Tuesday, November 28, 2017

Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?

https://baomai.blogspot.com/
Chuyển đến ở một quốc gia mới thường là để thỏa mãn ý muốn phiêu lưu, hoặc là để thỏa mãn chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ hoặc khí hậu.

Không phải ai ra ở nước ngoài cũng sẽ cảm thấy giàu hơn hẳn. Sarah Treleaven khám phá thấy một số những khó khăn không ngờ.

Với khoản tiền thuê ít hơn một tháng ở quê nhà Vancouver là đủ Lydia Lee có một tầng hai được xây dựng trên căn biệt thự mà cô ở thuê trên hòn đảo nhiệt đới Bali.

Sang Indonesia định cư từ 7 năm trước có nghĩa là cô ấy đã có thể lập nghiệp cho mình và có khả năng có được một cách sống xa hoa hơn khi ở quê nhà. Là huấn luyện viên, Lee giờ đây có thể ăn hiệu hàng ngày, thuê người dọn dẹp và được mát xa hàng tuần.

https://baomai.blogspot.com/

Cô bỏ tiền lương sáu chữ số của mình vào việc tiếp thị và phát triển kinh doanh và bây giờ làm việc tự do và đi du lịch thế giới. Nhưng định cư ở nước ngoài không phải lúc nào cũng thành công như thế về tài chính.

Các cú sốc tài chính

Không phải tất cả người nước ngoài nào cũng đều thấy họ có khả năng sống khá giả. InterNations, một nguồn lực trên mạng cho người nước ngoài, gần đây đã khảo sát hơn 12.500 người sống ở 188 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ và số liệu cho thấy tài chính của họ là rất khác nhau.

https://baomai.blogspot.com/
Russell Ward và vợ ông đã chuyển từ Australia tới British Columbia có giá sinh hoạt thấp ở Canada, định cư tại Squamish, gần Vancouver, vào năm 2016.

Trong khi các chuyên gia di chuyển đến Việt Nam, Mexico và Colombia, tất cả các nước có chi phí sinh hoạt thấp, đều thấy sức mua của họ tăng lên đáng kể, còn người nước ngoài ở các nơi khác, kể cả Italy, Israel và Hy Lạp, cho biết họ thường không thể đáp ứng các chi tiêu cơ bản do giá sinh hoạt cao.

Và mọi thứ có thể được sáng tỏ nhanh chóng.

Đối với Russell Ward, một bước tụt lùi đã đặt ra sự căng thẳng đáng kể cho ông về tài chính và sức khoẻ. Ông đã chuyển đến ở Sydney năm 2006 cùng với người vợ người Úc vì bà muốn sống ở quê nhà. Họ đã bị lôi cuốn bởi ánh nắng, sự ấm áp và đại dương, là sự lựa chọn hay so với Canada là nơi ông, người Anh, đã sống từ năm 2003.

Vợ làm nghề bán hàng và chồng làm việc cho nhà nước, nhưng họ thấy ngay là cuộc sống ở đây đắt đỏ hơn nhiều. Mọi thứ từ cửa hàng tạp hóa và quần áo, đến thị trường nhà đất đang bùng nổ ở thành phố lớn nhất của Úc, làm cho cuộc sống hàng ngày của họ đắt hơn ở Canada. Họ phải vật lộn để thanh toán tiền thế chấp của họ.

"Ngay cả chưa có con, chúng tôi vẫn rất khó khăn," Ward nói. "Chúng tôi sớm nhận ra rằng chúng tôi đã thay đổi quan điểm nhằm có cuộc sống khá hơn nhưng đã thay thế nó bằng việc phải chi tiêu nhiều hơn."

https://baomai.blogspot.com/
Russell Ward và vợ ông đã chuyển từ Australia tới British Columbia có giá sinh hoạt thấp ở Canada, định cư tại Squamish, gần Vancouver, vào năm 2016.

Họ cắt giảm việc ăn uống và giao tiếp xã hội, nhưng trong năm 2010 áp lực tài chính đã đẩy Ward đến sự suy sụp hoàn toàn về tình cảm và thể chất. Cuối cùng ông mất việc và vợ chồng ông phải bán căn nhà của họ để thuê một cái rẻ hơn.

Nhưng đây là một bước ngoặt. Sau khi tung ra một trang mạng viết nội dung, TheInternationalWriter.com, Ward và vợ ông đã quyết định quay lại British Columbia giá sinh hoạt rẻ ở Canada và định cư tại Squamish, gần Vancouver, vào năm 2016. "Nói thật đó là một luồng khí thở mát lành mà chúng tôi rất cần," ông nói.

Chênh lệch

https://baomai.blogspot.com/

Sự khác biệt trong cách thức mà tài chính của những người nước ngoài được đo lường, có thể được giải thích, một phần, bằng cách phân tích các động cơ của họ khi đi định cư nơi khác. Những lý do phổ biến nhất để chuyển đến ở một quốc gia mới là để thỏa mãn ý muốn phiêu lưu, hoặc là để thỏa mãn chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ hoặc khí hậu. Vì vậy, nhiều người không phải là vì tiền khi đến nơi ở đầu tiên: chỉ có 15% cho biết họ chủ yếu vì động cơ tài chính.

https://baomai.blogspot.com/
Những người nước ngoài định cư ở các nước như Colombia, với chi phí sinh hoạt tương đối thấp, đột nhiên thấy mình có thu nhập nhiều hơn.

Mặc dù cuộc khảo sát của Expat Explorer năm 2017 của ngân hàng HSBC chỉ ra rằng hơn một nửa số người nước ngoài được khảo sát cho biết họ có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn ở nước mới tới so với ở nhà, dưới 60% có tiền thu nhập dư dật hơn so với trước khi di chuyển. Và tỷ lệ này có vẻ sẽ giảm.

Gói lương bổng và trợ cấp

Ngay cả ở các tập đoàn đa quốc gia lớn, ngày càng có nhiều người nước ngoài được đưa vào các gói 'địa phương hoá', nghĩa là các chủ hãng yêu cầu nhân viên di chuyển đi vĩnh viễn (thường là tới các công ty con hoặc tới văn phòng chính) thay vì nhận một sự phân công tạm thời, thường là cho thêm một vài ưu đãi và không hứa sẽ cho quay về.

Tiến sĩ Yvonne McNulty, một giảng viên cao cấp tại Trường Phát Triển Con Người và Dịch Vụ Xã hội thuộc Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho biết tỷ lệ người nước ngoài thuộc các gói có bồi thường hậu hĩ bây giờ là dưới 50% và đang giảm nhanh.

https://baomai.blogspot.com/
Người nước ngoài ở nơi như Israel nói rằng họ thường "không thể đáp ứng các chi phí cơ bản" do chi phí sinh hoạt ở đây cao.

"Đối với các công ty thì việc chuyển đi địa phương rất đơn giản," cô nói. "Nó làm giảm chi phí của công ty. Đối với người nước ngoài thì phức tạp hơn. Mặc dù họ nhận được ít lợi ích tài chính truyền thống hơn, nhưng thay vào đó họ nhận được một lợi ích vô hình không liên kết về tài chính với cơ quan họ, và với nhiều tự do hơn để chuyển đi cơ quan khác."

Ngay cả đối với những người thuộc gói bồi thường rộng lượng thì nhiều người nước ngoài phải cố gắng để kiểm soát chi tiêu của họ.

"Có một lối sống tiềm ẩn mà bạn có thể sẽ phải chấp nhận, có nghĩa là chi tiêu rất nhiều, uống rượu, đi chơi và đi nghỉ lễ," McNulty nói. Và trong khi những người nước ngoài thuộc gói đầy đủ có xu hướng sống như trong bong bóng, những người nước ngoài địa được phương hóa lại có một trải nghiệm khác. Họ có xu hướng ở lại nước ngoài lâu hơn, nếu họ có đủ khả năng, McNulty nói.

image

Nhưng ngay cả đối với những người di chuyển ra nước ngoài với sự hỗ trợ từ công ty họ, một đống tiền mặt không phải là luôn luôn đủ để họ thấy hạnh phúc.

Houman Lessani đã từ Vancouver chuyển đến Singapore (nơi có người nước ngoài thuộc một số gói bồi thường rộng rãi nhất trên thế giới) vào năm 2013.

Hãng của ông, về việc khai thác mỏ, cho ông trợ cấp nhà ở và đồng lương hậu hĩ đủ để gia đình ở cùng và hỗ trợ. Nhưng sau 2 năm cuộc sống bay nhảy đi khắp Châu Á, sự giàu có mới này bắt đầu sói mòn.

Lessani, vợ và con trai cuối cùng đã chuyển đến Perth, Tây Úc vào năm 2015 và họ thấy hạnh phúc hơn nhiều. Bây giờ họ có ít thu nhập hơn nhưng Lessani đã tìm thấy một sự phù hợp hơn về nghề nghiệp.

"Tôi đóng thuế cao hơn, và chúng tôi không thể có sự giúp đỡ trực tiếp cho con trai tôi ở đây được, hoặc không luôn đi ăn tối ở ngoài được," ông nói. "Nhưng điều này lại thích hợp với chúng tôi hơn."




Sarah Treleaven

https://baomai.blogspot.com/

Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả
Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế...
Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu: chứng nhân của Lịch sử
Victoria's Secret Fashion Show 2017
Già Dịch
Tại sao lại gọi là "thịt kho tàu" ?
VN không hài lòng với Facebook về việc thanh lọc t...
Máy chủ của Facebook đặt ở đâu?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.