Monday, October 30, 2017

Ai cần bảo hiểm y tế ?

https://baomai.blogspot.com/

Nước Mỹ đang bị đe dọa vì bệnh ghiền những thứ thuốc chứa chất ma túy gọi là opioid, gồm những thuốc giảm đau! Tuần trước, Tổng Thống Donald Trump đã công bố chiến dịch chống lại bệnh “ghiền opioid!” Trước đó một tuần, dân biểu Tom Marino, người mà ông Trump tính đề cử vào chức giám đốc Cơ Quan Kiểm Soát Dược Phẩm (DEA) đã xin rút lui, sau khi dư luận trên báo chí tố cáo chính ông ta đã ngăn cản khiến Quốc Hội không thể thông qua các dự luật kiểm soát thuốc opioid chặt chẽ hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Trong làng Kermit ở vùng quê tiểu bang West Virginia với dân số 392 người, tiệm thuốc duy nhất đã cung cấp 9 triệu viên hydrocodone trong vòng hai năm. Trung bình mỗi dân làng “tiêu thụ” gần 23,000 viên. Ba công ty lớn cung cấp dược phẩm đã bị hai quận trong tiểu bang đưa đơn kiện vì bán quá nhiều opioid trong tiểu bang, trung bình mỗi người dân West Virginia “dùng” 433 viên một năm.

Tại sao tình trạng kỳ cục trên có thể xảy ra? Nguyên nhân chính là hệ thống y tế của nước Mỹ có những lỗ hổng rất lớn! Khi một người dân trung bình làng Kermit có thể “mua” hơn 10 ngàn viên thuốc giảm đau một năm, thì chắc họ không dùng hết, sẽ đem bán cho con buôn. Nhưng khi người dân làng “mua thuốc” họ thường không cần trả bằng tiền túi. Người trả tiền có thể là các công ty bảo hiểm tư, nhưng phần lớn chắc là những cơ quan của chính phủ đóng vai “bảo hiểm,” như Medicaid và Medicare.

https://baomai.blogspot.com/

Vụ bệnh ghiền opioid lan tràn chỉ là một triệu chứng cho thấy hệ thống y tế ở Mỹ đang lâm bệnh! Những cuộc bàn cãi về thay đổi hệ thống bảo hiểm y tế đang sử dụng, gọi là Obamacare, cho thấy ai cũng lo lắng trước căn bệnh trầm trọng này.

Từ nhiều thế hệ qua, hệ thống y tế Mỹ tiêu tốn hơn hầu hết các nước tiên tiến ở Châu Âu. Trong khi đó, sức khỏe của người dân Mỹ trung bình lại thua kém các nước đó.

Tuổi thọ trung bình của dân Canada và các nước Châu Âu cao hơn dân Mỹ. Ở Mỹ, có tới 28% dân chúng mắc những bệnh kinh niên khó trị, như tiểu đường, phong thấp, tỷ số cao hơn các nước đó. Chiều cao trung bình của những người Mỹ sinh năm 1996 thấp hơn người Pháp cùng tuổi.

Theo tạp chí Health Affairs những người Mỹ ở lứa tuổi trên 50, gần 60 hiện nay bị bệnh nhiều hơn các anh chị của họ trước đây 15 năm. Hai nhà nghiên cứu đại học Princeton, trong đó có Angus Deaton, đã đoạt giải Nobel kinh tế học, đã cho biết người Mỹ da trắng trung niên đang chết sớm hơn vì dùng quá nhiều thuốc, nghiện rượu, tự tử, mập phì..

https://baomai.blogspot.com/

Với tình trạng sức khỏe kém hơn các thế hệ trước, và thua các nước kinh tế tiến bộ khác, nước Mỹ lại chi tiêu tốn kém nhất cho việc săn sóc sức khỏe. Năm 2010, trung bình nước Mỹ chi cho mỗi người dân $8,233 về sức khỏe, tốn tiền nhất thế giới. Những nước đứng ngay sau Mỹ là Na Uy, Thụy Điển và Thụy sĩ cũng thuộc loại chi rất nhiều nhưng chỉ tốn trung bình $3,000 cho mỗi người. Trong số 34 nước tiến bộ kinh tế (OECD), sức khỏe của mỗi người dân tốn 3,268 đô la. Dân Mỹ chi 17.6% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) vào y tế%; và không một nước Châu Âu nào xài quá 12% GDP.

Tại sao dịch vụ y tế ở nước Mỹ lại chi tốn tiền hơn Canada, Úc và các nước Châu Âu? Một nguyên nhân là hệ thống bảo hiểm phức tạp đẻ ra rất nhiều “công việc bàn giấy!” Nếu một xí nghiệp mà chi quá nhiều vào chi phí hành chánh thì giá bán sẽ cao, không thể cạnh tranh với ai nổi, ban giám đốc sẽ bị sa thải. Nhưng hệ thống y tế trong nước Mỹ không bị cạnh tranh, cho nên không có người lo chữa trị!

Chi phí giấy tờ, hành chánh tốn kém vì mỗi bác sĩ hay nhà thương phải tính tiền đòi nhiều hãng bảo hiểm khác nhau, trong đó có các cơ quan chính phủ. Hệ thống y tế Mỹ chi 8% vào công việc giấy tờ, trong khi ở Anh quốc chỉ xài có 2.5%. Một thí dụ lạ lùng, khó tưởng tượng, là tại bệnh viện của đại học Duke nổi tiếng ở tiểu bang North Carolina. Bệnh viện có 900 giường, nhưng có tới 1,300 nhân viên chỉ làm công việc “billing,” làm hóa đơn đòi tiền các nhà bảo hiểm!

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng khi bàn đến vấn đề cải tổ hệ thống y tế Mỹ, người ta thường tránh không dám so sánh với các nước Châu Âu và Canada. Nhiều nhà chính trị bảo thủ thường dùng những chữ “theo lối Châu Âu” hay “Âu hóa” để chống lại những yêu cầu cải tổ. Họ đánh vào tâm lý dân chúng Mỹ, luôn luôn tự hào rằng nước họ hùng mạnh, giầu có hơn hẳn Châu Âu! Dân Mỹ ghét nhất là những chữ “theo lối xã hội, socialist” hay “xã hội hóa, socialised” nền y tế.

Thực ra, hệ thống y tế các nước Châu Âu (và Canada) không theo cùng một mô thức. Phần lớn họ chỉ xã hội hóa một thứ, là hệ thống bảo hiểm.

Có hai phần chính trong một hệ thống y tế: Một là bảo hiểm y tế, hai là cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, chữa bệnh. Tại hầu hết các nước trên, chỉ có phần bảo hiểm y tế là được xã hội hóa nhiều nhất. Nhà nước đứng ra lo bảo hiểm sức khỏe cho dân, còn chuyện người bệnh chữa trị với ai, mua thuốc ở đâu thường do các công ty hoặc các bác sĩ tư nhân cung cấp.

Những quốc gia mà cả việc bảo hiểm lẫn cung cấp dịch vụ đều co chính phủ lo, là Anh Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển. Một người dân khi ra đời là ai cũng có bảo hiểm, mọi dịch vụ y tế đều do quỹ nhà nước chi trả. Các bác sĩ làm việc cho chính phủ, nhà thương do chính phủ lập ra. Tuy nhiên tại các nước này vẫn có các bác sĩ, bệnh viện tư và hệ thống bảo hiểm của tư nhân vẫn hoạt động, cho những người có nhiều tiền mua những thứ bảo hiểm đắt tiền hơn, mà chính phủ không cung cấp.

https://baomai.blogspot.com/

Những nước như Pháp, Canada, thuộc loại thứ hai, chính phủ không phải là nơi duy nhất trả tiền (single payer) cho các dịch vụ y tế tuy nhiên đóng vai cơ quan bảo hiểm lớn nhất; còn đại đa số các bác sĩ, bệnh viện là tư nhân. Nhưng ở cả hai nước này, người ta vẫn có thể mua bảo hiểm tư phụ trội. Nước Đức, là quốc gia đã lập ra bảo hiểm y tế cho dân sớm nhất, gần 140 năm trước đây, thời Thủ Tướng Bismark, cũng theo lối tương tự như Pháp, Canada nhưng phần bảo hiểm của tư nhân mạnh hơn.

Sau cùng, tại những nước Thụy Sĩ, Hòa Lan, cả việc bảo hiểm lẫn việc cung cấp dịch vụ đều do tư nhân phụ trách, nhưng chính phủ có những luật lệ kiểm soát. Mục đích của việc can thiệp này là làm sao cho mọi người đều được bảo hiểm, nếu cần thì chính phủ sẽ trợ cấp. Mọi công dân đều bắt buộc phải có bảo hiểm y tế, do đó những người tự coi mình là “khỏe mạnh” cũng mua bảo hiểm, giúp cho giá bảo phí (premium) xuống thấp, thấp hơn là khi chỉ có những người có bệnh mới mua. Chính phủ kiểm soát giá cả các dịch vụ y tế, và cấm các hãng bảo hiểm không được bắt người đã có bệnh trả giá đắt hơn người thường.

Hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ bây giờ giống các nước Thụy Sĩ, Hòa Lan, nếu Quốc Hội không thay đổi.. Hiện nay đa số người Mỹ mua bảo hiểm tư, trong đó có hơn 150 triệu mua qua sở làm. Luật lệ từ thời Tổng Thống Barack Obama bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, và khoảng 20 triệu người đang được chính phủ trợ cấp khi mua của những hãng bảo hiểm tư. Chính phủ Mỹ trợ cấp ít hơn cho những người này, so với dân chúng các nước Thụy Sĩ, Hòa Lan. Vì thế, ở hai nước đó, 99% dân chúng được bảo hiểm, trong khi tại Mỹ chỉ có 90%.

https://baomai.blogspot.com/

Trước thế kỷ 20, hệ thống y tế Mỹ hoàn toàn do tư nhân phụ trách, từ việc bảo hiểm đến cung cấp dịch vụ y tế. Đầu thế kỷ trước, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, nước Mỹ đã lập ra chương trình Medicare. Những người Mỹ đi làm phải đóng tiền “mua bảo hiểm y tế” cùng với tiền góp vào quỹ hưu bổng công lập (Social Security). Khi về hưu (65 tuổi) họ được hưởng tiền hưu bổng công cũng như được bảo hiểm y tế. Có thể coi đó là bước đầu “xã hội hóa” hoặc “công lập hóa” một phần việc chăm sóc sức khỏe cho dân, cùng lúc với quỹ hưu bổng. 

Bước“công lập hóa” tiếp theo là thành lập chương trình Medicaid (Ở California là Medical), cung cấp bảo hiểm y tế cho những người lợi tức kém nhất trong xã hội. Các quân nhân và cựu quân nhân được hưởng chương trình bảo hiểm “công lập hóa” dành riêng cho họ.

Khi nhìn tổng quát cả hệ thống y tế như trên, chúng ta thấy chế độ bảo hiểm y tế ở Mỹ có gần một nửa đã được “xã hội hóa” rồi. Nhưng trong những chương trình công lập, việc kiểm soát ngân sách chi tiêu và giá cả lỏng lẻo, nhất là trong hệ thống Medicaid gần như không có. Có bao nhiêu dân làng Kermit, West Virginia đang hưởng Medicaid? Có lẽ đó là một nguyên nhân lớn khiến chi phí về y tế ở Mỹ quá cao. Đó là chưa kể công việc hành chánh trở nân nặng nề vì hệ thống bảo hiểm quá phức tạp.

https://baomai.blogspot.com/

Thái độ của dân Mỹ dối với bảo hiểm y tế đã thay đổi. Năm ngoái có 51% dân Mỹ nghĩ rằng chính phủ có trách nhiệm làm sao tất cả mọi người được bảo hiểm y tế. Năm nay, số người nghĩ như vậy tăng lên thành 60%, cao nhất trong mười năm nay. Năm ngoái chỉ có 14% dân chúng chấp nhận ý kiến cho rằng bảo hiểm y tế là trách nhiệm của chính phủ; năm nay tỉ lệ tăng lên 34%. Đặc biệt, từ tháng Giêng năm 2017 đến tháng Bẩy, số người ủng hộ chương trình Medicaid (Medical) đã tăng lên tới 53%, thêm 10%.

Đời sống luôn luôn bất trắc, nhưng càng ngày càng bất trắc hơn! Loài người đã đặt ra định chế bảo hiểm đề phòng các bất trắc, rủi ro. Ai cũng cần được bảo hiểm y tế; vì khi mới sinh ra chúng ta không biết chắc trong đời mình sẽ bị bệnh nào, có bị thương hay không. Một xã hội công bằng phải làm sao tất cả mọi người đều được bảo hiểm y tế!




Ngô Nhân Dụng

https://baomai.blogspot.com/

Tại sao thay đại sứ ở Việt Nam vào lúc này?
Những đồng xu được đặt trên bia mộ tại Mỹ
Nghĩa địa ngàn con tàu chìm nơi đáy biển
Nghiện điện thoại gây thiếu ngủ trầm trọng
Những điểm đến ảm ảnh nhất thế giới
Phân biệt nam nữ trong thu nhập thể thao
Phim "con heo" có thật là có tác dụng xấu?
Daniel Kritenbrink: tân Đại sứ tại Việt Nam
Hoa Kỳ phản hồi về thư của con gái Mẹ Nấm
Kỷ vật cho người ở lại
Quán MIB ở Việt Nam “No bra, no pay”
Truyền thống sắc màu cứu người bán hàng rong
Cái Tôi của người Việt
Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông
Đại sứ Mỹ thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa
Món quà vị khách 89 tuổi để lại cho một cô bồi bàn...
MÙA LỄ TẠ ƠN
Con lai ‘Thiên Thần’ của một cựu binh Mỹ
Hút cần sa mà không bị đuổi việc?
Khi chuồn chuồn săn ếch và nhện ăn chuột

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.