Nghề làm rượu vang là phần quan trọng của văn hóa Âu - Á
Cuộc tranh cãi dân tộc nào biết làm rượu vang sớm nhất có thêm một diễn biến: Georgia (Gruzia) tìm thấy hai bình rượu vang "8000 năm tuổi" gần Tbilisi.
Trước đó, Iran và Armenia đều nói họ tìm thấy "dấu tích rượu vang cổ nhất thế giới".
Nhưng nay, giới nghiên cứu từ đại học Toronto nói hai bình đất nung tìm thấy ở hai điểm phía Nam của Tbilisi có dấu vết của rượu vang 8000 năm tuổi.
Quan trọng hơn, trên cả hai chiếc bình đều có hình dụng cụ nghiền nho và một người đàn ông nhảy múa.
Stephen Batiuk từ Đại học Toronto thuộc nhóm nghiên cứu đăng bài trên trang của tạp chí 'Proceedings of the National Academy of Sciences' (PNAS) nói:
Người dân Georgia (Gruzia) thử rượu từ nho "nhà trồng được"
"Chúng tôi tin rằng đây là mẫu vật cổ nhất về quá trình trồng nho thuộc khu vực Âu - Á, và cách sản xuất rượu vang."
Rượu vang đóng vai trò trọng tâm cho nền văn minh Phương Tây.
Trước đây, dấu tích rượu được tìm thấy ở vùng núi Zagros, Đông Bắc Iran, có 5400 năm trước Công nguyên.
Hồi 2011, một số bình chuyên để ủ rượu vang có 6000 năm tuổi được tìm thấy trong một hang đá ở Armenia.
Rượu vang và lịch sử
Lịch sử rượu vang ghi lại rằng nghề trồng nho và làm rượu đã có ở vùng Cận Đông trước khi sang châu Âu.
Một số sử gia còn cho rằng cùng với sự tích về Chúa Giê Su, lịch sử Ki Tô giáo châu Âu và Trung Cận Đông gắn liền với "bánh mì và rượu vang".
Không chỉ các nước Nam Âu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có vang ngon mà một số vùng của Đức, Đông Âu và Balkans cũng làm rượu vang từ lâu đời.
Vì thế, tranh cãi về truyền thống rượu vang cũng thường xuyên xảy ra giữa các nước, và các vùng trong một nước, xem rượu của ai cổ hơn, ngon hơn...
Các trang sử về vang ghi nhận chỉ riêng vùng Bordeaux của Pháp gần đây cũng vẫn có hàng chục vụ tranh cãi giữa các nhà làm rượu về nguồn gốc, tên loại nho, công thức lên men, và nhãn hiệu, giá cả.
Chính tại Pháp, cường quốc hàng đầu về vang ở châu Âu, rượu vang do người La Mã đem đến và các chuẩn mực về phân loại chỉ định hình thời Napoleon III.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.