố: “Dự luật này vi phạm các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế, và tất nhiên phía Trung cộng kiên quyết phản đối.” Và nguỵ biện việc xây dựng trên các bãi đá ngầm trong khu vực đang có tranh chấp - một trong những hoạt động được nêu trong dự luật – “là hoàn toàn phù hợp trong phạm vi” chủ quyền của Trung cộng.

Ông Khảng nói tại một cuộc họp báo thường nhật: “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ không tiến hành thảo luận dự luật này, tránh không gây ra sự gián đoạn mới trong quan hệ Trung cộng-Hoa Kỳ.”.

Nhất bất tín vạn bất tín, TC không phải nói láo một lần mà hàng vạn lần, nên  nhân dân và chánh quyền các nước trên thế giới đại đa số không nghe những gì TC nói mà nhìn những gì TC làm. Hồ sơ Biển Đông cho thấy TC vừa ăn cướp biển đảo của các nước. Toà Trọng Tài về Luật Biển đã tuyên phán TC không có lý do pháp lý hay lịch sự nào chứng minh chủ quyền trên Biển Đông và các bãi đá và đảo trên Biển Đông.



Vi Anh

BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.