Quan chức Y tế Anh Quốc cho rằng bệnh nhân cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hơn là được nhận đơn sử dụng kháng sinh.
Bộ Y tế Anh Quốc cho biết có tới 1/5 số thuốc kháng sinh đã được kê đơn thực ra là không cần thiết đối với những bệnh có thể tự phục hồi.
Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra sự sản sinh các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến các bệnh dịch trở nên khó điều trị.
Vấn đề dùng tràn lan thuốc kháng sinh khiến người bệnh nhờn thuốc đã được nêu ra không chỉ tại Anh Quốc.
Nhưng số liệu thống kê mà Bộ Y tế Anh nêu ra cho thấy mỗi năm có khoảng 5000 người tử vong tại Anh do các bệnh kháng thuốc.
Giáo sư Paul Cosford, một giám đốc thuộc Bộ Y tế Anh nói:
"Chúng ta không cần sử dụng kháng sinh cho các bệnh thông thường.
"Đa số chúng ta sẽ nhiễm bệnh tại nhiều thời điểm và sẽ tự phục hồi nhờ hệ miễn dịch của mình."
Ông cũng nói thêm, thay vì đi khám và chờ bác sĩ "kê đơn thuốc kháng sinh", chúng ta cần:
· Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng
· Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol
· Uống nhiều nước
Bộ Y tế Công cộng Anh dự báo tới năm 2050, số người tử vong trên toàn thế giới do các các bệnh viêm nhiễm từ vi rút biến thể sẽ cao hơn số người tử vong do bệnh ung thư hiện tại.
Tịch thu thuốc kháng sinh từ nguồn bất hợp pháp tại Đức
Vấn đề buôn lậu thuốc kháng sinh từ các nguồn chính thức và không chính thức cũng là một vấn nạn ở nhiều nước.
Thách thức với Việt Nam
Tại Việt Nam, việc lạm dụng kháng sinh cũng đang là một thách thức đối với ngành y tế.
Theo báo Dân Trí (7/8/2017), lạm dụng kháng sinh được gây ra bởi hai nguyên nhân.
Một là việc viết đơn dùng kháng sinh không cần thiết từ nhân viên y tế.
Hai là thực tế mua bán kháng sinh trên thị trường quá dễ dàng.
Nhiều người "tích trữ" kháng sinh dù không cần thiết vì nghĩ rằng sử dụng kháng sinh sẽ mau hết bệnh.
Theo một khảo sát của Bộ Y tế, hơn 90% tình trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam là không được kê đơn bởi bác sĩ nhằm điều trị những bệnh phổ biến như viêm họng, viêm phế quản, và các bệnh viêm nhiễm sơ đẳng.
Theo các chuyên gia, để hạn chế tác hại của lạm dụng kháng sinh, cần có một chiến lược quản lý kháng sinh chặt chẽ hơn, bên cạnh sự thay đổi nhận thức về cách sử dụng kháng sinh ở cả người dân lẫn nhân viên y tế.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.