Nếu như những người trẻ tuổi dừng việc phung phí tiền vào những thứ không đáng như bỏ tiền mua lát bánh mì nướng phết trái bơ nghiền chẳng hạn, thì liệu họ có thể dành dụm đủ để mua nhà không?
Thống kê các số liệu để tìm câu trả lời.
Thử chọn lát bánh mì nướng giòn phết trái bơ nghiền làm chuẩn để tính giá mua nhà
Nếu như bạn dưới 35 tuổi, thì bạn thuộc thế hệ Thiên niên kỷ.
Khuynh hướng ẩm thực gần đây cho thấy là rất có thể các bạn đang vừa đọc bài viết này, vừa đang cầm trên tay một ly latte và một lát bánh mì nướng giòn có phết trái bơ xay mịn.
Một số người cho rằng các bạn thà vung tiền cho một bữa sáng sang chảnh, xứng đáng để đăng lên Instagram hơn là đầu tư vào những thứ hợp lý như mua nhà.
Đó là cách nói của những người khôn ngoan, hay càu nhàu kiểu cổ, mà gần đây nhất là nhà tài phiệt người Úc Tim Gurner. Ông đã xuất hiện trên các hàng tin chính quốc tế hồi tháng 4/2017 do đã mắng nhiếc giới trẻ về thói quen tiêu xài lãng phí.
Nhà phát triển bất động sản 35 tuổi nói với ấn phẩm 60 Minutes phát hành tại Úc rằng hồi ông dành dụm để mua căn nhà đầu tiên, ông đã "không mua trái bơ đã nghiền sẵn với mức giá 19 đô la và bốn ly cà phê với giá 4 đô la một ly".
Ông đã gây ra một cơn bão tranh luận, nhưng cũng đặt ra một câu hỏi thú vị: tính sơ sơ thì cần có bao nhiêu lát bánh mì nướng giòn phết trái bơ xay mịn?. Xem xét giá cả ở 10 thành phố trên thế giới, nghiên cứu, phân tích các con số để tìm câu trả lời.
Câu hỏi đặt ra là nếu không mua bao nhiêu suất bánh mì nướng giòn phết trái bơ bao nhiêu lần bạn sẽ tiết kiệm đủ tiền để đặt cọc mua nhà?
Nghiên cứu bởi Miriam Quick. Minh họa bởi Piero Zagami.
Tại Mexico City, giá nhà là 85.883 đô la còn giá phần bánh mì là 5,5 đô la. Con số này ở Johannesburg lần lượt là 69.364 đô la và 3,5 đô la.
Như vậy, nếu bạn ở Mexico City thì bạn cần nhịn 3.123 lần, trong lúc những ai ở Johannesburg thì cần nhịn nhiều hơn, 3.964 lần.
Tại Berlin, một căn hộ có giá 313.577 đô la còn giá phần bánh mì là 9 đô la, còn ở Tokyo là 605.761 đô la và 10,50 đô la.
Quy đổi ra thì những ai ở Berlin phải nhịn ăn 6.968 lần, còn những ai sống ở thành phố của Nhật sẽ phải nhịn 11.538 lần.
Giá nhà ở Sydney là 590.726 đô la, suất ăn có giá 10 đô la. Nhà ở New York đắt hơn một chút, 606.726 đô la nhưng giá bánh thì cũng bằng ở Sydney, 10 đô la.
Như vậy, người Sydney cần nhịn 11.815 bữa nhưng dân New York thì phải nhịn thêm nữa, 12.135 lần.
Tại San Francisco, một thành phố nữa của Mỹ, thì giá nhà là 718.870 đô la, giá bánh 9 đô la. Tại Vancouver của Canada giá nhà rẻ hơn hẳn, chỉ 435.518 đô la, nhưng giá bánh cũng cực 'bèo' so với các thành phố phương Tây khác, chỉ 5 đô la.
Vậy nên tuy giá nhà phải chăng hơn, nhưng người Vancouver sẽ phải nhịn nhiều hơn, 17.421 lần, so với người San Francisco, chỉ cần nhịn 15.975 lần.
Tại Hong Kong, một thành phố nổi tiếng là đắt đỏ ở châu Á, thì giá nhà lên tới 1.387.130 đô la, và giá phần ăn cũng cao ngất ngưởng, 14 đô la. Ở thru đô London của Anh quốc, giá nhà là 857.473 đô la, còn giá bánh là 7 đô la. Vậy là dân Hương cảng phải nhịn 19.816 lần nhưng người London 'đói dài' suốt 24.499 lần.
Tổng kết lại, thì chặng đường cho cư dân 10 thành phố trên cần chắt bóp nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền mua nhà (nói chính xác hơn là tiết kiệm để có đủ 20% đặt cọc mua nhà) chênh nhau đáng kể, với mức nhanh nhất là ở Mexico City, khoảng 9 năm là đủ, và 'marathon' bền bỉ nhất là ở London, 67 năm.
Chúng tôi tính mức giá trung bình một bữa ăn sáng là một phần bánh mì lát nướng giòn phết trái bơ ở một số quán cà phê tại mỗi thành phố và tính toán xem bạn sẽ cần nhịn bao nhiêu bữa sáng như thế thì mới đủ tiền đặt cọc 20% mua nhà.
Giá nhà được tính trên mức giá trung bình của một căn hộ rộng 90 mét vuông ở bên ngoài khu vực trung tâm thành phố, dựa theo mức giá mà người dùng trang web chuyên về sinh hoạt phí Numbeo cung cấp.
Ở thành phố của bạn, theo thời giá hiện nay thì bạn sẽ cần nhịn ăn sáng trong bao lâu?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.