Trận động đất đã san
phẳng phần lớn Mandalay - cố đô và thành phố lớn thứ hai của Myanmar, nơi sinh
sống của khoảng 1,5 triệu người.
Tình trạng thiếu thốn
trang thiết bị trầm trọng, mạng lưới liên lạc chập chờn cùng với đường sá và cầu
cống bị phá hủy đã gây cản trở công tác cứu hộ.
Chính quyền quân sự
Myanmar, lực lượng nắm quyền từ năm 2021, hiện cũng không còn kiểm soát phần lớn
đất nước sau bốn năm nội chiến chống lại các nhóm nổi dậy và lực lượng phản đối
đảo chính.
Mặc dù các nỗ lực cứu
hộ đã được tiến hành từ thứ Sáu ngày 28/3 và viện trợ quốc tế bắt đầu đổ vào nước
này, nhưng sự giúp đỡ vẫn chưa đến được những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Người dân vẫn đang tìm cách đào bới tìm những người sống sót bằng tay không.
Các đoạn phim được
chia sẻ rộng rãi cho thấy hai người đàn ông di chuyển gạch đá để cạy một cô gái
trẻ bị mắc kẹt giữa hai tấm bê tông.
Tại một thị trấn gần
đó, chính quyền đã tìm thấy thi thể của 12 trẻ mẫu giáo và một giáo viên dưới một
tòa nhà từng là trường mầm non.
Cơ quan nhân đạo của
Liên Hợp Quốc (OCHA) cho hay các vết nứt và sự biến dạng bề mặt trên tuyến đường
cao tốc chính nối liền thành phố lớn nhất Yangon, thủ đô Nay Pyi Taw và
Mandalay đã gây ra sự gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Cơ quan này cũng cho
biết thêm rằng đang có tình trạng thiếu hụt vật tư y tế, bao gồm bộ dụng cụ sơ
cứu chấn thương, túi máu, thuốc gây mê, các loại thuốc thiết yếu và lều bạt cho
nhân viên y tế.
Trước đó vào thứ Bảy
hôm 29/3, một đội cứu hộ ở thị trấn Sintkai thuộc huyện Kyaukse, Mandalay, đã
đưa được nhiều người bị mắc kẹt trong đống đổ nát của một trường tư thục ra
ngoài.
Sáu người trong số họ
năm nữ và một nam đã tử vong vào thời điểm đội cứu hộ đến. Trong số các nạn
nhân có học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Một nhân viên cứu hộ
nói Tiếng Miến Điện rằng việc thiếu thiết bị đang làm chậm đáng kể công
tác cứu hộ: "Chúng tôi đang phải xoay xở với những thiết bị hiện có. Chúng
tôi đã cố gắng hàng giờ để kéo một cô bé bị mắc kẹt dưới ngôi trường bị sập."
Một nhân viên cứu hộ khác ở Mandalay tại Yangon nói rằng việc liên lạc gần như không thể thực hiện.
"Điều quan trọng nhất là chúng tôi không có đường truyền internet, không có đường dây điện thoại nên rất khó để liên lạc với nhau. Đội cứu hộ đã đến. Nhưng chúng tôi không biết họ sẽ đi đâu bởi đường dây điện thoại đã bị hỏng."
Một cư dân Mandalay
cho hay mọi người đang cố gắng hết sức trong tình huống hỗn loạn này.
"Không có sự phối
hợp trong các nỗ lực cứu hộ, không có ai lãnh đạo hay chỉ dẫn họ phải làm gì.
Người dân địa phương phải tự xoay xở. Nếu họ tìm thấy thi thể trong đống đổ
nát, họ thậm chí không biết phải đưa thi thể đi đâu vì các bệnh viện đã quá tải
và không thể ứng phó," cư dân này nói.
Chính quyền cho biết có hơn 1.500 tòa nhà bị hư hại ở khu vực Mandalay, tâm chấn của trận động đất. Tình trạng mất điện đã làm trầm trọng thêm tình hình, và theo các quan chức, việc khôi phục điện có thể mất vài ngày.
Sân bay Mandalay
không hoạt động do đường băng bị hư hại trong trận động đất. Hội đồng quân sự
thông tin rằng họ đang nỗ lực khôi phục hoạt động và một bệnh viện dã chiến tạm
thời, khu cứu trợ y tế và nơi trú ẩn đã được thiết lập tại đó.
"Ngay bây giờ,
thậm chí không có đủ người cho công tác cứu hộ khẩn cấp. Chúng tôi không thể
thu dọn thi thể, có quá nhiều người bị mắc kẹt. Cả hai cây cầu đều không thể
qua lại, vì vậy tất cả chúng tôi đều bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Xin hãy giúp
đưa các nhân viên cứu hộ khẩn cấp đến giải cứu chúng tôi," một người dân địa
phương nói Tiếng Miến Điện.
Thủ đô Nay Pyi Taw mới
được xây dựng, nơi đặt trụ sở của chính quyền quân sự, đã hứng chịu các dư chấn
và rung lắc nhỏ. Thành phố này ghi nhận thiệt hại trên diện rộng với số lượng
thương vong lớn, nhiều tòa nhà bị sập và đường sá hư hỏng.
Bảy người đã thiệt mạng trong một cuộc không kích ở Naungcho, bang
Shan phía bắc. Cuộc tấn công này diễn ra vào khoảng 15:30 giờ địa phương, chưa
đầy ba giờ sau khi trận động đất xảy ra.
Các nhóm nổi dậy ủng
hộ dân chủ, đang chiến đấu để lật đổ chính quyền quân sự, đã báo cáo về các vụ
ném bom từ trên không ở thị trấn Chang-U, thuộc vùng Sagaing miền trung, tâm chấn
của trận động đất. Cũng có thông tin về các cuộc không kích ở các khu vực gần
biên giới Thái Lan.
Đặc phái viên của
Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, ông Tom Andrews, đã đề nghị chính quyền
quân sự chấm dứt các cuộc không kích.
"Vấn đề là các hoạt động quân sự vẫn đang diễn ra ngay lúc này... Các cuộc tấn công quân sự của chính quyền quân sự," ông nói.
"Tôi yêu cầu
chính quyền quân sự hãy dừng lại, dừng mọi hoạt động quân sự của họ. Điều này
hoàn toàn quá đáng và không thể chấp nhận được."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.