Chất gelatin trong da lừa được người Trung Cộng đem làm thuốc và thực phẩm
Tin cho hay Uganda,
Tanzania, Botswana, Niger, Burkina Faso, Mali, và Senegal đều cấm xuất khẩu thịt
và da lừa sang Trung Cộng.
Lý do là, như phóng viên Alastair Leithead tìm hiểu, người Trung Cộng khoái ăn loại cháo có chất gelatin từ da lừa, và nhập hàng triệu tấm da về, gây ra nạn bắt trộm lừa đem bán sang Trung Cộng.
Dùng vào Đông y và món khoái khẩu
Một cân gelatin từ da lừa có thể bán được 380 USD và câu chuyện đằng sau 'khủng hoảng lừa quốc tế' là vì bản thân Trung Cộng đã thịt khá nhiều lừa của họ.
Lừa ở Trung Cộng đã giảm nhiều (từ 11 triệu con năm 1990 xuống 3 triệu hiện nay) vì thịt lừa là món ăn khoái khẩu.
Nhưng điều quan trọng hơn là da lừa được dùng vào Đông y và 'thực phẩm lành mạnh' ở Trung Cộng nên trở thành mục tiêu làm thịt.
Lừa cũng sinh đẻ chậm nên người Trung Cộng phải tìm kiếm nguồn cung cấp ở bên ngoài.
Loại cháo ăn liền này ở Trung Cộng có chất từ da lừa
Theo một hội từ thiện là 'The Donkey Sanctuary' có trụ sở ở Anh, trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu bộ da lừa được đưa vào thị trường mua bán.
Nhưng nhu cầu nay lên tới 10 triệu bộ một năm.
Bài báo của phóng viên mô tả châu Phi là nơi gặp 'khủng hoảng lừa' nặng nhất vì lừa là sức khép và làm nông, nhất là ở các vùng nghèo.
Nông dân châu Phi nay gặp cảnh thiếu lừa, loài gia súc có sức kéo ở vùng nông thôn của họ.
Carlos bị giết và lột da
Carlos đã chết nên Anthony nay phải thuê lừa và trả tiền cho chủ để kiếm sống
Phóng viên BBC gặp người làm nghề vận chuyển nước Anthony Maupe Wanyama, 29 tuổi ở Kenya.
Con lừa 'Carlos' của anh được bốn tuổi và làm việc tốt.
Anthony và chú lừa Carlos sống ở Ongata Rongai, ngoại ô Nairobi.
Nhưng Anthony kể "một sáng tôi thức dậy thì thấy Carlos đã biến mất, tôi tìm quanh khu vực thì biết nó đã bị giết và lột da".
Vừa kể nước mắt vừa chảy xuống má Anthony.
Lừa ở chính TC giảm nhiều, từ 11 triệu con năm 1990 xuống còn 3 triệu
Nay anh phải thuê một con lừa khác để làm công việc kéo xe chở các can nhựa mang nước sạch đến cho các hộ gia đình.
Ngay tại Kenya cứ mỗi ngày người ta làm thịt ít nhất 150 con lừa, đông lạnh thịt và dùng muối tẩm ướp da để xuất khẩu.
Nhưng thu nhập của Anthony bị giảm vì cứ làm được 3-4 đô la một ngày, anh phải trả cho chủ con lừa một nửa.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.