Một bài viết được đăng trên tạp chí People nói về sự thành công trong sự kiện hàn gắn lại những đồng minh thân cận của Hoa Kỳ và những quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương qua chuyến đi của tổng thống Donald Trump mà 4 nguyên thủ tiền nhiệm của Hoa Kỳ không thể làm được.
Đầu tiên tại Nhật bản, Tổng thống Donald Trump đã nói lên được tình đồng minh Mỹ và Nhật nói chung và của TT Trump với Thủ tướng Abe là điều “chưa từng có tiền lệ” trong lịch sử quan hệ song phương Mỹ – Nhật. Mối quan hệ thân thiết này bắt đầu từ chuyến đi tới Mỹ của Thủ tướng Abe từ trước khi Tổng thống Trump chính thức nhận nhiệm sở. Khi đó, ông Abe đã tặng Tổng thống đắc cử Trump một cây gậy đánh golf mạ vàng. Và đáng nói nhất, là trong khi sự kiện bầu cử còn nhiều rắc rồi, rấm reng (sau ba ngày), nhưng thủ tướng Abe không ngại lời thị phi, chế dễu của giới truyền thông báo chí khuynh tả Mỹ, cho rằng “có quá sớm để ông Abe đến chúc mừng cho Trump hay không?”. và, đó cũng là “dấu nhấn” trong kết tình thâm giao giữa hai nguyên thủ của hai quốc gia có nền kinh tế bậc nhất trên toàn cầu này.
Giới chức Nhật Bản nhận định mối quan hệ gần gũi giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump không giống mối quan hệ đồng minh giữa ông Abe và cựu Tổng thống Barack Obama trước đây. Những bất đồng trong một số vấn đề như thương mại cũng không ngăn cản Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe chơi golf với nhau 2 lần và cùng nhau dùng bữa nhiều lần.
Tiến sĩ Yasushi Watanabe tại Đại học Keio nói với Straits Times “Có vẻ như ông Trump luôn tham vấn ý kiến của ông Abe khi có chuyện gì đó xảy ra trên thế giới, đặc biệt là các vấn đề ở khu vực Đông Á, trong đó có vấn đề Triều Tiên” .
Trong khi đó Theo Phó Giáo sư Elvin Lim, nhà khoa học chính trị Singapore “Thủ tướng Abe được xem là một trong những người bạn thân thiết của Tổng thống Trump. Về mặt địa chính trị, mối quan hệ này cũng có ý nghĩa nhất định vì Trung cộng, đối thủ của Nhật Bản, cũng lại là đối thủ của Mỹ”.
Đối với Trung cộng, khi đến thăm quốc gia có dân số đông nhất thế giới này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải thảm đỏ đón Tổng thống Donald Trump theo nghi thức “đặc biệt nhất” chưa từng có với hàng loạt nghi thức cấp cao như bắn đại bác, quốc yến và một số sự sắp xếp đặc biệt. Lãnh đạo Trung Cộng tiếp đón theo nghi thức sử dụng cho chuyến thăm của TT Donald Trump chưa từng có kể từ năm 1949. Ông Tập và Trump đã ăn tối cùng nhau và xem nghệ thuật kịch truyền thống ở Tử Cấm Thành. và sau đó tổng thống Trump cũng cho chiếu một đoạn video quay lại cảnh cháu ngoại ông, bé gái Arabella Kushner, hát và đọc thơ bằng tiếng Trung cộng (coi như đáp lễ).
Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ rằng: “Một mối quan hệ luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Nhưng mối quan hệ đó không nhất thiết phải gần gũi. Đó là mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng. Đối với tôi, một mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng quan trọng hơn bất kỳ thứ gì khác, bao gồm cả tình bạn”.
Tổng thống Donald Trump luôn lên án và chỉ trích Trung cộng vì sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, tuy nhiên trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua, TT Donald Trump vẫn dành những lời thiện mỹ cho nhà lãnh đạo Trung cộng. Hai nhà lãnh đạo của hai cường quốc đang đang cố gắng tìm sự đồng thuận và hàn gắn những dị biệt đã xảy ra nhiều năm nay.
Tuy nhiên, Đối với TT Donald Trump luôn đề cao và bảo vệ quyền lợi cho quốc dân Hoa Kỳ là trên hết nên xét về mối quan liên kết giữa Hoa Kỳ và Trung cộng vẫn còn ở mức rất thấp, mặc dù TT Donald Trump đáng giá ông Tập Cập Bình nằm ở vị trí khá cao.
Theo bà Shihoko Goto chuyên nghiên cứu về Đông Bắc Á thuộc Chương trình châu Á của Trung tâm Woodrow Wilson nhận định.“Ông Trump công nhận Trung cộng là cường quốc lớn nhất ở châu Á, đồng nghĩa với việc ông ấy sẽ dành sự tôn trọng cao cho lãnh đạo nước này. Tuy nhiên, Mỹ cũng quan ngại về tiềm năng của Trung cộng cũng như vị trí “thống trị” vững chắc của nước này ở châu Á”.
Đối với Philippine, bên lề hội nghị Asean tại Phi luật tân, TT Donald Trump đã chia sẽ những câu chuyện vui với Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đó, với cương vị là nước chủ nhà, Tổng thống Duterte cũng không ngần ngại lên sân khấu và hát tình ca tặng Tổng thống Trump theo đề nghị của nhà lãnh đạo Mỹ. Trước đó, giới truyền thông từng gọi Tổng thống Duterte là “Donald Trump ở phương Đông” vì sự tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo với phong cách mạnh mẽ và phát ngôn cứng rắn.
Theo Tiến sĩ Watanabe, vào thời điểm nhậm chức, cả Tổng thống Trump và Tổng thống Duterte đều được đánh giá là không đi theo những chuẩn mực thông thường của các chính trị gia. Đây cũng là điểm chung để hai nhà lãnh đạo có thể chia sẻ với nhau.
“Sự giao hảo giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã khởi sắc đáng kể kế từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức, có một khoảng thời gian xung khắc do sự bất đồng giữa Tổng thống Duterte và cựu Tổng thống Barrack Obama về vấn đề nhân quyền tại quốc đảo Đông Nam Á”, Chuyên gia Lim Tai Wei tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore nhân định.
Tạo được niềm tin liên hệ tình Đồng minh giữa Hoa Kỳ và Phi luật Tân đối với cả hai quốc gia đều có lợi, và điều quan trọng là tổng thống Donald Trump muốn kết chặc tất cả đồng minh, gây thiện cảm và giao hảo công bằng tốt đẹp cho nhau, đó là điều mà Trung cộng không muốn tí nào. Dù sao Philippines là trục địa chính trị rất quan trọng để kiểm soát biển đông, thay vì Đẩy đồng minh Phi luật Tân cho Trung cộng, TT Trump đã kéo Duterte về lại với Mỹ, thêm một người bạn hẵn tốt hơn một kẻ thù. Sau chuyến tham dự Asean tại Phillipines, hẵn ai cũng thấy rỏ sự ngoại giao của TT Donald Trump đem lại nhiều giao hảo tốt đẹp rỏ nét đối với đồng minh nhỏ bé Philippines hơn thời của cựu tổng thống Barrack Obama.
Đối với Nam Hàn, chuyến thăm của nhà tổng thống Trump tới Hàn Quốc luôn được mô tả là thân mật, đúng chuẩn mực và quy củ. Nam Hàn đã tổ chức lễ đón tiếp Tổng thống Trump một cách trọng thể, chưa từng có kể từ khi sau chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Tuy chuyến dừng chân rất ngắn so với những quốc gia Trung cộng, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, nhưng hình ảnh một quốc khách Hoa Kỳ đã được sự ủng hộ nhiệt tình tuyệt đối. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nam Hàn không có bất kỳ phát ngôn cứng rắn gây tranh cãi nào trong chuyến thăm này.
Trong hồ sơ Bắc Hàn về sự kiện thử vũ khí hạch tâm leo thang, TT Trump và TT Moon có một vài bất đồng nhỏ. Tổng thống Hàn Quốc, từng là một cựu luật sư nhân quyền, ủng hộ cách tiếp cận mềm mỏng trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ thiên về cách tiếp cận cứng rắn để buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán. Tuy có bất đồng về hồ sơ Bắc Hàn, song mối quan hệ này vẫn được đánh giá là thân mật vì nhà lãnh đạo Mỹ vẫn phải duy trì quan hệ với đồng minh Nam Hàn.
Cũng nên nhắc lại, trước khi “xuất hành” trong chuyến công du qua Á Châu của tổng thống Donald Trump, giới truyền thông báo chí khuynh tả và các nghị sĩ Dân Chủ đánh giá rất thấp, và khẳng định Trump không đủ khả năng ngoại giao, và phong thái cũng như cách phát biểu “tùy hứng” sẽ làm mất mặt, và mất thể diện một người đại diện cho quốc dân của cường quốc số một thế giới… thế nhưng, tất cả đều lầm, và ngỡ ngàng, Tổng thống Donald Trump đã đem được một số hợp đồng béo bỡ từ các nước Á Châu đầu tư vào Hoa Kỳ, và giảm thiểu tối đa và hàn gắn những xung khắc và những rạn nứt giữa Mỹ và các đồng minh mà cựu tổng thống Barrack Obama để lại một “gia sản ngoại giao tồi tệ”.
Trong chuyến công du Á Châu đầu tiên của TT Donald Trump tạo được niềm tin cho các đồng minh và các quốc gia trong khu vực. Viễn ảnh hòa bình và cường độ “mùi” chiến tranh “hạ nhiệt” tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương đang khởi sinh. Đó là điều mà thế giới đang đánh giá khá cao và tích cực đối với tổng thống Donald Trump.
Thế giới nhìn thấy một Donald Trump rỏ nét, trong khi giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ vẫn còn mù quáng, ích kỷ và đố kỵ ngày đêm tìm cách đánh phá, dèm pha và ngụy tạo dư luận một cách khó chấp nhận…
Đáng Tiếc!! Đáng Tiếc !!
PHAN NGUYÊN LUÂN
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.