Nhiếp ảnh gia Ambroise Tézenas phải mất nhiều năm, tới các điểm du lịch để ghi lại những khoảnh khắc đen tối của lịch sử.
Tứ Xuyên, TC
Ngày 12/5/2008, trận động đất kinh hoàng xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, TC, khiến gần 90.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 5.300 trẻ em. Một năm sau đó, tượng đài tưởng niệm các nạn nhân được xây dựng trước một Trường trung học ở Ánh Tú - vùng tâm chấn. Kim đồng hồ ở đây dừng lúc 14h28, thời điểm có các chấn động đầu tiên.
Tuol Sleng, Kampuchea
Đây từng là trường Phổ thông Trung học, trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Hiện tại, chính quyền nơi đây quyết định mở cửa để du khách có cơ hội biết đến, và cảm nhận trực tiếp về một thời lịch sử kinh hoàng này.
Mleeta, Israel
Năm 1982, Israel tấn công miền Nam Lebanon sau nhiều năm căng thẳng. Nhóm quân sự mới có tên Hezbollah đã đứng ra chống lại Israel trong cuộc chiến kéo dài 18 năm, khiến hàng nghìn người dân thiệt mạng.
Năm 2010, Đài tưởng niệm Kháng chiến được xây dựng ở Mleeta- Căn cứ quân sự của Hezbollah, kỷ niệm 10 năm Israel rút quân.
Chernobyl, Ukraine
Thảm họa nguyên tử ở Chernobyl vào năm 1986, đã cướp đi ngôi nhà của hơn 100.000 người, khiến cho thành phố Pripyat trở nên hoang vu. Ngày nay, du khách có thể tới thăm khu Exclusion quanh nhà máy nguyên tử. Các nhà Khoa học cho rằng: Con người chưa thể sống ở đây trong vòng 24.000 năm tới.
Auschwitz, Ba Lan
Auschwitz là Trại tập trung do Đức Quốc xã lập ra vào năm 1940, ở ngoại ô Oświęcim. Hai năm sau đó, Trại tập trung trở thành một trong những Trại tập trung lớn nhất của Phát xít Đức.
Tù nhân ở đây phải lao động khổ sai, trở thành vật thí nghiệm, và bị thảm sát hàng loạt. Bảo tàng Auschwitz-Birkenau được xây dựng sau đó, để trưng bày hiện vật của khoảng 1,1 triệu người, những nạn nhân đã bỏ mạng trong Thế chiến II.
Oradour-sur- Glane, Pháp
Tháng 6/1944, quân Đức Quốc xã mở cuộc tấn công càn quét toàn bộ làng Oradour-sur-Glane ở Pháp. Đàn ông bị dồn hết vào các kho thóc, còn phụ nữ và trẻ em bị nhốt vào nhà thờ, rồi phóng hoả. Những người chạy ra ngoài đều bị bắn chết. Trong sự kiện đó, hơn 642 dân thường đã thiệt mạng. Năm 1946, nơi đây trở thành một Đài tưởng niệm Quốc gia của Pháp.
Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Genocide, Rwan
Vào năm 1994, hơn 800.000 người đã bị giết hại trong cuộc tấn công của tộc người Hutu, Rwanda, nhằm xoá sổ tộc Tutsi. Sau đó, khoảng 2 triệu người Hutu đã phải trốn sang Tazania, Burundi, và Cộng hoà Congo, do sợ bị trả thù. Đài tưởng niệm diệt chủng ở Rwanda hiện bảo tồn, và trưng bày hài cốt của những người thiệt mạng.
Van Pham
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.