Friday, October 27, 2017

Khi chuồn chuồn săn ếch và nhện ăn chuột

https://baomai.blogspot.com/ 
Nhện sói (Lycosa erythrognatha) săn một con cóc

Cách đây ít lâu có một video clip lan truyền chóng mặt ghi lại hình ảnh một con nhện thợ săn Úc đang kéo một con chuột lên vách tủ lạnh.

Đoạn video clip đó quả là quá đỉnh. Con nhện thợ săn cho thấy nó có sức mạnh đáng kinh ngạc, với những cái chân có lực quắp phi thường: mặt vách tủ lạnh thì trơn bóng không hề dễ leo chút nào.

Hiện tượng đáng sợ?

Nhưng nếu xét về vấn đề quan trọng nhất thì đoạn video clip đó cũng không phải là gì đáng kể: con nhện đó nhiều khả năng không hề giết chết con chuột. Cái đuôi cứng đờ và cái bụng rũ xuống của con chuột là dấu hiệu cho thấy nó đã chết được một lúc. Do đó, điều mà đoạn phim đó cho chúng ta thấy thật ra chỉ là một thành tích ấn tượng về khả năng ăn xác chết ngoại hạng.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào thế giới muôn loài thì chúng ta sẽ thấy rất nhiều những loài bò bằng chân đáng sợ, chẳng hạn như những loài nhện có khả năng chế ngự và giết chết con mồi có kích thước lớn hơn chúng nhiều.

Một báo cáo khoa học công bố hồi 12/2016 mô tả lại sự việc kinh hoàng ở Brazil: người ta nhìn thấy một con nhện lông (Grammostola quirogai) ăn thịt một con rắn mà rõ ràng là nó đã chộp được rồi giết chết. Con rắn đó có chiều dài 39cm.

https://baomai.blogspot.com/
Một con nhện tarantula (Grammostola quirogai) ăn thịt con rắn cạn Almaden (Erythrolamprus almadensis)

Nhện và côn trùng về cơ bản khác biệt với con người chúng ta ở chỗ chúng không có xương sống. Còn chúng ta và các loài động vật khác như chó, đại bàng, ếch nhái... là những động vật có xương sống.

Động vật xương sống có kích thước lớn hơn nhiều so với động vật không xương sống. Ngoại trừ trong các phim khoa học viễn tưởng, không có con côn trùng nào có thể sánh với kích thước của con voi.

Do đó mà chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng động vật xương sống sẽ ăn động vật không xương sống: chim ăn ruồi, tinh tinh ăn mối và loài ăn kiến thì đương nhiên là ăn kiến, chứ không thể có chuyện ngược lại.

Ý nghĩ loài không xương sống có thể ăn thịt loài có xương sống thường khiến chúng ta rùng mình kinh sợ.

Tuy nhiên, thế giới tự nhiên thì không hề biết, cũng chẳng bận tâm đến quan niệm của con người.

https://baomai.blogspot.com/
Một con chim ruồi Acadia (Empidonax virescens) bị mắc vào mạng nhện

Trong tự nhiên có rất nhiều loài ăn thịt to lớn, nhanh nhẹn và thường là có độc tố mạnh nhưng lại không có xương sống.

Việc con mồi có xương sống đối với chúng không có gì quan trọng: có lẽ phần xương sống chỉ khiến chúng phải mất thêm công nhai nghiền mà thôi.

Ấu trùng chuồn chuồn

Vào 4/2016, các nhà sinh vật học ở Brazil đã lần đầu tiên ghi nhận ấu trùng chuồn chuồn ăn thịt ếch trưởng thành.

Ấu trùng chuồn chuồn là loài ăn thịt dưới nước nổi bật. Chúng thường ăn nòng nọc và điều này buộc các nạn nhân phải phát triển những chiến lược tự vệ tinh vi.

Nòng nọc của loài ếch da beo sẽ đẩy nhanh quá trình trưởng thành nếu ở hồ nước của chúng cũng có mặt ấu trùng chuồn chuồn.

Các loài nòng nọc khác thì giấu mình hay phát triển những bộ phận mang tính trang trí ở phần đuôi để lừa ấu trùng chuồn chuồn tấn công vào những nơi không mấy quan trọng trên cơ thể chúng.

Ấu trùng chuồn chuồn có thể được xem là chúa sơn lâm của vùng ‘rừng rậm’ các bụi nước. Tuy nhiên không ai nghĩ rằng chúng có thể tấn công ếch nhái trưởng thành.

Nghiên cứu mới cho thấy chúng có khả năng đó. Những con ấu trùng háu ăn ngoi ra khỏi ao hồ leo lên những cây cỏ trên mặt nước rồi sau đó nhảy lên lưng ếch nhái và bắt đầu ăn sống chúng. Nạn nhân có chống cự cũng vô ích.

Việc chuồn chuồn ăn thịt động vật có xương sống không chỉ dừng ở giai đoạn ấu trùng. Các con chuồn chuồn trưởng thành cũng tham gia vào hành động này.

Chẳng hạn như người ta đã chụp được tấm hình ghi lại một loài chuồn chuồn Canada khổng lồ, được gọi là chuồn chuồn thợ săn, bắt lấy một con chim ruồi cổ hồng giữa không trung rồi ăn thịt.

Tuy nhiên, đây không phải là điều thường gặp: trường hợp duy nhất mà con người biết là vào năm 1977.

Rết Scolopendra

Một số loài không xương sống khác lại thường là loài thường xuyên ăn thịt động vật có xương sống. Trong số đó, đáng chú ý nhất là rết Scolopendra.

https://baomai.blogspot.com/
Con rết khổng lồ (Scolopendra viridicornis) ăn thịt con dơi nâu Argentine (Eptesicus furinalis)

Hầu hết các loài rết đều là động vật ăn thịt, nhưng rết Scolopendra đặc biệt hung hãn. Chúng có thể phát triển dài đến 30cm và có những chiếc răng nanh chắc khoẻ - thật ra những chiếc răng nanh là chân trước của chúng tiến hóa thành.

Ở các xứ nhiệt đới, rết Scolopendra sống ở hang động là sát thủ chính của loài dơi bám vào vách hang.

Rết Scolopendra bò lên trần của hang dơi và dùng nửa phần thân sau để bám vào trần hang.

Phần thân này đặc biệt chắc khỏe và to bản với những móng vuốt to lớn và sắc bén ở phía ngoài để giúp chúng có thể bám chặt.

Một khi đã bám chặt được vào vách hang, rết Scolopendra thả phần thân trước đung đưa xuống dưới nằm chờ sẵn ở lối bay của dơi và chụp lấy con nào đó bay ngang qua, hoặc kiếm con dơi nào đang ngủ, lôi nó ra khỏi vách trong quá trình rết leo lên tìm vị trí săn mồi.

Ngoài dơi ra, những con rết có khí giới đầy đủ này còn được biết là cũng ăn chuột, thằn lằn, ếch và thậm chí cả rắn. Không chỉ những con rắn cỏ vô hại, loài rết này thậm chí từng được ghi nhận là hoàn toàn áp đảo loài rắn san hô Ấn Độ vốn rất nhanh nhẹn và rất độc.

Bên cạnh kích thước, một yếu tố nữa cũng làm cho loài rết này trở thành loài săn mồi có sức hấp dẫn đối với Hollywood, đó là nọc độc.

https://baomai.blogspot.com/
Con rết khổng lồ ă thịt con thằn lằn (Cnemidophorus ocellifer)

Nọc độc của rết Scolopendra có chứa từ 10 cho đến 62 loại protein có thể làm tim ngừng đập hay làm rối loạn quá trình trao đổi chất bên cạnh các tác dụng khác. Một số con có nọc độc mạnh đến nỗi có thể giết chết một đứa trẻ hoặc một con chó to. Trong một trường hợp không may, một sỹ quan quân đội vô tình nuốt phải một con rết nhỏ, và ông đã tử vong.

Trong một nghiên cứu được công bố hồi năm 2014, Dragan Arsovski và các đồng sự cho biết họ tìm thấy một con rắn đầu bành cái đã chết với cái bụng bị xé toạc.

https://baomai.blogspot.com/
Con rết Scolopendra chui ra từ bụng con rắn đầu bành cái

Con vật không may này đã nuốt một con rết Scolopendra còn sống dài 15cm. Hành động liều lĩnh này hóa ra là một sai lầm. Con rết kia dường như đã ăn hết toàn bộ nội tạng của con rắn và sau đó còn tìm đường thoát ra bên ngoài bằng cách ăn phần thân rắn.

Bọ cạp nước

Môi trường sống dưới nước cũng có đầy những động vật ăn thịt không xương sống.

Vào mùa hè chỉ cần nhìn vào bất cứ ao hồ nào bạn sẽ thấy những con côn trùng chân dài lượn là đà giữa những lùm bụi trên mặt nước và lấy thăng bằng bằng cách tạo ra những đốm nước trên mặt hồ. Chúng sinh tồn bằng cách hút toàn bộ những chất bên trong cơ thể của những con côn trùng đã chết đuối.

https://baomai.blogspot.com/
Bọ cạp nước ăn thịt con nòng nọc

Tuy nhiên dưới mặt nước, ẩn giấu trong những lùm cỏ và đám lá mục là nơi trú ngụ của loài bọ cạp nước: chỉ với kích thước dài 2cm nhưng đây là loài ăn thịt chuyên phục kích bất cứ thứ gì rơi vào tầm với của chúng.

Ở những xứ nhiệt đới thì loài côn trùng này phát triển về mặt kích thước và trở thành những con bọ nước khổng lồ. Con to nhất có thể đạt đến chiều dài 12cm.

Chúng giấu mình trong những lùm bụi và sau đó phóng lên. Chúng có những chiếc vòi to như những chiếc ống tiêm, dùng để đâm vào con mồi, tiêm chất dịch tiêu hóa vào trong rồi sau đó hút lấy những phần nội tạng đã bị hóa lỏng. Những chân trước to hình dáng như cái móc để đảm bảo con mồi không có cơ hội trốn thoát.

https://baomai.blogspot.com/
Con bọ nước khổng lồ chén thịt con ếch

Loài bọ nước khổng lồ này ăn rất nhiều cá và nòng nọc, kể cả ếch trưởng thành và rắn nước. Thậm chí có người còn nhìn thấy chúng ăn cả rùa con.

Cả hai loài bọ nước khổng lồ và rết Scolopendra đều loài mai phục để săn mồi. Do đó mặc dù chúng ta có thể thấy rằng sự tấn công của chúng là đáng sợ nhưng ít nhất con mồi của chúng đều đã chết trước khi bị ăn.

https://baomai.blogspot.com/
Con rùa non trở thành mồi của con bọ nước khổng lồ

Cua săn ếch

Tuy nhiên, cua thì không “hiền từ” như vậy. Bất kỳ con vật nào "nhầm giờ lạc lối" và không thể kháng cự sẽ không thoát khỏi cái chết trước hàng ngàn cú cắp hay những cú cắn từ những chiếc hàm nhỏ.

Một ví dụ là ở Đài Loan. Một nghiên cứu công bố hồi năm 2005 cho biết một cặp ếch răng nanh Kuhl đang sinh sản đã bị bọn cua Rathbun ăn thịt. Có lẽ chúng đã quá lơ đễnh nên không để ý những con cua đang tiến đến gần.

Một trường hợp tương tự cũng được kể lại ở đảo Broughton nằm về phía bắc Sydney, nước Úc, vào năm 2013.
Giáo sư Graham Pyke thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney phát hiện ra rằng loài ếch bụng vàng vốn đã ở trong tình trạng khẩn nguy do mất môi trường sống lại còn phải đối phó với sự xuất hiện ồ ạt hàng năm của loài cua chân nhanh sống ở bờ biển.

Chúng di cư từ những vùng có thủy triều nơi chúng vẫn hay kiếm ăn để đến chỗ có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ cuộc tập hợp hàng năm của những con ếch bụng vàng đến mùa sinh sản và sau đó là nòng nọc mà chúng để lại.

Bạn có thể cho rằng những con nòng nọc sống xa ao hồ sẽ được an toàn, nhưng thật ra không phải như vậy.
Loài ếch độc xanh đen ở Panama đẻ trứng trong những hốc cây có đầy nước. Tuy nhiên, đã có những phát hiện cho thấy ngay cả những nơi được xem là an toàn ở trên ngọn cây cũng bị loài cua nước ngọt tìm thấy và cướp phá.

Những con cua này cũng leo lên những cành mỏng manh của những lùm bụi sát mặt nước để ăn trứng ếch nằm phủ lên những chiếc lá, nơi mà bọn ếch cái đã đẻ trứng với hy vọng rằng trứng của chúng sẽ được nở an toàn.

Bọ và nhện

Tương tự, ở vùng đồng bằng ven biển miền trung Israel, loài bọ Epomis săn tìm những con ếch và thằn lằn con để ăn thịt. Khi tìm thấy nạn nhân, chúng sẽ nhảy lên lưng con mồi và cắn vào phần dưới xương sống. Một khi con mồi không thể di chuyển được nữa thì chúng sẽ bắt đầu ăn thịt. Nghiên cứu của Gil Wizen và Avital Gastith tại Đại học Tel-Aviv cho thấy các loài động vật lưỡng cư chính là thức ăn chủ yếu của chúng.

Một loài bọ trong hang động ở Ba Lan có tên là Pterostichus niger thậm chí còn lười vận động tới mức kiếm thức ăn bằng cách tìm con mồi còn đang ngủ đông dưới lòng đất. Khi nạn nhân còn đang lờ đờ không di chuyển được thì con bọ này lần theo dấu vết chúng và dễ dàng ăn thịt con mồi.

https://baomai.blogspot.com/
Con bọ đen (Pterostichus niger) bắt và ăn thịt con sa giông đang ngủ đông

Kinh khủng hơn nữa là chuyện phải bỏ mạng dưới tay loài đỉa.

Đã có những bằng chứng ở nhiều nơi từ Brazil, Ấn Độ và miền nam nước Mỹ về loài đỉa bám mình vào những con ếch nhái trưởng thành: chúng giết chết những con mồi không may, ngốn toàn bộ ổ trứng ếch. Chúng thậm chí còn giết chết được cả những con rắn sọc dưới nước.

Và, dĩ nhiên, còn nhện nữa.

Nhiều người sợ nhện ở một mức độ nào đó ngay cả khi tất cả những gì chúng làm chỉ là ăn côn trùng như ruồi chẳng hạn.

https://baomai.blogspot.com/
Con nhện khổng lồ (Ancylometes rufus) ăn thịt con ếch cây (Dendropsophus melanargyreus)

Yếu tố đáng sợ sẽ còn khủng khiếp hơn nếu những con vật lông lá tám chân này ăn thịt những loài động vật gần gũi với con người hơn.

Một báo cáo hồi năm 2012 cho biết chỉ tính riêng ở Mỹ người ta đã ghi nhận có 54 loài chim bị mắc vào mạng nhện, đa số là do những con nhện lớn biết đan mạng hình tròn và thuộc họ Nephila đan lấy.

Nhện cái trưởng thành có kích thước bằng cỡ ngón tay cái và mạng chúng có chiều rộng có thể rộng hơn ba mét.

https://baomai.blogspot.com/
Con chim ruồi (Todirostrum cinereum) bị nhện Nephilengys cruentata) bắt

Đa số con mồi là những con chim ruồi có trọng lượng chưa đến 15g. Khi được phát hiện thì những con chim này đã bị tơ nhện quấn chặt và bị tiêm nọc độc vào. Chúng ở trong tình trạng sắp hóa lỏng và phần cơ thể hóa lỏng này sẽ bị hút sạch.

Nhện cũng có thể săn các loài lưỡng cư. Chẳng hạn như một nghiên cứu hồi năm 2010 mô tả một con nhện sói đang ăn thịt một con cóc vừa rụng đuôi.

Tại sao lại đáng sợ?

Những con nhện có kích thước lớn này nhắc cho chúng ta về tầm quan trọng của kích thước. Trong khi những loài có xương sống lớn nhất áp đảo tất cả những loài không xương sống thì vẫn có những loài không xương sống đủ lớn để ăn thịt loài có xương sống với kích thước nhỏ.

https://baomai.blogspot.com/
Con nhện (Argiope savignyi) ăn thịt con dơi vòi (Rhynchonycteris naso)

Là loài động vật hữu nhũ lớn, chúng ta không quen với việc lạ đời này, nhưng những con vật nhỏ xíu như chim ruồi thì nhìn nhận khác hẳn chúng ta. Con trưởng thành bị bọ ngựa và chuồn chuồn bắt lấy hay bị những con ong vò vẽ đói mật đuổi ra khỏi những bông hoa có mật ngọt.

Thậm chí còn có ghi chép về việc những con chim ruồi đang được ấp trong tổ vốn có kích thước rất nhỏ bị ruồi ong bắt đi và đưa về tổ của chúng để làm thức ăn cho đàn ruồi ong con.

Phần lớn chúng ta đều vui khi thấy động vật có xương sống này săn động vật có xương sống khác.

Nếu một con sư tử giết chết một con hươu cao cổ, chúng ta sẽ thấy buồn nhưng không cảm thấy bất nhẫn và chúng ta sẽ mừng rỡ khi thằn lằn con thoát khỏi con rắn đang săn đuổi.

Tương tự, nếu một loài có xương sống ăn thịt loài không xương sống thì đó là điều bình thường: một con chim bắt sâu đơn giản chỉ là thể hiện khả năng sinh tồn.

https://baomai.blogspot.com/

Loài không xương sống ăn thịt loài có xương sống thì lại là chuyện khác. Chúng ta cảm thấy kinh sợ khi thấy cua ăn thịt rùa con, ong bắp cày tấn công chim non còn trong tổ hay một rết khổng lồ nhai ngồm ngoàm một con dơi.

Vì một lý do nào đó mà chúng thấy cái gì đó không đúng như thể là trật tự tự nhiên bị đảo lộn – nhưng tại sao?

Có lẽ lý do là vì từ trong tiềm thức chúng ta quan niệm một sự thật tiến hóa là những động vật có xương sống khác gần gũi với chúng ta hơn là động vật không xương sống.

https://baomai.blogspot.com/

Một con chó thì rõ ràng giống chúng ta nhiều hơn là một con rết khổng lồ. Không chỉ chúng có lông và có tứ chi mà tính tình của chúng chúng ta cũng có thể hiểu được. Chúng thể hiện những cảm xúc quen thuộc như vui mừng và giận dữ.

Đối với con người trong thời tiền sử, việc có thể đoán được cách hành xử của một con vật khiến chúng trở nên an toàn hơn đối với họ.

Tuy nhiên chúng ta không thể hiểu động vật không xương sống như chúng ta hiểu về loài chó, sư tử hay diều hâu.

Đơn giản chúng quá lạ lẫm và xa cách, hành động của chúng quá kỳ lạ và cấu tạo cơ thể chúng quá khác biệt. Chúng không có những chiếc đuôi biết vẫy vẫy và mắt của chúng không bao giờ mở to và có hồn.



Adrian Barnett

https://baomai.blogspot.com/ 

Hồ sơ JFK: KGB, Johnson và Ngô Đình Diệm
Bí mật ẩn bên trong một tượng đài nổi tiếng
Kiều Ngọc: Thư gởi Cô chú bác
Nghỉ ngơi tốt hơn là lạm dụng kháng sinh
Nhịn ăn sáng trong bao lâu thì đủ tiền mua nhà?
Sự khác biệt giữa “thực tế” và “thực dụng”
Ông Kevin Vũ mang rùa vào Mỹ đối mặt bản án 20 năm...
Quan điểm ham muốn tình dục đồng giới thời Victori...
Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây
Tại sao lương thiện hiếm, quý và… khó?
Ly Hôn Và Tái Hôn Trong Giáo Hội Công Giáo Đối Với...
Tổng thống Trump có mấy đệ nhất phu nhân?
Tinh thần và thể xác
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Vì sao chuyện cấm súng ở Mỹ không thể xảy ra ?
Một trăm năm Cách mạng Nga
Vì sao nước Mỹ không thể cấm súng
Các nữ game thủ tại Thượng Hải
Blue Ridge (LCC19) Thiên Thần Áo Xanh
Một cháu bác Hồ ăn trộm tại siêu thị Nhật Bản

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.