“Sự thật sẽ rất thú vị!”
Ông vừa dứt lời, hiện
trường liền náo loạn. Mọi người đều bàng hoàng: Vụ ám sát Kennedy, một bí ẩn
chưa có lời giải tầm cỡ thế giới, có thực sự được giải mã không?
Số lượng văn kiện được
giải mật cũng khiến mọi người kinh ngạc: 80.000 trang! Đây chắc chắn không phải
là lượng văn kiện thông thường, mà là một kho thông tin tình báo khổng lồ, có
thể bao gồm các báo cáo mật vào ngày xảy ra vụ ám sát.
Trong hơn sáu mươi
năm, vụ ám sát Kennedy đã bị che giấu. CIA, FBI, Lầu Năm Góc, Quốc hội và thậm
chí cả các đời tổng thống đều bị cuốn vào cuộc chiến nhằm phong tỏa đương án. Mỗi
khi một tổng thống mới lên nắm quyền, những lời kêu gọi giải mật lại nổi lên,
nhưng cuối cùng, các tài liệu này đều “thất lạc mang tính kỹ thuật” hoặc bị
niêm phong “vì lý do an ninh quốc gia”.
Liệu Trump, một vị tổng thống nổi tiếng “bất quy tắc” có thể phá vỡ được phong tỏa kéo dài hàng thập niên này không?
Hay chính ông sẽ trở
thành một trong những người “muốn giải mật nhưng không thể được”? Bởi vì đây
không phải là lần đầu tiên ông cố gắng giải mật vụ án, nhưng thanh thế lần này
còn lớn hơn.
Nội dung chính
·
Tại sao ‘Hành động giải mật’ thất bại vào năm 2017?
·
Hành động giải mật năm 2020 bị buộc dừng
·
Quay lại hiện trường
·
Nghi vấn trùng trùng: Có thực sự chỉ có một sát thủ không?
·
“Hành động giải mật thứ hai” của Trump vào năm 2025
·
CIA đóng vai trò gì trong vụ ám sát này?
·
Việc mất mát tài liệu càng làm cho các
thuyết âm mưu trở nên khả tín?
·
Tại sao bằng chứng “bùng nổ” vẫn chưa xuất hiện?
Tại sao ‘Hành động
giải mật’ thất bại vào năm 2017?
Trump đã cố gắng giải
mật toàn bộ tài liệu về vụ ám sát Kennedy từ năm 2017. Luật lúc đó quy định rằng,
tất cả văn kiện phải được công khai hoàn toàn trước ngày 26 tháng 10 năm 2017,
không được niêm phong nữa.
Đương thời, Trump đã
đưa ra tuyên bố gây sốc: “Ngoại trừ những phần cực kỳ nhạy cảm, tôi sẽ
công khai mọi thứ còn lại!”
Kết quả thế nào?
Vào phút cuối, CIA
và FBI bất ngờ can thiệp và gây sức ép khẩn cấp lên Trump với lý do việc này
“liên quan đến an ninh quốc gia”, nếu công khai khả năng sẽ ảnh hưởng đến “nhân
viên tình báo đang hoạt động”.
Nhân viên tình báo
đang hoạt động? Đợi đã, vụ án này không phải xảy ra cách đây 60 năm sao?
Cuối cùng, Trump
đành phải thỏa hiệp, chỉ giải mật một số tài liệu, nhưng hàng ngàn trang nội
dung vẫn bị giữ lại hoặc bị xóa đáng kể, nhiều tài liệu thậm chí còn bị “thất lạc”
do “sai sót mang tính kỹ thuật”.
Việc giải mật lần đó
không những không làm dịu được dư luận, mà còn khiến mọi người càng thêm hoang
mang.
Hành động giải mật
năm 2020 bị buộc dừng
Trong cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ năm 2020, Trump tái tranh cử nhưng cuối cùng đã thua Biden. Sau cơn
bão bầu cử này, hành động giải mật vụ án ám sát Kennedy đã bị gác lại hoàn
toàn.
Trump luôn nhấn mạnh
rằng ban đầu ông có kế hoạch giải mật toàn bộ tài liệu trong nhiệm kỳ thứ hai,
nhưng khi đó, giấc mơ giải mật của ông đã bị chính quyền Biden phanh lại.
Năm 2021, sau khi
chính quyền Biden tiếp quản, Cục Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia thông báo: Dựa trên
lời khuyên của CIA và FBI, một số tài liệu mật về vụ ám sát Kennedy sẽ vẫn được
tiếp tục bảo mật, lý do vẫn là “những cân nhắc về an ninh quốc gia”.
Lần này, ngay cả giới
truyền thông chủ lưu cũng bắt đầu chất vấn: Rốt cuộc là “An ninh quốc gia” gì
mà cần phải bảo vệ trong hơn 60 năm qua?
Nếu vụ ám sát
Kennedy do “một mình Oswald” thực hiện, thì Cơ quan An ninh Quốc gia còn phải
niêm phong những bí mật gì nữa?
Lẽ nào thực sự có một
chính phủ ẩn hình DeepState đang kiểm soát tất cả?
Quay lại hiện trường
Quay trở lại ngày 22
tháng 11 năm 1963, thời tiết đẹp, rất đông người dân tập trung tại trung tâm
thành phố Dallas để chào đón tổng thống. Gia đình Kennedy, thống đốc Texas John
Connally và vợ ngồi trên chiếc xe tổng thống Lincoln mui trần, lái xe chậm rãi
đến Dealey Plaza ở trung tâm thành phố.
Lúc này, không ai ngờ
rằng, lịch sử sẽ thay đổi vào giây tiếp theo.
Khi đoàn xe hộ tống
tổng thống đi vào ngã tư đường Houston và đường Em, nhiều tiếng súng vang lên.
Bùm! Bùm! Bùm!
Trong lúc dân chúng
tại hiện trường kinh hãi nhìn theo, cơ thể Kennedy đột nhiên bật về phía sau, đầu
ông nổ tung, máu bắn tung tóe tại chỗ. Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy hét lên
và trèo lên xe, cố gắng nắm lấy mảnh vỡ đầu tổng thống, trong khi thống đốc
Texas Connally cũng bị thương trong vụ tấn công. Đoàn xe nhanh chóng tăng tốc
và chạy đến Bệnh viện Parkland, nhưng đã quá muộn, tổng thống không còn dấu hiệu
sinh tồn.
Vài giờ sau, các
quan chức Mỹ thông báo rằng tổng thống John F. Kennedy đã qua đời ở tuổi 46.
Vào ngày này, nước Mỹ rơi vào cảnh tang tóc, nhưng cùng lúc đó, một bí ẩn lịch
sử chưa từng có tiền lệ đã chính thức được hé lộ.
Cuộc điều tra chính
thức đã rất nhanh khóa một cái tên – Lee Harvey Oswald.
Cảnh sát tuyên bố, anh ta là tay súng duy nhất, đã bắt giữ hắn bên trong một rạp chiếu phim chưa đầy hai giờ sau vụ xả súng.
Tuy nhiên, nghi ngờ
bắt đầu phù hiện từ thời khắc này.
Nghi vấn trùng
trùng: Có thực sự chỉ có một sát thủ không?
Đầu tiên, đó là bí ẩn
về góc bắn: tuyên bố chính thức cho biết viên đạn xuất phát từ tầng sáu của tòa
nhà Texas School Book Depot, nơi Oswald đang ở, nằm phía sau và bên phải đoàn
xe hộ tống của Kennedy. Nhưng nhiều nhân chứng cho biết, họ nghe thấy tiếng
súng phát ra từ một bãi cỏ nằm ở phía trước bên phải xe của Kennedy. Điều này
mâu thuẫn với tuyên bố chính thức. Ngoài ra, việc cơ thể Kennedy bật về phía
sau sau khi bị bắn cũng không phù hợp với lý luận ông bị bắn từ phía sau. Thay
vào đó, có vẻ như ông ấy đã bị tấn công từ phía trước.
Thứ hai là bí ẩn về
viên đạn ma thuật: Quan chức tuyên bố rằng, một viên đạn đã bắn trúng Kennedy
và Connally đồng thời, nhưng đổi hướng nhiều lần bên trong cơ thể họ, cuối cùng
viên đạn gần như không hề biến dạng. Loại đạn này được gọi là “viên đạn ma thuật”,
nhưng tuyên bố này đã bị nhiều chuyên gia đạn đạo đặt dấu hỏi, vì trên thực tế,
đạn thường không chuyển hướng kịch liệt như thế mà vẫn giữ nguyên hình trạng
hoàn chỉnh.
Thứ ba là cái chết kỳ
lạ của Oswald, tay súng duy nhất được chính quyền xác định: chỉ vỏn vẹn hai ngày
sau, Oswald đã bị một thành viên băng đảng tên Jack Ruby bắn chết tại chỗ trong
quá trình cảnh sát điều tra, khiến nhân chứng quan trọng duy nhất trong vụ án
không thể lên tiếng được nữa.
Chuỗi sự kiện trùng
hợp kỳ lạ này khiến mọi người bắt đầu nghi ngờ rằng Oswald chỉ là “con dê tế thần”,
kẻ chủ mưu thực sự là người khác.
Thuyết âm mưu ngày
càng trở nên gay gắt hơn. Vụ ám sát Kennedy giống như một cái hố không đáy,
càng đào sâu, càng có nhiều điểm đáng ngờ. Trong suốt lịch sử, đã có vô số thuyết
âm mưu về vụ ám sát này, một số thậm chí còn kỳ lạ hơn cả phim kinh dị của
Hollywood.
Ai là người đã lên kế
hoạch cho vụ giết người gây chấn động thế giới này? Oswald có thực sự là một
con sói đơn độc, hay có một mạng lưới lớn hơn đằng sau hắn?
Có quan điểm cho rằng,
vụ ám sát này có liên quan mật thiết đến Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ
(CIA).
“Hành động giải mật
thứ hai” của Trump vào năm 2025
Lần này, quyết tâm của Trump có vẻ còn mạnh mẽ hơn năm 2017. Ông tuyên bố sẽ giải mật hoàn toàn mọi tài liệu mật về vụ ám sát Kennedy, không còn đưa ra bất kỳ lý do nào về “an ninh quốc gia”.
Vào ngày 18 tháng 3
năm 2025, chính phủ Mỹ cuối cùng đã công khai khoảng 80.000 trang tài liệu giải
mật liên quan đến vụ ám sát Kennedy.
Ngay khi tin tức này
được đưa ra, nhiều người đã đặt câu hỏi: Có điều gì ẩn chứa trong những tài liệu
này? Liệu nó có lật đổ hoàn toàn các thuyết âm mưu đã tồn tại hơn 60 năm qua
không? Liệu CIA có thực sự tham gia vào vụ ám sát này không?
Có tin tức động trời
nào không?
Nhưng điều này không
có nghĩa là việc giải mật này vô giá trị. Ngược lại, một số chi tiết lại gây
chú ý, thậm chí có thể nói là đã tiếp thêm nhiên liệu cho thuyết âm mưu.
Các tệp PDF có nguồn
gốc từ CIA, FBI và các cơ quan chính phủ khác, chứa nhiều hồ sơ trước đây đã bị
chặn một phần hoặc toàn bộ. Theo phân tích của giới truyền thông và các nhà sử
học, các tài liệu này chủ yếu bổ sung một số chi tiết quan trọng như:
Nơi ở của Oswald tại Thành phố Mexico: Các tài liệu cho thấy vào tháng 10 năm 1963, một tháng trước vụ ám sát, Oswald đã đến Thành phố Mexico, bước vào đại sứ quán Liên Xô và Cuba. CIA đã chú ý đến ông ta từ lâu, thậm chí còn có báo cáo giám sát chống lại ông, nhưng đương thời không có hành động nào được thực hiện.
Ngoài ra còn có thông
tin liên lạc nội bộ từ CIA: một số điện tín và bản ghi nhớ được giải mật cho thấy,
cơ quan tình báo này kỳ thực đã nắm được tình hình trước vụ ám sát Kennedy,
nhưng đã không xâu chuỗi các manh mối với nhau. Đây chỉ là sai lầm của công tác
tình báo, hay là cố ý?
Ngoài ra, còn có một
thông điệp cảnh báo từ FBI: FBI thực ra đã nhận được thông tin tình báo về
Oswald từ rất lâu rồi, thậm chí một ngày trước vụ ám sát, có một cuộc gọi điện
thoại nặc danh cảnh báo rằng “một sự kiện trọng đại sắp xảy ra”, nhưng thông
tin này hoặc là không được coi trọng, hoặc là bị che giấu.
Mặc dù những chi tiết
mới được tiết lộ này không phải là “bằng chứng” có tính lật đổ, nhưng chúng khiến
mọi người nghi ngờ hơn về cơ quan tình báo năm đó. Rốt cuộc đó là sơ suất tình
báo, hay là hữu ý ngó lơ?
CIA đóng vai trò gì
trong vụ ám sát này?
Các tài liệu từ năm
1961 cho thấy, Kennedy đương thời cực kỳ bất tín nhiệm CIA, thậm chí còn lên kế
hoạch làm suy yếu quyền lực của cơ quan này, đặc biệt là sau hành động quân sự
thất bại của CIA ở Cuba, ‘Chiến dịch Vịnh Con Lợn’.
Hành động này khiến
Mỹ mất thể diện, Kennedy đã trực tiếp sa thải giám đốc CIA Allen Dulles, khiến
nội bộ CIA khá bất mãn với Kennedy. Bản ghi nhớ giải mật còn cho thấy, vào thời
điểm đó, các quan chức cấp cao của CIA đã thảo luận về “cách xử lý” với
Kennedy. Mặc dù không có “kế hoạch ám sát” rõ ràng, nhưng bản thân sự thù địch
này cũng đủ gây nghi ngờ.
Một chi tiết thú vị
khác, là CIA đã theo dõi Oswald trong một thời gian dài, nhưng không làm gì để
ngăn chặn hắn. Các tài liệu giải mật cho thấy CIA đã theo dõi hắn ở Thành phố
Mexico, biết được hắn có liên lạc với các sĩ quan tình báo Liên Xô, nhưng sau
khi hắn trở về Mỹ, CIA đối với chuyện này không có hành động nào thêm. Điều này
khiến mọi người tự hỏi, liệu CIA có cố tình không ngăn chặn Oswald, và để hắn
“tự do hành động” không?
Việc mất mát tài liệu
càng làm cho các thuyết âm mưu trở nên khả tín?
Mặc dù chính phủ Mỹ
nhấn mạnh rằng lần giải mật này là “hoàn toàn minh bạch”, nhưng trên thực tế, một
bộ phận tài liệu vẫn chưa được công khai. Ví dụ:
Hồ sơ cuộc họp cấp
cao của CIA: Một số hồ sơ thảo luận nội bộ của CIA sau vụ ám sát Kennedy không
được đưa vào các hồ sơ giải mật, điều này khiến mọi người nghi hoặc, liệu thông
tin quan trọng có còn bị che giấu hay không.
Hơn 500 hồ sơ của
IRS và 2.400 tài liệu mà FBI phát hiện gần đây, vốn được cho là sẽ được giải mật,
vẫn còn bị niêm phong.
Một số nội dung tài
liệu vẫn bị chặn bởi “hắc tuyến”. Ngay cả đối với những văn kiện không bảo mật,
một số từ khóa hoặc tên vẫn bị bôi đen.
Tố pháp “giải mật một
phần” này trái lại càng khiến các thuyết âm mưu trở nên phổ biến hơn. Nhiều người
tự hỏi tại sao chính phủ lại giữ bí mật những tài liệu này, nếu chúng không chứa
bất kỳ tin tức lớn nào.
Tại sao bằng chứng
“bùng nổ” vẫn chưa xuất hiện?
Một mặt, CIA và FBI
có thể đã tiêu hủy một số tài liệu nhạy cảm nhất của họ cách đây nhiều thập
niên, vì vậy những gì được công khai hiện nay chỉ là “những hồ sơ còn sót lại”.
Mặt khác, 80.000
trang tài liệu được giải mật lần này thực chất chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong
tổng số các tài liệu lưu trữ có liên quan. Tổng số thư viện tài liệu hoàn chỉnh
vượt quá 5 triệu trang, một lượng lớn tài liệu lưu trữ vẫn chưa được công bố.
Ngoài ra, các tài liệu này vẫn cần thời gian để giải đọc, các giới vẫn đang tiến
hành nghiên cứu chuyên sâu. Có lẽ sẽ có những phát hiện mới trong tương lai.
Lần giải mật này đã
gây ra những phản ứng trái chiều trong giới truyền thông và công chúng. Các
phương tiện truyền thông chủ lưu tin rằng những tài liệu này chủ yếu là bổ sung
thêm chi tiết, mà không thực sự thay đổi kết luận lịch sử.
Nhưng trên các
phương tiện truyền thông xã hội như X, một lượng lớn những người theo thuyết âm
mưu vẫn tin rằng CIA đang che giấu một sự thật lớn hơn.
Đặc biệt, Robert F.
Kennedy II, cháu trai của tổng thống Kennedy và là người được Trump đề cử cho
chức bộ trưởng y tế, trước đây đã từng tuyên bố công khai rằng ông tin “CIA có
liên quan đến vụ ám sát”. Một số nội dung được giải mật lần này chắc chắn sẽ
khiến những tuyên bố như vậy trở nên có thị trường hơn.
Tài liệu dày 80.000
trang này không phải là “đáp án cuối cùng” mang tính cách mạng, nhưng cũng
không hoàn toàn vô dụng. Chúng giống như những mảnh ghép của một câu đố, phơi
bày rõ ràng hơn sự thất trách, thiếu minh bạch và thậm chí cả những thủ đoạn có
thể xảy ra của các cơ quan tình báo.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.