Tổng thống Donald Trump "cố nối vòng tay" châu Á nhưng chỉ với các lãnh đạo?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Philippines, là chặng dừng cuối của chuyến công du châu Á dài 12 ngày, đưa ông tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung cộng, Việt Nam.
Các nước đã dành nghi thức trang trọng để đón tiếp nhà lãnh đạo của cường quốc "số một thế giới" trong chuyến thăm châu Á đầu tiên.
Nhưng cũng xảy ra một số cuộc biểu tình phản đối ông Trump vì những nguyên do khác nhau.
Nhật Bản
Nhóm biểu tình chống ông Trump ở Tokyo hôm 5/11
Hôm Chủ nhật 5/11, khi Tổng thống Donald Trump hạ cánh xuống Nhật Bản, khoảng 100 người biểu tình chống ông ở Tokyo.
Theo đài NHK, đảng Dân chủ Mỹ, chi nhánh ở Nhật, đã tổ chức sự kiện, với nhiều người tham gia là người Mỹ sống ở Nhật.
Họ phản đối chính sách của Tổng thống Donald Trump với Bắc Hàn, cho rằng ông có những phát ngôn "vô trách nhiệm" làm gia tăng căng thẳng.
Hàn Quốc
Biểu tình chống Tổng thống Mỹ ở Seoul hôm 7/11
Tổng thống Mỹ đặt chân tới Seoul hôm 7/11.
Hàng trăm người đã tập trung ở thủ đô Hàn Quốc, cầm biểu ngữ, hô khẩu hiệu phản đối chính sách của ông Trump với Bắc Hàn.
Cảnh sát Hàn Quốc nói họ huy động 15.000 người để bảo đảm an ninh cho chuyến thăm hai ngày.
Nhiều người biểu tình tập trung gần Nhà Xanh (phủ tổng thống Hàn Quốc), nơi ông Trump và Tổng thống Moon Jae-in hội đàm.
Một người hô: "Chúng tôi không chào đón Trump…Chúng tôi sẽ hô to cho đến khi Trump hiếu chiến ra đi để nước tôi được thanh bình."
Cựu binh Hàn Quốc ủng hộ Tổng thống Donald Trump hôm 4/11
Nhưng hôm 4/11, trước khi ông Trump có mặt, cũng có cuộc tuần hành ủng hộ Tổng thống Mỹ, cho thấy chia rẽ trong dư luận Hàn Quốc.
Tại buổi này, đám đông mặc quân phục vẫy cờ Mỹ và biểu ngữ "Hoan nghênh Trump."
Việt Nam
Người dân ở Hà Nội chào đón đoàn xe Tổng thống Donald Trump ngày 11/11
Hôm 11/11, khi ông Trump đến Hà Nội, nhiều người dân đổ ra đường chào đón Tổng thống Mỹ.
Trang web Politico đăng bài "Vì sao Việt Nam yêu Trump", giải thích đây là một trong số ít các nước nơi Tổng thống Mỹ được ưa chuộng.
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong 37 nước, Việt Nam là một trong bảy nước có đa số dân thích ông Trump (58%).
Bài của Politico cho rằng người Việt thích ông Trump một phần vì chính sách và cả tính cách của ông.
Khi tranh cử, ông nói cứng rắn về Trung cộng, một điểm được người Việt chia sẻ vì lo ngại sự trỗi dậy của nước láng giềng phương bắc.
Người dân Đà Nẵng đổ ra đường chào đón ông Donald Trump
Ông Trump cũng từ lâu nổi tiếng ở Việt Nam như một doanh nhân thành công.
Một thanh niên lập trang Donald Trump tiếng Việt trên Facebook, được dẫn lời nói ông Trump đại diện cho những gì tốt nhất của Mỹ, là "chủ nghĩa tư bản, tự do và Thượng đế".
Việt Nam cũng đang là một nước "thân Mỹ".
Theo khảo sát của Pew, 84% người Việt nghĩ tích cực về nước Mỹ - cao nhất trong mọi nước tham gia khảo sát.
Giữa bối cảnh đó, hành động phản đối lẻ loi của ca sĩ Đỗ Nguyễn Mai Khôi đã thu hút sự quan tâm của một số báo Phương Tây.
Ca sĩ Mai Khôi phản đối Tổng thống Donald Trump hôm 11/11
Vào chiều tối ngày 11/11, khi biết đoàn xe của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đi qua đường Âu Cơ, Hà Nội, cô Mai Khôi đã giăng một biểu ngữ tiếng Anh lên án ông Trump.
Mai Khôi và chồng
Benjamin Swanton
Ca sĩ Mai Khôi bày tỏ:
"Tôi muốn thể hiện quyền được tự do biểu đạt của cá nhân tôi trước nơi công cộng như bao con người bình thường khác. Quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền cơ bản của con người."
Cô cho rằng ông Trump có "những thái độ phân biệt chủng tộc; thái độ sở hữu tình dục đối với phụ nữ, coi thường phụ nữ; rút ra khỏi ký kết về biến đổi ký hậu và không quan tâm đến nhân quyền."
"Khi về Việt Nam thì ông ấy không thể hiện sự công nhận xã hội dân sự Việt Nam vì không hề nhắc tới cũng không tổ chức họp như Obama đã làm," cô nói thêm.
Ca sĩ Mai Khôi là một trong số các nhà hoạt động dân sự được mời gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến thăm đến Việt Nam của ông vào năm ngoái.
"Ông Trump thì không không gặp không nhắc đến, ngay cả Mẹ Nấm hay những tù nhân lương tâm, không chút quan tâm."
"Một người có quyền lực như ông Trump có trách nhiệm phải quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Đó là trách nhiệm của một người có quyền lực lớn như ông. Nếu như ông không quan tâm, dư luận phải làm cho ông quan tâm. Dư luận phải phê phán thái độ đó. Nhân quyền là vấn đề của tất cả nhân loại," ca sĩ Mai Khôi nói.
Tuy thế, ủng hộ dành cho ông Trump nổi bật hơn trong sự tương phản trong thái độ của một số người dân Việt Nam, thể hiện trên mạng xã hội, với Chủ tịch Trung cộng, Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam cùng thời điểm.
Các mục Facebook Lives về ông Trump đăng tải thường nhận nhiều hình tìm và dấu hưởng ứng, còn về ông Tập nhận nhiều hơn khuôn mặt 'giận dữ'.
Philippines
Người biểu tình phản đối cuộc họp thượng đỉnh Đông Á và tổng thống Trump đụng độ cảnh sát ở Manila hôm 13/11
Hôm 13/11, Tổng thống Donald Trump đã hội đàm với Tổng thống chủ nhà Rodrigo Duterte khi thăm Philippines.
Trong lúc hai người gặp nhau, hàng trăm người biểu tình có va chạm với cảnh sát ở Manila.
Nhóm biểu tình phản đối chiến dịch chống ma túy của ông Duterte và phản đối ông Trump vì chính sách với Bắc Hàn.
Ở Philippines và một số nước, các nhóm cánh tả thường phê phán ông Trump.
Theo phóng viên chuyên về Đông Nam Á, Jonathan Head từ Manila thì "ông Trump sẽ không nói về nhân quyền" khi gặp Tổng thống Duterte, người không chỉ ra lệnh mở chiến dịch đẫm máu hạ sát nhiều người nghiện ma tuý và còn khoe là đã tự tay giết người.
Có vẻ như trong tuần thăm viếng cao cấp, Tổng thống Donald Trump chỉ chú tâm gặp gỡ các lãnh đạo và giới doanh nghiệp nhưng không giao tiếp với các nhóm xã hội dân sự, giới trẻ.
Đây là điều làm ông "khác hẳn với các tổng thống tiền nhiệm như Clinton và Obama", theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ ĐH George Mason ở Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.