Huyền thoại về Facebook nói ban đầu mạng xã hội này chỉ đặt trong phòng sinh viên của Mark Zuckerberg ở Harvard, và dùng một máy chủ duy nhất.
Ngoài Prineville ở bang Oregon, Facebook hiện có bốn trung tâm dữ liệu khổng lồ ở Hoa Kỳ, hai ở châu Âu và hai ở châu Á
Nhưng đó là khi Facebook ra đời tháng 2/2004.
Còn nay, Facebook phải cung cấp mỗi ngày hàng tỷ lần nhấn 'likes' và hàng nghìn tỷ tin nhắn, nên họ đã có những trung tâm dữ liệu khổng lồ.
Theo BusinessInsider (tháng 4/2017) trung tâm dữ liệu chính của Facebook là ở Prineville, bang Oregon, Hoa Kỳ.
Tại đây, các máy chủ hiện đại nhất do Facebook tự thiết kế và xây dựng dùng số dây điện và dây cáp chuyên dụng dài tổng cộng 950 dặm.
Theo trang Cnet, Facebook nói nhờ thiết kế máy chủ riêng thay cho máy đi mua, từ 2010 hiệu năng của công tác truyền dữ liệu tăng 38%, cùng lúc chi phí giảm 25%.
Nhưng Facebook không đặt máy chủ ở quá nhiều nơi.
Fort Worth,Texas
Cho đến nay, ngoài việc tăng diện tích và công suất của trung tâm Prineville, họ đã xây thêm các trạm cung cấp dữ liệu tại Forest City (North Carolina), Fort Worth (Texas), Altoona (Iowa) và Los Lunas (New Mexico).
Như thế, các trung tâm máy chủ và kho dữ liệu chính của Facebook vẫn là ở Hoa Kỳ.
Châu Âu có hai trung tâm: Clonee (CH Ireland), và Lulea (Thụy Điển).
Facebook 'bỏ trứng vào đâu' ở châu Á?
Ở châu Á, cho đến nay, theo chính các thông tin do Facebook đưa ra, Singapore là nơi công ty này đặt trung tâm dữ liệu và máy chủ lớn nhất.
Lý do là họ muốn "phục vụ thị trường châu Á, và vì Singapore là một trong hai cổng Internet nối với Trung cộng".
Bên cạnh Singapore còn có Hong Kong.
Như thế, Facebook cũng không đi ra ngoài truyền thống của các công ty dùng tiếng Anh trong kinh doanh là chọn Singapore và Hong Kong để bước vào châu Á.
Tin rằng Facebook sẽ đặt máy chủ ở Ấn Độ đã bị bác bỏ một cách lịch sự năm ngoái.
Nhưng với số người dùng Facebook ở châu Á lên trên 500 triệu, có tin Facebook đang nói chuyện với Đài Loan để đặt thêm một trung tâm máy chủ tại đây.
Với các nơi còn lại, Facebook cũng như các đại công ty mạng thực ra không cần phải đặt máy chủ mà luôn có thể thuê POP (Points of Presence).
Tháng 4/2016, trang TheHindu.com đăng tin chính phủ Ấn Độ yêu cầu ba 'nhà khổng lồ', Facebook, Twitter và Google đặt máy chủ ở nước này.
Tuy nhiên, theo phóng viên Vijaita Singh, lý do chống khủng bố mà chính phủ Ấn Độ nêu ra để buộc các công ty trên đặt máy chủ ở Ấn Độ đã không được đáp ứng.
Đơn giản là để đặt máy chủ ở Ấn Độ, các công ty kia phải đăng ký tư cách pháp nhân địa phương như một công ty Ấn Độ, điều họ không làm.
Còn về yêu cầu "chống tin tặc", mạng Twitter xác nhận họ đã xóa một số tài khoản mà chính phủ Ấn Độ nói là có liên hệ với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Nhưng Twitter từ chối bình luận vì sao họ không đặt máy chủ tại Ấn Độ.
Không phải cứ đòi là được
Một hội nghị thượng đỉnh Internet ở Dublin, Ireland, nước nhỏ nhưng đi đầu về chính sách thuế và môi trường đầu tư cho các 'đại gia công nghệ cao'
Có vẻ như là việc xây trung tâm dữ liệu là quyết định kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia mà một chính phủ không thể ép buộc được.
Để mời gọi các công ty đặt máy chủ thì quốc gia chủ nhà cần có cơ sở pháp lý tốt về bảo mật, nền tảng công nghệ cao, chính sách ưu đãi đầu tư.
Nước nhỏ như Ireland (4,7 triệu dân) không chỉ dùng tiếng Anh và luật theo hệ thống Anh Mỹ mà còn là cửa ngõ vào EU, đồng thời có chính sách thuế hấp dẫn.
Năm 2015, khi Facebook bỏ ra 200 triệu euro để xây thêm trung tâm dữ liệu tại Clonee, cách thủ đô Dublin có 30 phút chạy xe thì Microsoft cũng xin giấy phép xây thêm trung tâm dữ liệu thứ năm ở West Dublin.
Cùng lúc, Apple tuyên bố chi ra con số khổng lồ 850 triệu euro để xây một trung tâm dữ liệu tại Galloway, tỉnh Connacht, phía tây Ireland.
Từ lâu trước đó, Ireland đã được IBM chọn (năm 1996) làm nơi đặt trụ sở châu Âu của họ, cũng nhờ môi trường chính sách ưu tiên đầu tư công nghệ rất thoáng.
Còn tại Thụy Điển, việc Facebook chọn Lulea có ba lý do: khí hậu, nguồn điện và nhân công, mà cộng lại cũng là để giảm chi phí.
Theo báo The Guardian (09/2015), vùng Norrland trong nửa năm có nhiệt độ thấp, nhiều khi xuống tới âm 25 độ C, giúp giảm đi nhiều chi phí làm lạnh máy móc.
Vùng này còn có thủy điện dư thừa vì các cơ sở làm giấy và gang thép đã đóng cửa, khiến Facebook tha hồ dùng nguồn điện "bằng một nhà máy luyện kim lớn".
Ngoài ra, Facebook xác nhận Thụy Điển là "nước đi đầu trong công nghệ thông tin châu Âu" nên việc tuyển các chuyên gia ở Lulea thật dễ dàng.
Trung tâm dữ liệu của Facebook ở Lulea, Thụy Điển nằm gần Vòng Bắc Cực và có nhiệt độ thấp quanh năm.
Theo báo The Guardian (09/2015), vùng Norrland trong nửa năm có nhiệt độ thấp, nhiều khi xuống tới âm 25 độ C, giúp giảm đi nhiều chi phí làm mát máy móc.
Vùng này còn có thủy điện dư thừa vì các cơ sở làm giấy và gang thép đã đóng cửa, khiến Facebook tha hồ dùng nguồn điện "bằng một nhà máy luyện kim lớn".
Ngoài ra, Facebook xác nhận Thụy Điển là "nước đi đầu trong công nghệ thông tin châu Âu" nên việc tuyển các chuyên gia ở Lulea thật dễ dàng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.