Thư gửi các bạn thời trẻ dại
(Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây II-Thị Nghè)
(Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây II-Thị Nghè)
Các bạn rất cũ. Lâu quá không gửi thư cho nhau, có lẽ cũng do chúng mình ở xa nhau quá, tuổi mỗi ngày một nặng thêm nên lười, rồi lúc nhớ lúc quên, cứ nói sẽ viết, tiếp theo là sẽ quên. Hôm nay bỗng nhớ đến các bạn, và thấy cần phải viết để chia sẻ với các bạn một điều mà chúng ta đã và vẫn chia chung. Cả hai tuần nay từ lúc bắt đầu chiếu phim về Chiến Tranh Việt Nam trên truyền hình, tôi nhận được rất nhiều bài viết, nhiều phản ứng về bộ phim này.
Chúng mình là bạn từ thời Tiểu Học 1954, theo cha mẹ chạy Cộng Sản vào Nam. Đi ra từ chiến tranh, sống trong chiến tranh, rồi lại chạy ra khỏi chiến tranh. Chặng đường hơn 20 năm thật quá dài, nhưng khi đã hết chiến tranh (ít nhất là với chúng mình), sống rải rác trên địa cầu hơn 40 năm thanh bình, vẫn chưa thoát ra khỏi hai chữ “chiến tranh”.
Đọc những bài viết nhận định về bộ phim 10 kỳ liên tiếp này. Nhiều người phân tích rành rọt về Cộng Sản, về Quốc Gia, về Đồng Minh Mỹ rất chi tiết, rất tỉ mỉ. Dù phân tích đó rất nông cạn hay rất thuyết phục, nhưng cuối cùng còn lại hai chữ “Chiến Tranh”, dù nhìn bằng góc cạnh nào chăng nữa cũng vẫn đau lòng.
Những con số người chết cho cuộc chiến này, con số trận đánh hai bên, con số những trận bom rải thảm. Con số người chết trong “Trại Cải Tạo”, chết “Vượt Biên Giới” chết “Vượt Biển” và Đồng Minh chết cho đất nước bạn. Có cố nói thế nào, biện minh ra sao, thì cái phần đau đớn hậu quả đó không lấy bất cứ “lý lẽ” gì mà cứu vãn được. Chỉ có thể kết luận là “rùng mình”
Cái hậu chiến tranh giống như khói hun vào phổi chúng ta, không thể nào lấy ra được. Chúng ta sống với buồng phổi đó cho đến lúc chết .
Chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam dù được suy diễn cách nào, dù đặt tên cuộc chiến là gì ta cũng thấy rõ ràng là “Huynh Đệ Tương Tàn”. Những người lính sau một trận chiến, chết nằm úp mặt, lật lên máu đỏ da vàng, nếu còn thoi thóp sẽ nói cùng ngôn ngữ với ta. Cộng Sản hay Quốc Gia lúc đó chỉ còn trơ ra một hình hài “Việt Nam” khốn khổ. Ta chỉ còn biết thốt lên:
Từ lúc nào chúng ta đã khóc cho chiến tranh và chúng ta sẽ lại phải khóc vì chiến tranh vào lúc nào nữa, trong khi thế giới càng ngày càng hoảng loạn, căng thẳng. Có thể chúng ta không còn cơ hội khóc nữa vì chúng ta đã quá già nua và sắp ra khỏi đời sống, nhưng con, cháu, chắt chúng ta liệu có bình yên mãi được không?
Tôi nhớ lại một bài Thơ khóc con của Rudyard Kipling, nhà văn, nhà Thơ người Anh nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết cho trẻ em, The Jungle Book(1894), con trai ông, Thiếu úy John Kipling của quân đội Anh đã tử trận trong Trận Loos, ở vùng Artois của Pháp trong Đệ I Thế Chiến và không tìm thấy xác. Ông không khóc riêng cho con trai mình, mà cho tất cả những người con đã hy sinh trong Đệ I Thế chiến (*)
That flesh we had nursed from the first in all cleanness was given…
To be blanched or gay-painted by fumes – to be cindered by fires –
To be senselessly tossed and retossed in stale mutilation
From crater to crater. For this we shall take expiation.
But who shall return us our children?
Da thịt con tinh khiết
Cha mẹ nuôi ấu thơ
Khói đã nhuộm xám đen
Bom đốt thành tro bụi
Xác con ném qua lại
Trên những hố những hầm
Xác con đã nổ tung
Chúng ta sẽ đền bù
Những điều đã xẩy ra
Nhưng ai sẽ trả lại
Con thân yêu cho ta
Người chồng chết, người vợ trẻ còn đàn con nhỏ để tìm niềm an ủi trong vất vả hy sinh. Người con chết, cha mẹ không tìm ra điều gì thay thế vào được.
Có người nói “Bộ phim Vietnam War chỉ cốt chống chế cho thể diện của Mỹ hơn là sự trung thực cho cuộc chiến.”
Hãy đọc một bài Thơ về sự trung thực trong cuộc chiến này của Kyle Schlicher (USMC 5/15/1968) Một người lính trong quân đội Đồng Minh Mỹ.
They Didn't Know
he lay there under the sun
dried blood on his lips.
dried blood on his lips.
the heat was oppressive.
his clothes were dusty,
dark blotches on them.
dark blotches on them.
i could see the ants moving,
entering him and exiting him.
how i hate this place! how i hate the people
who are responsible for all this unbelievable madness.
who are responsible for all this unbelievable madness.
how i hate myself for volunteering to be here!
i watched the ants crawling over the body.
i wanted to hate them too!
But they didn't know and the hating had to stop somewhere.
Chúng Chẳng Biết Gì Đâu
chàng nằm đó dưới mặt trời
máu khô trên môi sức nóng nung người
máu khô trên môi sức nóng nung người
quần áo chàng bẩn thỉu bầm đen từng mảng
tôi thấy những con kiến chuyển động
chúng vào trong chàng rồi ra khỏi chàng
sao tôi ghét nơi này thế
sao tôi ghét mấy người này thế
mấy người có trách nhiệm
cho những điên cuồng không tưởng
mấy người có trách nhiệm
cho những điên cuồng không tưởng
sao tôi ghét cả chính tôi thế
sao lại tự nguyện tới đây
sao lại tự nguyện tới đây
tôi nhìn những con kiến bò qua lại trên xác chàng
tôi muốn ghét luôn chúng nữa
nhưng chúng chẳng biết gì đâu
và cái sự ghét này phải chấm dứt ở một nơi nào đó.
và cái sự ghét này phải chấm dứt ở một nơi nào đó.
Hai đoạn của hai bài thơ tiếp theo, của người lính miền Nam và một của người miền Bắc.
Hình như cây súng con lạ lắm
Sao nó run lên khi đạn lên nòng
Tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
Một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không ?
Trước mặt con: những ngọn đồi cát máu
Đêm thì thầm cùng những nấm xương
Ôi, trái tim con mãi tôn thờ Má
Đã dạy con hai tiếng yêu thương.
(Nguyễn dương Quang trong bài Đêm cuối năm viết cho Má )
Buổi chiều sau chiến tranh
Ngày trở về anh đi lệch một bên
Một ống quần phất phơ trong gió...
Bà mẹ nghèo lẩy bẩy
Ra ngõ đón con
Con dìu mẹ, mẹ dìu con
Hai dấu chấm khép chiều nắng lửa...!
(Trần Sĩ Tuấn)
Các bạn của tôi ơi! Ngày 23 tháng 10 này tôi sẽ nhận lời mời của Thư Viện Seattle đến nghe bà Lynn Novick nói về công việc làm một cuốn phim về chiến tranh thế nào. Tôi sẽ đọc một bài thơ về cảm nghĩ của mình khi xem phim về chiến tranh (Theo yêu cầu của Thư Viện). Tôi sẽ không dự buổi bình luận về cuộc chiến trong phim, đó không thuộc khả năng hiểu biết của tôi, vì ngay cả Ken Burns và Lynn Novick những người hàng đầu về làm phim chiến tranh đều thừa nhận “Cuộc chiến Việt Nam” là chủ đề khó khăn và phức tạp nhất mà họ từng thực hiện khi có quá nhiều luồng quan điểm, quá nhiều cách nhìn nhận từ các đối tượng khác nhau. Khi được hỏi vì sao lựa chiến tranh Việt Nam, mở lại những hồi ức đau thương và tranh luận cay đắng không có hồi kết, hai đạo diễn cho rằng “Việt Nam” vẫn là công việc còn dang dở của nước Mỹ. Không có ai thực sự hiểu cuộc chiến đã xảy ra thế nào và những người trải qua nó phải chịu đựng ra sao. (Trích: Nghiencuuquocte.net)
Đến bao giờ nước Mỹ mới hết những công việc dang dở này trên thế giới?
Những người bạn thời “Tiểu Học” của tôi. Những: Nam, Giáo, Tâm, An, Hà 1, Hà 2, Bình, Hạnh, Giao ơi! Hãy yêu thương Việt Nam mình với trái tim của thời tuổi dại, hãy cố quên đi những người thân yêu trong gia đình mình, những người bạn của mình đã chết ở Bắc hay Nam, vì AK-47, vì B-40, hãy cố tha thứ và thương yêu như trong một câu Thơ của người góa phụ trẻ miền Nam đã viết:
Trần Mộng Tú
(*) Joshep Rudyard Kipling 1865-1936- Nobel Văn Chương 1907
Tội nghiệp cho Nhân Dân miền Nam Việt Nam, từ một "Nạn Nhân"của tội ác trở thành "Kẻ Độc Ác", tay sai của Đế Quốc. Những Tuyên Truyền nó nguy hiểm ở chỗ đó.
ReplyDelete