Điều gì khiến Hillary không có sức thu hút bằng Bill
Những người có sức cuốn hút làm chủ được một tập hợp các kỹ năng truyền đạt làm cho họ có lợi thế đáng kể trong công việc và cuộc sống.
Bill Clinton, Steve Jobs và Tony Blair có điểm gì chung? Dù thích hay ghét họ, tất cả họ đều toát ra sức cuốn hút. Các nhà lãnh đạo có phép cuốn hút có thể thôi thúc những người theo họ trung thành hơn và làm việc tích cực hơn. Nhưng có nhiều cách hay không để họ trở thành người có sức cuốn hút?
Trong khi trước đây có bàn luận việc tính quyến rũ có thể giúp gây ảnh hưởng ở nơi làm việc, nhưng sức cuốn hút lại đòi hỏi bộ kỹ năng tương đối khác. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng sức cuốn hút cần đến sự truyền đạt (bằng lời nói hoặc bằng văn bản) bằng cách sử dụng các ẩn dụ và giai thoại mạnh mẽ, sử dụng các diễn cảm và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt thành công cảm xúc mà chúng bổ trợ cho thông điệp của mình trong khi hiển thị sự tự tin cùng với các đặc điểm khác nữa.
Sự quyến rũ cần việc nhìn vào mắt các cá nhân và làm họ mỉm cười, khiến người ta tự nói về bản thân, đặt câu hỏi riêng tư và đưa ra những tuyên bố dứt khoát, trong khi các nhà lãnh đạo có sức thu hút không nhất thiết phải tương tác trực tiếp với người mà họ gây ảnh hưởng, họ có thể làm điều đó từ xa. Vì vậy, trong khi những người quyến rũ được yêu mến thì những người có sức thu hút không cần phải như vậy.
"Bạn có thể có sức cuốn hút nhưng không đáng mến," Olivia Fox Cabane, một huấn luyện viên và tác giả cuốn The Charisma Myth, nói. Bà lấy Steve Jobs làm ví dụ, ông là người bị một số nhân viên rất ghét nhưng vẫn được coi là người có sức thu hút.
Fox Cabane phân biệt ra nhiều loại sức cuốn hút: sức cuốn hút 'quyền lực ngôi sao' khó có thể có được, được minh họa như Marilyn Monroe, người yêu thích biểu diễn trước máy quay hình; sức cuốn hút 'tập trung', kéo theo sự chăm chú lắng nghe; và sức cuốn hút 'nhân từ', được Đức Đạt Lai Lạt Ma thể hiện, mà ta có thể học được.
Tác động của sức cuốn hút
Steve Jobs trong năm 2010, sử dụng nhiều thủ thuật nói và cử chỉ cần thiết để truyền cảm hứng cho những người theo ông
Hóa ra có rất nhiều lợi ích có thể định lượng cần phải sử dụng đến hành vi cuốn hút.
Thí dụ, khi những giá trị mà một nhà lãnh đạo đang chủ trương lại trùng một phần với những giá trị của những người mà nhà lãnh đạo này đang cố gắng gây ảnh hưởng thì một 'tác động cuốn hút' có thể xảy ra. "Người ta sẽ chia sẻ vận mệnh với bạn hơn, họ sẽ muốn giống bạn hơn, họ sẽ sẵn sàng theo bạn hơn," John Antonakis, giáo sư về hoạt động tổ chức tại Đại học Lausanne, nói.
Trong một nghiên cứu vào năm 2015, Antonakis và đồng nghiệp phát hiện ra rằng những người lao động tạm thời trong một chiến dịch gây quỹ đã tăng sản lượng lên 17% sau khi xem ghi hình bài diễn thuyết cuốn hút động viên so với bài phát biểu tiêu chuẩn thông thường.
"Không lệ thuộc bạn trông có hấp dẫn hay không, nếu bạn là cuốn hút hơn trong một clip cạnh tranh nguồn vốn mạo hiểm thì bạn dễ được ủng hộ hơn," ông Antonakis nói. "Đối với những người tổ chức tuyên truyền ý tưởng TED Talk, bạn sẽ nêu được nhiều quan điểm hơn và phát biểu của bạn sẽ được xem là gây cảm hứng nhiều hơn nếu bạn trình bày lôi cuốn hơn."
Sức thuyết phục lôi cuốn thậm chí có thể làm tăng việc sẵn sàng hợp tác của mọi người. Antonakis đã thực hiện một thí nghiệm mà những người tham gia đã được giới thiệu một đoạn video của một diễn viên cố gắng thuyết phục họ một cách lôi cuốn để hợp tác trong một trò chơi vờ kéo theo các quyết định tài chính . Những người chơi có nhiều khả năng đóng góp cho lợi ích tập thể hơn là thưởng thức một 'chuyến đi miễn phí'. "Năng lực thuyết phục có thể giúp người ta bằng cách không chỉ ảnh hưởng đến sở thích của họ mà cả niềm tin của họ đối với những gì họ nghĩ rằng người khác sẽ làm được," Antonakis nói.
Tại sao lại xảy ra tác động này? Nghiên cứu cho thấy nó là do lòng tin. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy các nhà lãnh đạo có sức cuốn hút dễ được các nhân viên tin tưởng, và các nhân viên này lại sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp hơn, quan tâm hơn về tương lai của tập thể hoặc thể hiện cam kết với công ty vượt quá cả nghĩa vụ theo hợp đồng.
Bjorn Michaelis, giáo sư quản lý và tổ chức của Đại học Kühne Logistics ở Đức và là một trong những tác giả của nghiên cứu này, nói rằng các nhà lãnh đạo có sức cuốn hút thể hiện cho nhân viên biết là họ có năng lực cao để tạo ra những ý tưởng mới và liêm khiết sẵn sàng chịu rủi ro cá nhân vì lợi ích của công ty. Hãy nghĩ đến các CEO như Mark Zuckerberg, người nổi tiếng vì chỉ nhận lương 1 đô la và Elon Musk, người chưa bao giờ nhận lương từ Tesla.
Bạn có thể rèn luyện để có thêm sức lôi cuốn?
Đối với những người muốn có sức thu hút hơn thì có bằng chứng rằng nó không phải là một năng lực kỳ diệu, hoặc không thể nhận biết như ta thoạt tưởng.
Hầu hết nó bắt nguồn từ cách chúng ta sử dụng từ ngữ và cách các vấn đề được chuyển tải. Ví dụ, trong một nghiên cứu, Antonakis đã đào tạo các nhà quản lý cấp trung tại một công ty của Đức và sinh viên thạc sỹ để có sức thu hút hơn bằng cách sử dụng điều ông gọi là các chiến thuật của lãnh đạo có sức lôi cuốn.
Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã sử dụng ẩn dụ, thuật hùng biện, tương phản, danh sách, niềm tin đạo đức và tình cảm của tập thể trong các diễn văn
Chúng được tạo thành từ chín chiến thuật lời nói cốt lõi bao gồm ẩn dụ, câu chuyện và giai thoại, tương phản, danh sách và các câu hỏi tu từ. Các diễn giả cần thể hiện niềm tin đạo đức, chia sẻ cảm xúc của khán giả mà họ đang nhắm mục tiêu, đặt kỳ vọng cao vào bản thân và truyền đạt lòng tin. Các nhà quản lý được huấn luyện để sử dụng các chiến thuật này được đánh giá là có năng lực hơn, đáng tin cậy hơn và có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác. Các sinh viên thạc sỹ đã phân tích các bản ghi hình bản thân mình phát biểu, lưu ý đến các chiến thuật này, rồi cuối cùng đã có bài phát biểu mới được đánh giá là có sức thu hút hơn.
"Margaret Thatcher có sức hấp dẫn phi thường vì những lời hùng biện và sử dụng những chiến thuật này,"
Antonakis nói. Việc phân tích bài phát biểu của Thủ Tướng Anh tại Hội nghị Đảng Bảo Thủ năm 1980, được gọi là 'người phụ nữ không phải để chuyển hướng', đã nêu bật việc bà sử dụng rất nhiều những thủ thuật nói trên. Bài phát biểu của bà tràn ngập các ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, các câu chuyện, các tương phản, các danh sách và ý tham khảo tới các mục tiêu đầy tham vọng.
Nhưng không phải chỉ có cách dùng từ là quan trọng. Ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, biểu cảm trên mặt và giọng nói cũng góp phần vào truyền cảm xúc và phải phù hợp với thông điệp muốn truyền tải. "Những gì bạn cần để truyền đạt là cảm xúc thích hợp với những gì bạn đang nói. Bạn trông phải đáng tin cậy để mọi người tư tưởng vào bạn," Antonakis nói.
Đây có lẽ là một trong những yếu tố làm cho Hillary Clinton không có sức thu hút bằng Bill, ông nói thêm. "So với Bill Clinton thì Hillary Clinton tỏ ra có chút lạnh lùng (trong cuộc chạy đua Tổng Thống) bà không truyền tải được một hình ảnh nồng ấm và chan hòa như chồng bà đã làm." Ông nói thêm rằng cử chỉ, biểu cảm vẻ mặt và giọng nói của bà đã không làm tăng cảm xúc cho thông điệp của mình, làm cho bà "như theo kịch bản."
Fox Cabane, người đào tạo giám đốc điều hành để có sức cuốn hút, đặc biệt là khi tiếp xúc với công chúng qua phát biểu hoặc phỏng vấn, nói rằng chiến lược bạn sử dụng để tăng tính cách phụ thuộc vào loại sức cuốn hút mà bạn muốn thể hiện ra.
"Sự cuốn hút uy quyền là hữu ích khi ngôi nhà đang bị cháy và bạn cần mọi người thoát ra," Fox Cabane nói. "Trong khi bạn không quan tâm đến người ta thích mình hay không, điều bạn quan tâm là phải tuân lệnh."
Bà nói cách tốt nhất để nâng cao uy quyền thuyết phục là nâng cao sự tự tin của mình. Bà thường gửi khách hàng đến các lớp học võ thuật và nhấn mạnh đến những lợi ích của việc chiếm khoảng không gian, nhấn mạnh về nghiên cứu của Amy Cuddy về thế sức mạnh.
"Việc đứng như thể bạn là một con khỉ đột lớn dọa đuổi đối phương ra khỏi lãnh thổ thực sự có tác dụng tốt," bà nói.
Fox Cabane mô tả Steve Jobs như một ví dụ tinh hoa của một người đã học được cái mà bà gọi là "sức cuốn hút không ngoan" trong suốt quá trình làm việc của ông. Bà đã phân tích các đoạn phim các bài diễn văn của ông trong nhiều năm.
"Trong lần thuyết trình đầu tiên của ông năm 1984, bạn có thể thấy ông ấy đờ đẫn," bà nói. "Ông ấy chỉ quan tâm đến việc bán được sản phẩm. Ông không thể hiện sức mạnh và sự hiện diện, và chắc chắn không có nhiệt huyết. "Nhưng những gì bạn dần dần thấy cho tới đầu những năm 2000, là Jobs có đạt được các yếu tố của sức cuốn hút. Ông thể hiện sự hiện diện trước tiên, ông nhìn khán giả và tập trung vào họ chứ không phải vào sản phẩm. Sau đó ông học được sức mạnh, dần dần tập trung được mọi chú ý vào mình, và ăn nói mạch lạc."
Steve Jobs 1984
Có một cách khác đã được thử nghiệm, trong đó những người nổi tiếng cuối cùng cũng tăng được sức cuốn hút. Nghiên cứu gợi ý rằng chúng ta thường lãng mạn hóa con người sau khi họ chết và nhận thấy họ có sức thu hút hơn. Trong một nghiên cứu năm 2016, người tham gia đọc một câu chuyện về sự nghiệp của một nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại vắc xin cho một loại vi khuẩn cụ thể nào đó. Khi bài báo nhấn mạnh rằng các nhà khoa học đã chết vì một căn bệnh có nguồn gốc từ chính vi khuẩn này, thì người ta đánh giá ông có mối liên hệ với Mỹ nhiều hơn và có sức thu hút nhiều hơn.
Nghiên cứu này cũng xem xét các nguồn tin trên báo cho những người đứng đầu nhà nước đã chết khi đương nhiệm từ năm 2000 đến năm 2013, và thấy rằng các nhà lãnh đạo này có xu hướng dễ được coi là có tài cuốn hút sau khi chết.
Phương pháp này có thể có hiệu quả song chúng tôi không có lời khuyên.
Tiffanie Wen
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.