Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa, ngày 24/10/2017.
Đại sứ Mỹ Ted Osius dẫn đầu đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hôm 24/10 đã đến thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Biên Hòa, còn gọi là Nghĩa trang Bình An, ở tỉnh Bình Dương.
Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Mỹ tại thành phố HCM, người tháp tùng đại sứ Osius trong chuyến thăm nghĩa trang, hôm 27/10 viết trên Facebook:
“Đại sứ Ted Osius và tôi đã thắp hương tại Đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh tại Nghĩa trang Bình An và thăm Căn cứ Không quân Biên Hoà trong tuần này. Thông qua cam kết chung nhằm giải quyết quá khứ một cách cởi mở và trung thực cũng như nỗ lực chung trong việc hoà giải.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ viết tiếp: “Hoa Kỳ và Việt Nam có thể hướng đến tương lai từ quá khứ, tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.”
Ngoài ra, tháp tùng đại sứ Mỹ còn có ông Nguyễn Đạc Thành và ông Nguyễn Huy Khê, đại diện Sáng hội Việt Mỹ, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ giúp trùng tu nghĩa trang.
Trong một thông cáo báo chí hôm 24/10, Sáng hội Việt Mỹ nói dịp này đoàn có cuộc khảo sát tình trạng thực tế của các khu mộ trong nghĩa trang.
Cũng theo thông cáo của Sáng hội Việt Mỹ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chấp nhận nguyện vọng và đề nghị của hội trong việc trùng tu nghĩa trang, đồng ý đưa vấn đề này vào nội dung thảo luận chính thức giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nghĩa trang Biên Hòa 38 năm sau.
Đêm canh thức 1974
Ngày 1 tháng 11 năm 1974 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn chính phủ, các tướng lãnh lên làm lễ tưởng niệm tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Hiệp định Paris đã ký kết. Mỹ đã rút quân về. Quân Bắc Việt vẫn nằm lại miền Nam. Trận chiến dành dân lấn đất vẫn đổ máu. Nền hòa bình giả tạo đang che đậy những ngày bão nổi sắp đến.
***
Từ 'Việt Nam Cộng hòa' đến hòa giải dân tộc
Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là "Việt Nam Cộng Hòa" chứ không còn gọi là "ngụy quyền Sài-Gòn".
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.