Monday, November 6, 2017

Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin?

https://baomai.blogspot.com/
Ông Putin cùng đại diện Giáo hội Chính Thống và các tôn giáo khác đặt hoa bên tường Điện Kremlin trong ngày lễ kỷ niệm chiến thắng quân Ba Lan năm 1612

Trong tuần đầu tháng 11 năm nay, Tổng thống Vladimir Putin sẽ không cấm nhưng cũng không tham gia và ủng hộ các lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 do Đảng Cộng sản tổ chức, dự kiến kéo dài cả tuần.

Hôm 04/11 năm nay, ông Putin chỉ dự lễ Ngày Thống nhất Quốc gia (National Unity Day), mà chính quyền của ông chọn ra để thay cho lễ Cách mạng Tháng 10, thường được kỷ niệm vào ngày 7/11 theo lịch hiện hành.

Nhân Ngày Thống nhất Quốc gia năm 2017, ông Putin đề cao 'Khoa học kỹ thuật' và đài truyền hình Nga chiếu hình từ đại lễ trong Sân vận động Luzhniki.

Ông Putin cũng tặng huân chương cho Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic, mà ông nói là "bạn thân của nhân dân Nga".

Putin nói gì về Cách mạng 1917?

https://baomai.blogspot.com/

Quan điểm của Tổng thống Putin có thể thấy qua một phần diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017:

"Ngày hôm nay, sự bất bình đẳng gia tăng đang làm nảy nở cảm giác bất công, bị tước đoạt trong lòng hàng triệu người và nhiều quốc gia. Kết quả là sự cực đoan hóa, khao khát thay đổi bằng bất kỳ cách gì, kể cả bạo lực.

Điều này đã từng xảy ra ở nhiều nước, và cả ở Nga. Những tiến bộ công nghiệp, công nghệ thành công được đi theo bằng những biến động và nứt gãy cách mạng. Nó xảy ra vì đất nước đã không giải quyết được mâu thuẫn xã hội và vượt qua sự lỗi thời trong xã hội kịp lúc.

Cách mạng luôn là kết quả của sự thiếu trách nhiệm ở cả những người muốn duy trì, đóng băng trật tự lỗi thời mà rõ ràng phải thay đổi, và những người khao khát đẩy nhanh thay đổi, dùng tới cả xung đột trong nước và đấu tranh mang tính phá hủy.

Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.

Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.

Theo sau các thay đổi lớn ở đất nước ta và toàn cầu vào đầu thập niên 1990, một cơ hội tuyệt vời đã có để mở ra chương mới trong lịch sử. Đó là giai đoạn sau khi Liên Xô không còn tồn tại.

Không may, sau khi chia nhau di sản địa chính trị của Liên Xô, các đối tác phương Tây của chúng ta tin vào chính nghĩa của họ và tự tuyên bố là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh, và bắt đầu công khai can thiệp công việc các nước có chủ quyền, xuất khẩu dân chủ giống như lãnh đạo Liên Xô từng xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa ra thế giới. Chúng ta đối mặt với sự chia lại khu vực ảnh hưởng và sự mở rộng của Nato.

Tự tin quá thì dẫn tới sai lầm. Hậu quả thật không may. Hai thập niên rưỡi đã lãng phí, nhiều cơ hội bỏ lỡ, và gánh nặng của sự nghi ngờ lẫn nhau."

https://baomai.blogspot.com/

Ông Putin gần đây cũng nêu quan điểm về Stalin, khi dự lễ khai trương Đài tưởng niệm nạn nhân của Stalin hôm 301/10.

Công trình mang tên Bức tường Đau thương, đặt ở Moscow, tưởng nhớ những người bị Stalin thanh trừng, đặc biệt trong thập niên 1930.

Ngày 30/10 vừa qua cũng là Ngày Nga Tưởng nhớ Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, bắt đầu từ năm 1991.

Tại đây, ông Putin đã có những lời mạnh mẽ ngày 30/10 :

"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng."

https://baomai.blogspot.com/

"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó."

Ông nhấn mạnh: "Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ."
Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải:

"Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm."

Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn: "Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ."

Ngày hoàn toàn khác

Từ nhiều năm qua, Điện Kremlin tránh nói đến Cách mạng Tháng 10, mà như lời phát ngôn viên Dimitry Peskov từng hỏi, "Kỷ niệm để làm gì nữa?".

Hồi năm 2011, khi giữ chức Thủ tướng Nga, ông Putin cùng Tổng thống Dmitry Medvedev chọn ngày 4/11 để đi thăm và đặt hoa trước tượng đài doanh nhân Kuzma Minin và Hoàng thân Dimitry Pozharsky.

image
Medvedev và Putin trước tượng đài kỷ niệm Kuzma Minin và Hoàng thân Dimitry Pozharsky với dòng chữ 'Nước Nga nhớ ơn'

Nằm tại thành phố cổ Nizhny Novgorod, đây là tượng đài ghi công hai nhân vật của Nga chống ngoại xâm: cuộc xâm lăng năm 1612 của quân Ba Lan.

Chính ngày đó, 04/11/1612 được ông Putin chọn làm lễ kỷ niệm lớn, thay cho 07/11.

Năm nay, ông cùng các vị tăng lữ của Chính thống giáo quay lại kỷ niệm vẫn hai nhân vật Kuzma Minin và Dimitry Pozharsky ở một điểm tại chân tường Điện Kremlin.

Nhưng vì sao Putin chọn năm 1612?

Trong lịch sử Ba Lan và châu Âu, cuộc chiến của vua Zygmunt III Waza đánh chiếm Moscow, còn gọi là Chiến tranh Dimitriad, không phải là quan trọng.

https://baomai.blogspot.com/
Một tranh cổ vẽ lại cảnh quân Ba Lan - Lithuania tiến chiếm Moscow năm 1610 trong cuộc chiến 'Polish-Muscovite War'

Còn có tên là Sigismund, là con của vua Thụy Điển Johan III và Hoàng hậu Ba Lan Katarzyna Jagiellonka, Zygmunt muốn mở rộng bờ cõi sang phía Đông.

Vua Zygmunt đã dùng liên quân với Lithuania và lính đánh thuê Đức, Hungary để tấn công Nga đang suy yếu vì nội loạn.

Trong cuộc chiến 1605-1618, họ chiếm Pskov, bao vây Smolensk, rồi từ năm 1610 đã làm chủ doanh trại Moscow.

Cuộc nổi dậy của dân Moscow năm 1611 có sự hỗ trợ của các nhà buôn và Giáo hội Chính Thống giáo đã đẩy quân Ba Lan ra khỏi thành phố vào năm 1612.

Chiến tranh tạm kết thúc với hòa ước Deulino vào năm 1618 và Nga đã mất nhiều đất đai.

Tuy thế, trong cuộc chiến, lần đầu tiên có sự phối hợp của bốn thành phần dân tộc Nga: người dân, giới doanh nhân, quân đội và tăng lữ để chống ngoại xâm.

Tổng Giám mục Moscow là Germogen bị quân Ba Lan giết chết và sau được Giáo hội Nga phong thánh.

Putin không thích 'cách mạng'

https://baomai.blogspot.com/
Giới trẻ Việt Nam dưới Tượng Lenin ở Hà Nội. Tại Nga, Tổng thống Putin lại muốn thay đổi cái nhìn của nước ông về Lenin

Các yếu tố này là cần thiết để ông Putin tạo ra biểu tượng mới mang tinh thần dân tộc, thay cho chủ nghĩa cộng sản bài trừ tôn giáo của Cách mạng Tháng 10.

Quả vậy, mọi buổi lễ 4/11 đều có mặt các chức sắc của Giáo hội Chính thống giáo Nga.

Giáo hội Nga cũng coi Cách mạng Tháng 10 là "đại thảm họa về tâm linh" cho dân tộc Nga, và coi đó là một thử thách "của thời kỳ tàn sát" với đức tin Ki Tô.

Theo Masha Lipman viết trên The New Yorker, ông Putin cũng không can thiệp để ngăn các lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 do Đảng Cộng sản Nga chủ xướng.

Nhưng khẩu hiệu của họ, 'Cách mạng sống mãi" là điều ông Putin không thích.

Muốn duy trì ổn định cho quyền lực của mình, ông Putin không ưa lời kêu gọi lật đổ, cách mạng hoặc bất cứ xáo trộn gì đến từ đường phố.

https://baomai.blogspot.com/
Đội Cận vệ Đỏ thời Cách mạng vô sản năm 1917 - Giáo hội Chính thống Nga nói các đơn vị Bolshevik đã tàn sát nhiều tăng lữ

Hôm 05/11, cảnh sát Nga giải tán biểu tình do nhà hoạt động đối lập Vyacheslav Matsev tổ chức, kêu gọi 'Cách mạng Nhân dân' để 'lật đổ bạo chúa Putin'.

Chừng 380 người đã bị bắt ở Saint Petersburg và Moscow trong ngày.

https://baomai.blogspot.com/

Trong khi đó, Đảng Cộng sản Nga cáo buộc chính phủ Nga cố tình làm dân chúng thờ ơ với dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười.

Đảng này vừa ra báo cáo "100 năm sau - Cách mạng không bị quên lãng".

https://baomai.blogspot.com/

Báo cáo nhắc tới một thăm dò toàn quốc hồi tháng Chín.

Theo thăm dò này, 58% người Nga không biết có dịp kỷ niệm 100 năm, và chỉ có 29% biết rõ.

https://baomai.blogspot.com/

Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Vikings và nước Nga
Đệ nhất Thiếu Lâm Yi Long bị hạ đo ván
Tay súng Texas là ai và có liên hệ với quân đội nh...
Đà Nẵng trang hoàng APEC 2017 sau bão Damrey
Bệnh Parkinson
Sao chữ Việt Cộng không dùng mà đồ ăn Việt Cộng th...
Sự tự tin của Tổng thống Trump
Hai cách chào khác biệt
Xả súng nhà thờ First Baptist Church Texas
Người Việt và Châu Á nghĩ gì về Tổng thống Trump?
Chuyện đàn ông
Ngôn ngữ Việt cộng: "Chôn rau cắt rốn"
Huyền thoại về muối
Boeing C-17 Globemaster vừa tới VN sửa soạn cho AP...
Việt Nam bãi bỏ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
Đòi 10kg trang sức mới chịu kết hôn
Hòn đảo chết chóc nhất thế giới
Sức Mạnh của Truyền Hình và Chiến tranh Việt Nam
Phim tài liệu 'Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi' của nghệ sĩ Ki...
Phụ nữ Quyền lực Nhất Thế giới 2017

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.