Friday, June 14, 2019

Dọn dẹp gọn gàng khiến ta hạnh phúc hơn

BM
Cách tiếp cận của Marie Kondo với việc dọn dẹp đã thu hút hàng triệu người hâm mộ trên thế giới

"Việc dọn dẹp gọn gàng có thể làm thay đổi cuộc đời bạn."

Đó là lời hứa hấp dẫn từ chuyên gia dọn dẹp nhà cửa người Nhật, Marie Kondo. Khoảng 11 triệu người đã mua sách của cô, tập sách có tên "Phép màu thay đổi cuộc sống nhờ dọn dẹp", và hàng triệu người đã bật TV xem chương trình của cô trên Netflix, với hy vọng học cách theo đuổi niềm hạnh phúc tối giản của Kondo.

Phương pháp "KonMari" về dọn dẹp của cô rất rõ ràng: Dọn nhà bằng cách phân loại thay vì chia theo phòng, lôi hết mọi thứ ra trước khi dọn lại, thấu hiểu cảm giác kinh khủng về chủ nghĩa vật chất trong bạn, và chỉ giữ lại những thứ gì hữu ích hoặc "làm lóe lên niềm vui". Không có gì lọt khỏi sứ mệnh của cô trong việc giảm bớt đồ đạc trong nhà - từ quần áo, đồ dùng nhà bếp, giấy tờ và thứ gây tranh cãi nhất là sách đều bị xem xét, kiểm tra và vứt đi.

Kondo không phải người duy nhất cổ vũ cho lối sống đơn giản và gọn gàng hơn.

Ở Anh Quốc, Sophie Hinchliffe, hay còn được biết đến với tên Bà Hinch, đã chỉ dẫn cho những người theo dõi trang Instagram và khán giả truyền hình của bà về cách dọn dẹp và làm sạch ngôi nhà có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn ra sao, trong khi đó ở California, người sắp xếp chuyên nghiệp tên Beth Penn đã viết một quyển sách là thành lập công ty riêng để giúp mọi người sắp xếp đồ đạc của họ. Ta có thể nhanh chóng tìm ra hàng tá cuốn sách và dịch vụ dọn dẹp trên internet.

BM

Nhưng với hầu hết chúng ta, đồ đạc chất đống có thể không phải vấn đề lớn. Nó có thể khiến ta khó tìm được chỗ trống để thỉnh thoảng đặt ly nước, hoặc ta sẽ sơ ý bị bong móng chân chỉ vì một đống đồ thể thao xếp lộn xộn, nhưng nó không khiến cuộc đời ta trở nên tồi tệ hơn.

Trong thực tế, hầu hết mọi người đều yêu thích đồ đạc của mình - đồ đạc giúp ta biến căn hộ thành tổ ấm và có thể khiến ta nhanh chóng thấy thỏa mãn.

"Với những người tích trữ đồ, đồ đạc có thể thể hiện sự tiện nghi và yên tâm," James Gregory, nhà tâm lý học và là chuyên gia về thói tích trữ đồ tại Đại học Bath nói.

Trong những trường hợp cực đoan nhất, tích trữ đồ được coi là triệu chứng rối loạn y học, có thể khiến người ta mất chất lượng cuộc sống.

Một nghiên cứu từ Đại học Yale sử dụng cách quét não bộ cho thấy ở những người có chứng rối loạn này, việc vứt bỏ đồ đạc kích hoạt phần não bộ thể hiện nỗi đau.

Hầu hết chúng ta không cảm nhận một cách mạnh mẽ tính sở hữu, nhưng nhiều thứ gắn bó với những ký ức quan trọng về mặt cảm xúc có thể thể hiện một phần danh tính của bạn. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy khó mà vứt bỏ chúng đi.

Chẳng hạn, khi bạn định quăng chiếc áo mình từng mặc khi còn chơi trong đội bóng rổ đại diện cho trường trung học, thì thực sự bạn không níu kéo chiếc áo, mà thực ra bạn đang níu kéo phần ký ức giờ đang thể hiện trong chiếc áo rách nát mà có lẽ bạn sẽ không mặc lại lần nào nữa.

Giá trị cảm xúc khiến việc cho chiếc áo đi làm bạn thấy như mình đang từ bỏ một phần danh tính bản thân, Gregory nói.

Nhưng liệu giữ lại tất cả những món đồ sở hữu có thực sự làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn không? Hay tốt hơn là ta nên có ít đồ đạc hơn?

Dĩ nhiên, có vẻ như sống trong không gian không gọn gàng sẽ tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống ta.

Stephanie McMains và Sabine Kastner, nhà tâm lý học tại Đại học Princeton, nhận thấy rằng sự lộn xộn có thể làm giảm khả năng tập trung công việc. Điều này giải thích tại sao một số người không thể ngồi làm việc tại một cái bàn bừa bộn.

Khi xung quanh chất đầy đồ đạc, ta có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, theo một nghiên cứu do hai nhà tâm lý học Rena Repetti và Darby Saxby tại Đại học California, Los Angeles, thực hiện.

Nghiên cứu này nhận thấy các bà mẹ sống trong ngôi nhà bừa bộn có lượng hormon gây căng thẳng, hormon cortisol, cao hơn.

Sự bừa bộn có thể khiến ta khó ngủ và thậm chí có thể khiến ta ăn nhiều thức ăn nhanh, theo một nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia nghiên cứu có "căn bếp hỗn loạn" thường ăn nhiều bánh ngọt gấp đôi so với những người có căn bếp gọn gàng.

"Một trong những tác dụng rõ ràng của ngôi nhà gọn gàng là khi ta dễ dàng tìm ra đồ vật, ta sẽ ít bị căng thẳng hơn," Chris Stiff, giảng viên tâm lý học tại Đại học Keele nói.

Có những bằng chứng cho thấy môi trường gọn gàng giúp ta suy nghĩ rõ ràng hơn. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Navarra nhận thấy những tình nguyện viên nhập dữ liệu dễ bị sai hơn trong môi trường lộn xộn, so với khi làm việc ở nơi gọn gàng.

"Ý tưởng dọn dẹp và gọn gàng có thể khiến bạn cảm thấy bạn có thể đạt được mục tiêu, đó là một trong bốn động lực chính của chúng tôi," Stiff nói. "Nếu bạn nhìn vào một nơi có tổ chức, bạn cảm thấy lòng tự trọng của mình được nâng cao hơn, khiến bạn cảm thấy bản thân có thể chinh phục thử thách kế tiếp."

Stiff tin rằng lợi ích của phương pháp KonMari là phương pháp này có kèm theo hướng dẫn chi tiết nhưng vẫn cung cấp một khoảng thông tin để ta có thể tự hiểu, khiến bạn cảm thấy dễ thành công và đạt được mục tiêu hơn. Thậm chí có bằng chứng cho thấy rằng khi ta hoàn thành một việc nhờ vào gợi ý, ta cảm thấy được tưởng thưởng nhiều hơn là khi ta làm theo chỉ dẫn chi tiết.

BM
Cách Marie Kondo tiếp cận với việc sắp xếp đồ đạc, như vứt bỏ sách và đặt những hộp nhỏ hơn vào ngăn kéo, khiến nhiều chủ nhà cảm thấy hoảng sợ

Sophie Scott, nhà khoa học thần kinh về nhận thức tại đại học University College London, đồng ý rằng việc dọn dẹp, dù là sắp xếp một kệ sách theo màu hay tổng dọn dẹp tủ quần áo, có tác dụng như phần thưởng, và điều này giúp phóng thích chất dẫn truyền thần kinh dopamine, còn được gọi là "hóa chất hưng phấn" nằm trong não.

"Một phần hệ thống tưởng thưởng hoạt động là đem lại sự kích thích hưng phấn khi bạn có được thứ bạn muốn, và nếu đó là cảm giác gây nghiện, đó là con đường ngắn dẫn tới kết quả," Scott nói.

Cơn phát cuồng dọn dẹp đồ đạc hiện thời và trào lưu tạo "tủ quần áo tổ kén" được sắp xếp nghiêm ngặt trên các kênh vlog thường liên quan đến việc mua sắm thời trang và vứt bỏ đồ cũ.
Scott tin rằng việc này khiến chúng ta cảm giác như được tưởng thưởng gấp đôi, lần đầu là khi ta dọn dẹp, và lần thứ hai là khi đi mua đồ mới.

Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng việc dọn dẹp chỉ giúp cảm xúc của ta tốt lên nếu ta đề ra những mục tiêu mà ta có thể đạt được.

"Nếu như đặt ra một mục tiêu nào đó mà nhiều khả năng là bạn sẽ không đạt được, chẳng hạn như dọn nhà trong cả một ngày, thì đảm bảo là bạn sẽ thấy không hạnh phúc," Scott nói. "Bởi bạn đang tạo ra mục tiêu nhằm đem lại cho bản thân mình sự thất bại, và bạn sẽ cảm thấy tệ hơn."

BM
Một số đồ đạc có giá trị cảm xúc khiến ta không thể từ bỏ chúng và chúng vẫn có thể khiến ta hạnh phúc sau nhiều thập niên bỏ trong thùng khóa kín

Nhưng liệu ta có nên từ bỏ tất cả đồ đạc sở hữu của mình để có thể sống hạnh phúc hơn không?

Rất nhiều nhân vật tôn giáo đã tìm cách sống đời đơn giản với niềm tin họ sẽ không bị gánh nặng quá mức với vật sở hữu và cảm thấy tự do. Nhưng có lẽ ta nên cẩn trọng khi vứt bỏ những món đồ mà ta có gắn bó sâu sắc về cảm xúc.

"Có thể xảy ra hai tình huống," Stiff nói. "Đó có thể là trải nghiệm rất tiêu cực [nếu bạn vứt bỏ một đồ vật nhiều cảm xúc không thể thay thế được], nhưng cũng có thể bạn sẽ cảm thấy như được tẩy trần - cảm giác được giải thoát khỏi quá khứ."

Một nghệ sĩ tên là Michael Landy từ London đã đẩy ý tưởng này đến mức cực đoan.

Vào năm 2001, ông hủy bỏ tất cả 7.227 món vật dụng của mình ở nơi công cộng trong một công trình nghệ thuật có tên "Phá vỡ" (Break Down), gồm có quần áo, thư tình, xe hơi và chiếc áo khoác làm từ da cừu của cha ông.

Khi nhớ về tác phẩm đó, ông nói với BBC Culture: "Đó là hai tuần hạnh phúc nhất trong đời tôi… nhiều lúc, thành thật mà nói, tôi cảm thấy như đang tự chứng kiến cái chết của chính mình, vì những người tôi không gặp trong nhiều năm đều có mặt, và tôi nghĩ 'Đúng, họ chỉ xuất hiện vì đám tang của tôi thôi.' Nhưng thường thì tôi cảm thấy thực sự phấn khởi. Chưa có ai từng phá hủy tất cả đồ đạc của họ trước đó."

Tuy nhiên, ông nói khán giả khi đó đã cảm thấy thất kinh khi chứng kiến những đồ kỷ niệm cá nhân bị phá hủy.

BM
Sau khi đọc xong, hầu hết mọi người đều bỏ mặc sách trên kệ, hoặc thậm chí vứt dưới sàn nhà trong nhiều năm, nhưng nhiều người trong chúng ta cảm thấy lưỡng lự không muốn vứt bỏ chúng

Scott nói ta không nên vội vàng vứt bỏ mọi đồ đạc vì chúng cũng có thể khiến ta hạnh phúc. Bà giữ một bộ ảnh từ thời niên thiếu và không xem lại chúng trong thời gian dài, nhưng bà vẫn không muốn bỏ chúng đi. "Năm ngoái, tôi lấy chúng ra và tôi rất mừng vì đã giữ lại chúng," bà nói. "Chúng đem lại cho tôi niềm vui và nhiều thứ khác nữa."

Cũng như sự hối tiếc, người nhiệt thành rũ bỏ đồ đạc có thể có nguy cơ khiến sự tàn nhẫn này lan sang cả những khía cạnh khác trong đời sống của họ.

Một trong những khách hàng của Marie Kondo được trích lời trong sách của tác giả này nói: "Khóa học của cô đã giúp tôi nhận thấy mình thực sự cần gì và không cần gì. Vì vậy tôi ly hôn. Giờ tôi cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều."

Có một số bằng chứng cho thấy sự lộn xộn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của ta - một nghiên cứu cho thấy người ta ít có khả năng hiểu đúng cảm xúc của nhân vật trong phim thể hiện qua gương mặt nếu ở cảnh nền có rất nhiều thứ lộn xộn.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có xu hướng ứng xử với quan hệ cá nhân khác với đồ vật sở hữu. Scott nói vì là loài linh trưởng có tính xã hội, quan hệ là một trong số những điều qúy giá nhất trong đời ta và thậm chí đám bạn bè "ngớ ngẩn" có thể vô giá khi ta cần đúng lúc. "Ta cần đến sự lộn xộn về mặt xã hội và ta được sinh ra để thích nghi với điều đó," bà nói.

Nhiều người cảm thấy niềm vui trong việc thu thập đồ đạc.

BM

Chuyên gia phong cách cổ điển và bloggger tên Kate Beavis nghĩ rằng những ngôi nhà theo chủ nghĩa tối giản là "nhàm chán và nhạt nhòa".

Nhà của bà ở Bedfordshire, Anh Quốc chất đầy các loại túi xách, đồ chơi, điện thoại và dụng cụ nhà bếp từ thập niên 1960. "Tôi yêu những món đồ gia dụng khác thường thời xưa và cũng thích tìm những món giá rẻ, vì vậy khi tôi tìm thấy món nào đó tôi không quan tâm mình đã có vài món tương tự - càng nhiều càng vui," bà nói.

Stiff cũng nghĩ rằng sự lộn xộn và hoài cổ có giá trị thực sự, đặc biệt nếu ta không may mắc bệnh Alzheimer khi về già.

"Cách sử dụng từ lộn xộn ám chỉ rằng đó là những đồ dùng không có giá trị nhưng những vật dụng có thể gợi nhớ ký ức hạnh phúc là quý giá, đặc biệt với những người bị bệnh về trí nhớ," ông nói.

Ngoài ra còn có nhiều lợi ích tức thời khác. Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Minnesota thực hiện cho thấy môi trường bừa bãi có thể khiến ta thêm phần sáng tạo, trong khi đó không gian gọn gàng khiến ta có vẻ như tuân theo những trông đợi truyền thống hơn.

Như Albert Einstein - người có bàn làm việc cực kỳ lộn xộn - nói: "Nếu bàn làm việc lộn xộn cho thấy trí tuệ lộn xộn, lộn xộn cái gì, thế còn cái bàn làm việc trống trơn là dấu hiệu thể hiện gì?"



Sarah Griffiths

BM

Nancy Pelosi là nỗi ô nhục đối với gia đình bà ta
Tập Cận Bình rất sợ gặp Trump tại G20 ở Osaka
Đất hiếm không khan hiếm với Mỹ
Trump 'hoàn toàn hài lòng' khi đánh Trung Cộng bằng thuế quan
Trung cộng vớ phải Trump là đáng đời
Thuyền trưởng Anh trên Biển Đông _ 'Tôi có nghĩa vụ cứu người cần cứu giúp'
Bài phát biểu xúc động của TT Trump ở lễ kỷ niệm trận Normandy
Chống Mỹ là công việc, định cư ở Mỹ là cuộc sống
Hỏa tiễn SM-6
Hiểu thêm về Nghị quyết trừng phạt xâm chiếm biển Đông
Ô nhiễm ở Hàn Quốc _ Có phải Trung cộng gây ra 'bụi mịn'?
Stalingrad và Kursk mới quyết định về Thế Chiến 2
Cuộc đổ bộ Normandy
Một vài hình ảnh tài liệu của Thế Chiến 2
Mỹ - TC đối đầu nẩy lửa tại Shangri-La
Tại sao một số người không nhớ được giấc mơ của mình
Nơi duy nhất trên Trái Đất người không phải sống với chuột
Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải “Vạn lý trường chinh”?
Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?
Dấn thân và Xã hội

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.