Wednesday, June 5, 2019

Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?

BM  

Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ.

Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.

Tự do chính trị

BM
  
Để đánh giá mức độ tự do về chính trị (tối đa 40 điểm), Freedom House dựa trên ba tiêu chí lớn bao gồm: tiến trình bầu cử; đa nguyên và sự tham gia chính trị; sự vận hành của chính quyền.

Mỗi tiêu chí trong ba tiêu chí này tiếp tục được chia ra làm các tiêu chí nhỏ. Tổng cộng có 10 tiêu chí nhỏ được dùng để đánh giá tự do về chính trị. Mỗi tiêu chí được chia số điểm tối đa là 4.

Trước hết, Hà Nội bị đánh giá rất tồi tệ về tiến trình bầu cử: không được điểm nào trong toàn bộ ba tiêu chí nhỏ (tổng cộng 12 điểm) là bầu cử các lãnh đạo tự do và công bằng; bầu cử cơ quan lập pháp (Quốc hội) tự do và công bằng; luật và cơ chế bầu cử công bằng và không thiên vị.

Freedom House lưu ý rằng toàn bộ các vị trí hàng đầu trong bộ máy hành pháp ở Việt Nam, từ Chủ tịch nước cho đến Thủ tướng chính phủ đều được quyết định từ trước trong nội bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam (cụ thể là Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương) mặc dù trên danh nghĩa Quốc hội là cơ quan bầu ra các chức danh này.

BM
  
Bản thân Quốc hội cũng được bầu trong một cơ chế được Đảng kiểm soát chặt chẽ, theo tổ chức phi chính phủ này, và điều này dẫn đến kết quả là các đảng viên Cộng sản được Đảng chỉ định chiếm số lượng áp đảo các đại biểu được bầu vào Quốc hội đương nhiệm hồi năm 2016, với 473 trong tổng số 500 ghế. Phần lớn các ứng cử viên mang tiếng là độc lập, tức không phải là đảng viên, trúng cử vào Quốc hội cũng đều đã được Đảng rà soát kỹ lưỡng.

Hơn 100 ứng viên độc lập thật sự, trong đó có nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự trẻ, bị cấm ra tranh cử vào Quốc hội vào năm 2016.

Freedom House cũng lưu ý rằng mặc dù con số cử tri đi bầu theo thống kê chính thức của chính quyền ở mức rất cao (trên 99%) nhưng có thông tin rằng nhiều thùng phiếu ‘đã bị chính quyền nhét phiếu vào cho đầy’.

Còn về luật và cơ chế bầu cử, Freedom House cho rằng chỉ nhằm để đảm bảo cho Đảng Cộng sản thắng áp đảo trong tất cả các cuộc bầu cử. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì Đảng nắm tất cả các cơ quan bầu cử để loại ra ngoài vòng đấu các ứng viên độc lập.

Về đa nguyên và tham gia chính trị, vốn là tiêu chí lớn thứ hai của tự do chính trị, Việt Nam giành được 1 điểm duy nhất trên bốn tiêu chí nhỏ (tổng cộng 16 điểm) là: sự thành lập đảng phái chính trị; cơ hội cho phe đối lập; sự cưỡng ép lá phiếu của người dân; quyền và sự tham gia chính trị của các nhóm thiểu số.

Hà Nội giành được 1 điểm duy nhất trên tiêu chí về quyền tham gia chính trị của các thành phần thiểu số khác nhau trong xã hội, tức các nhóm dân tộc, tôn giáo, giới tính… Freedom House cho rằng các nhóm thiểu số này về danh nghĩa có đại diện trong chính quyền nhưng lại hiếm khi leo lên được các vị trí cao, và sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đã ngăn trở việc vận động cho các vấn đề liên quan đến các cộng đồng thiểu số.

BM
Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Trên ba tiêu chí nhỏ còn lại, Freedom House cho rằng Việt Nam hoàn toàn không có đảng đối lập ngoài Đảng Cộng sản trong khi các nhân vật độc lập thì bị cấm đoán hoạt động chính trị hoặc thậm chí bị sách nhiễu hay bỏ tù. Trong khi đó, công chúng tham gia thực hiện quyền chính trị nhưng quyền đó ‘không thực chất’ do sự chi phối toàn diện của Đảng.

Trong tiêu chí cuối cùng của tự do chính trị là sự vận hành của chính quyền, Freedom House cho Việt Nam được 2 trong tổng số 12 điểm của ba tiêu chí nhỏ, bao gồm thực quyền của các lãnh đạo và cơ quan lập pháp do dân bầu ra; sự vững mạnh của các định chế chống tham nhũng và sự minh bạch và cởi mở của chính quyền.

Theo đó, Freedom House cho rằng quyền lực quyết định chính sách ở Việt Nam không phải ở các cơ chế do dân bầu mà nằm hoàn toàn trong tay Đảng Cộng sản vốn không được dân bầu ra và không có trách nhiệm giải trình với người dân. Cho nên Việt Nam chỉ được 0 điểm trong tiêu chí này.

Hai tiêu chí phụ còn lại Việt Nam được 1/4 điểm cho mỗi tiêu chí. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là có tăng cường chống tham nhũng với càng nhiều các vụ bắt giữ và truy tố các quan chức cấp cao, nhưng việc chống tham nhũng này còn ‘mang tính chọn lọc và đối đầu phe phái’.

Chính quyền cũng có cố gắng tăng cường tính minh bạch thông qua việc áp dụng mô hình chính phủ điện tử nhưng hoạt động của Đảng Cộng sản phần nhiều vẫn trong vòng bí ẩn đối với người dân.

Tự do dân sự

BM
  
Trong hạng mục quyền tự do dân sự mà Việt Nam được 17/60 điểm, có tổng cộng bốn tiêu chí lớn là tự do biểu đạt và tín ngưỡng (4 tiêu chí nhỏ); quyền lập hội (3 tiêu chí nhỏ); pháp trị (4 tiêu chí nhỏ); quyền cá nhân (4 tiêu chí nhỏ). Mỗi một tiêu chí nhỏ này cũng có số điểm tối đa là 4 điểm.

Trước hết, trong lĩnh vực tự do biểu đạt và tín ngưỡng, Việt Nam được chấm 4/16 điểm. Mỗi tiêu chí nhỏ Việt Nam đều được 1/4 điểm. Đó là 1 điểm về báo chí tự do và độc lập; 1 điểm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng; 1 điểm về tự do học thuật và 1 điểm về tự do biểu đạt về các vấn đề chính trị nhạy cảm.

Theo tổ chức cổ súy cho tự do-dân chủ này thì quyền tự do báo chí được ghi vào Hiến pháp Việt Nam nhưng các đạo luật và sắc lệnh mang tính kiềm tỏa tiếp tục hạn chế các nhà báo và các blogger. Những phát ngôn chỉ trích chính quyền, đăng tải những thông tin ‘phủ nhận thành quả cách mạng’, lan truyền ‘thông tin độc hại’ hay ‘tư trưởng phản động’ đều bị trừng phạt theo các đạo luật hay các sắc lệnh.

Về tự do tín ngưỡng, Việt Nam bị chỉ trích buộc các nhóm tôn giáo phải đăng ký mới được hoạt động, do đó chính quyền có thể can thiệp sâu rộng vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo trong khi tín đồ và chức sắc các nhóm tôn giáo không được chính quyền thừa nhận thường bị sách nhiễu và bắt giữ.

“Tự do học thuật bị hạn chế. Các giáo sư đại học phải kiềm chế không được chỉ trích chính quyền và tuân theo quan điểm của Đảng khi giảng dạy hay trình bày về các chủ đề chính trị,” báo cáo của Freedom House viết.

BM  
Gia đình nói thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh chỉ muốn làm điều tốt cho xã hội trong khi chính quyền nói ông 'chống nhà nước'.

Về tự do cá nhân, tổ chức này cho rằng người dân Việt Nam giờ đây có nhiều tự do nói chuyện chính trị hơn trước nhưng chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu và bỏ tù những ai công khai chỉ trích chính quyền.

Trên tiêu chí lớn thứ hai của tự do dân sự là quyền lập hội, Việt Nam bị đánh giá tệ khi chỉ được 1/12 điểm của ba tiêu chí nhỏ, bao gồm tự do hội họp; tự do thành lập các tổ chức phi chính phủ; tự do thành lập công đoàn.

Điểm duy nhất Việt Nam có được là trong quyền tự do hội họp mà Freedom House cho rằng bị hạn chế chặt chẽ ở Việt Nam với việc các tổ chức phải xin phép chính quyền mới được tụ tập còn lực lượng an ninh ‘thường xuyên sử dụng bạo lực quá mức để giải tán các cuộc biểu tình không xin phép’.

Một số nhỏ các tổ chức phi chính phủ về môi trường, quyền sử dụng đất, phát triển nữ giới và y tế cộng đồng được phép hoạt động, theo Freedom House, trong khi các tổ chức về nhân quyền nhìn chung bị cấm.

Đối với tiêu chí nhỏ về hoạt động công đoàn, Freedom House cho rằng liên đoàn lao động hợp pháp duy nhất ở Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của Đảng trong khi quyền đình công bị hạn chế về mặt pháp lý.

Trong hạng mục pháp trị, Việt Nam được 1/4 điểm cho mỗi trong bốn tiêu chí nhỏ là: tư pháp độc lập; quy trình tố tụng đầy đủ; được bảo vệ trước việc sử dụng bạo lực bất hợp pháp; đối xử bình đẳng với các thành phần khác nhau trong xã hội. Tổng cộng Việt Nam được 4/16 điểm cho hạng mục này.

Freedom House đánh giá hệ thống tư pháp Việt Nam là ‘tuân lệnh của Đảng’ và ‘các tòa án ở tất cả các cấp đều bị Đảng kiểm soát’ mặc dù trong các vụ việc dân sự thì các thẩm phán có được sự độc lập nhiều hơn.

Quy trình tố tụng đầy đủ ở Việt Nam được Hiến pháp bảo đảm nhưng ‘nhìn chung không được thực thi’, cũng theo tổ chức này. Theo đó, các luật sư không sẵn lòng thụ lý các vụ kiện liên quan đến nhân quyền hay các vấn đề nhạy cảm khác ‘do lo sợ bị sách nhiễu hay trả thù’. “Trong các vụ án về an ninh quốc gia, cảnh sát có thể bắt giữ nghi phạm đến 20 tháng mà không cho tiếp xúc luật sư,” phúc trình của Freedom House viết.

Về tình trạng bạo lực với người dân, Freedom House lưu ý rằng ‘người dân không được bảo vệ trước việc sử dụng bạo lực phi pháp của giới chức’ và ‘công an được biết là dùng nhục hình đối với các nghi phạm và tù nhân mà đôi khi dẫn đến tử vong hay trọng thương’.

BM
  
Về quyền được đối xử bình đẳng, Freedom House cho rằng nam và nữ được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được bình đẳng về giáo dục và cơ hội kinh tế cho nữ giới đã tăng lên, nhưng các nhóm sắc tộc thiểu số ‘bị phân biệt đối xử trong xã hội Việt Nam’ trong khi thành kiến xã hội đối với cộng đồng đồng tính và chuyển giới ‘vẫn là một vấn đề’.

Tiêu chí lớn cuối cùng của tự do dân sự là ‘quyền và tự do cá nhân’ cũng là hạng mục mà Việt Nam đạt được số điểm cao nhất: 8/16. Xét trên 4 tiêu chí nhỏ thì Việt Nam được 2/4 điểm cho quyền tự do cư trú và đi lại; 1/4 điểm cho tự do sở hữu tài sản và mở cơ sở kinh doanh; 3/4 điểm cho tự do xã hội như chọn bạn đời, số con muốn có…; 2/4 điểm cho bình đẳng về cơ hội.

Mặc dù quyền tự do đi lại của người dân Việt Nam được pháp luật bảo vệ, những nhà bất đồng chính kiến và những người dân tộc thiểu số bị chính quyền hạn chế đi lại, Freedom House cho biết.

Về quyền do sở hữu tài sản và mở cơ sở kinh doanh mà Việt Nam chỉ được 1/4 điểm, Freedom House cho rằng quyền sở hữu đất đai là ‘một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất ở Việt Nam’ với việc cưỡng chế thu hồi đất thường xuyên bằng vũ lực thường xuyên xảy ra.

BM
  
Còn về tự do xã hội thì nhìn chung chính phủ Việt Nam không hạn chế lựa chọn cá nhân của mỗi người, tổ chức này cho biết, trong khi ở trong lĩnh vực bình đẳng về cơ hội, Freedom House cho rằng phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài tìm cơ hội có thể trở thành nô lệ tình dục và các cuộc hôn nhân với người nước ngoài có thể biến người phụ nữ Việt Nam trở thành gái bán dâm.

BM

Dấn thân và Xã hội
Thực hư phía sau mục đích sản xuất sexbot của Trung cộng
Chiến tranh Việt Nam 'tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham chiến'
Sự gia tăng của các quán bar không rượu
Người duy nhất trong lịch sử nhân loại được “an nghỉ” trên Mặt Trăng
Bàn về công nghệ viễn thông 5G
Mỹ phá chiến thuật TC
Bật mí chuyện vui Ông Ngoại
Phá thai ở Mỹ
Chuyện gì xảy ra với cuộc nổi dậy chống Maduro?
Thưa chuyện cùng người Anh Chị Em thờ Thiên Chúa
Cô mèo nổi tiếng làm trưởng ga tàu điện ở Nhật
Hoa Kỳ vẫn còn là siêu cường số một trên thế giới
Mỹ đánh vào xương sống TC
Việt cộng sẽ chết chùm với Tàu cộng
Hoa khôi một chân 'nhảy múa và làm từ thiện'
Tác hại của việc nhổ lông mũi
Mỹ tung 4 đòn triệt hạ Trung cộng
Biển Đông_Mỹ trừng phạt TC
Món ăn quý của người Ethiopia bị Hà Lan chiếm đoạt

1 comment:

  1. Thuc su Bà Trần Thị Nga, khong phai là nhà hoạt động nhân quyền mà là nhà hoạt động cho Dân oan Tac gia đa viet khong đung đieu này

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.