Saturday, November 4, 2017

Đòi 10kg trang sức mới chịu kết hôn

https://baomai.blogspot.com/

Diện đồ bạc lộng lẫy

Khi kết hôn, Guanghui Wu đã đeo 10kg đồ nữ trang bạc trên đầu và cổ.

"Mỗi cô gái đều phải có một bộ nữ trang bằng bạc để cưới chồng," Wu giải thích.

Với phụ nữ người dân tộc Miêu ở vùng núi tỉnh Quý Châu ở miền Đông Nam Trung cộng, đeo mũ miện và trang sức bằng bạc cầu kỳ và nặng ký là điều khá phổ biến trong các đám cưới, tang lễ và Ngày hội Chị Em hàng năm, một lễ hội mùa xuân khi các cặp đôi công khai thể hiện tình yêu của họ. Nhiều gia đình tin rằng con gái không thể kết hôn nếu không có bộ trang sức bạc đàng hoàng, và phải để dành tiền trong suốt 10 năm để chuẩn bị cho ngày hội.

"Bạn có thể thấy sự giàu có của một gia đình từ số bạc mà cô gái đeo," Wu nói. Gia đình cô làm trang sức bạc ít nhất đã ba thế hệ, và, mặc dù làng cô và xã hội đã thay đổi nhiều, cô vẫn không chịu từ bỏ truyền thống.

"Không có đồ bạc, cô gái không phải là cô gái nữa," một câu ngạn ngữ của người Miêu nói.

https://baomai.blogspot.com/

Thể hiện bản thân bằng vẻ bề ngoài

Người Miêu là một trong những sắc tộc thiểu số lớn nhất Trung cộng, có dân số lên đến 9 triệu người. "Miêu" là một từ chỉ một nhóm văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ với nhau ở miền Tây Nam Trung cộng.

https://baomai.blogspot.com/

Người Miêu thể hiện bản thân bằng rất nhiều cách, tùy theo vùng họ sống và dựa trên màu sắc khác biệt mà phụ nữ mặc. Người Miêu ở miền Tây tỉnh Hồ Nam được gọi là người Miêu Đỏ, trong khi những người sống ở miền Nam tỉnh Tứ Xuyên được gọi là người Miêu Xanh.

Mẹ của Wu, bà Zilan Zhang trong ảnh đây đang mặc trang phục truyền thống của người Miêu xanh, là trang phục đơn giản so với những cô gái trẻ tuổi. Khi bảy tuổi, các cô gái học kỹ thuật thêu phức tạp để tạo ra những trang phục sặc sỡ. Phụ nữ lớn tuổi và đàn ông thường ăn mặc đơn giản, mang trang sức bạc nặng; những món đồ trang sức tinh tế chỉ dành cho phụ nữ trẻ.

https://baomai.blogspot.com/

Làng của thợ bạc

Cha của Wu, ông Peiyuan, sinh trưởng ở Hongxi, ngôi làng có truyền thống làm đồ trang sức bằng bạc với lịch sử 100 năm. Cũng như nhiều thợ bạc trong làng, ông và mẹ của Wu chuyển đến sống gần thành phố Kaili để mở của hàng. Tại đây, người ta thấy ông nấu chảy bạc trong bát sắt trên giá đỡ bằng gỗ.

https://baomai.blogspot.com/

Cách mưu sinh mới

Trong làng, gia đình Wu thường sản xuất trang sức bạc tại nhà và đem bán ở chợ địa phương họp mỗi tuần một lần. Ông Peiyuan nấu chảy và định hình bạc, và bà Zilan làm sạch và phơi khô những trang sức mới làm xong. 

Hiện thời, cửa hàng của họ nằm ở vòng ngoài trong chợ Kaili, xung quanh có 50 người bán hàng khác, rất nhiều người trong số đó là dân từ làng Hongxi. Mặc dù địa phương thay đổi, hai vợ chồng ông bà vẫn làm việc cùng nhau để tạo ra những trang sức bạc tinh tế.

Chuyển đến sống ở thành phố đã tăng thu nhập cho rất nhiều dân làng, nghĩa là họ có thêm tiền để mua nhiều bạc hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày càng tôn sùng

Trang sức bạc của người Miêu hoàn toàn được chạm khắc bằng tay, nghĩa là không bao giờ có hai món trang sức giống nhau.

Mặc dù trong quá khứ, người Miêu được khuyến khích đồng hóa với văn hóa chủ đạo Trung Hoa, nhưng vẫn có những người muốn hồi sinh văn hóa truyền thống sâu sắc của họ. Khi thế giới bên ngoài ngày càng ngưỡng mộ vẻ đẹp của đồ thủ công truyền thống Miêu, ngành du lịch thực sự phát triển.

https://baomai.blogspot.com/

Một ngành nghệ thuật đang bị mai một?

Wu chỉ mới sáu tuổi khi cô rời làng Hongxi, nhưng gia đình vẫn còn một ngôi nhà trong làng và họ rất thích về đó ở.

Dân số ở làng Hongxi chừng 2.000 người, gồm nông dân và thợ thủ công. Một số người trẻ muốn trở về với nông nghiệp nơi cha ông họ đã làm ruộng bậc thang nhiều đời. Hầu hết người trẻ muốn di cư về thành phố, cho nên các nghề truyền thống như nghề thêu và làm đồ bạc của người Miêu dần mai một.

https://baomai.blogspot.com/

Bạn không cần phải quan sát kỹ mới thấy hầu hết các gương mặt người ở Hongxi đều đã phủ nếp nhăn. Chỉ có trẻ con và người già sống trong làng. Truyền thống làm bạc đã bắt rễ sâu trong văn hóa Miêu, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu rễ và cây trở nên quá xa nhau?

https://baomai.blogspot.com/

"Hầu hết trẻ con được sinh ra và sống ở thành phố. Cha mẹ không nói tiếng Miêu với con trẻ nữa. Vì vậy, ngôn ngữ dần chết đi. Tôi […] muốn con trai học tiếng và giữ gìn văn hóa và truyền thống," Wu nói.

Hy vọng cho tương lai

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

Giờ đây ở tuổi 29, Wu làm y tá ở bệnh viện tại Kaili. Dù sống xa làng khi còn bé, nhưng Wu tự hào về di sản và câu chuyện gia đình: cha mẹ cô kết hôn với 1 kg trang sức bạc, trong khi cô đeo tới 10kg. Cô và người chồng Shikun Yang (đứng thứ hai từ phải sang) đã lên kế hoạch truyền lại những nét văn hóa đặc biệt của dân tộc họ đến con cháu.




Runze Yu

https://baomai.blogspot.com/

Hòn đảo chết chóc nhất thế giới
Sức Mạnh của Truyền Hình và Chiến tranh Việt Nam
Phim tài liệu 'Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi' của nghệ sĩ Ki...
Phụ nữ Quyền lực Nhất Thế giới 2017
Bà Roberta McCain: thư gởi TT Lyndon B. Johnson 19...
70% người Việt Nam ủng hộ quân đội cầm quyền ?
Nghệ thuật và khoa học của sức cuốn hút
Tấn công hạt nhân phủ đầu vào Triều Tiên ?
Giáo sư Carlyle Thayer nói về chuyến thăm VN của ô...
Thủ pháp tâm lý đặc biệt để tuyển lao động
Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống loạn lạc nổi lên
Hòn đảo Eynhallow 'vô hình' ở Scotland
Dòng họ Ngô Đình và Kennedy tháng 11/1963
Thủ phủ Qikiqtarjuaq băng giá tại Canada
Hạm đội Nam Hải 'vô cùng nguy hiểm' cho VN
Vết đen trên lương tâm nước Mỹ sau ngày 1.11.1963
Medical ID trên iPhone
RỒI MÌNH HÒA GIẢI...
The Vietnam War: ai thắng ai?
Hồn ma trong Tòa Bạch Ốc

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.