Tại sao cộng đồng
đàn ông thù ghét phụ nữ trong phim Netflix 'Adolescence' gây sốt?
Đằng sau bộ phim truyền hình mới của Netflix "Adolescence" là một câu hỏi ám ảnh: Điều gì đã thôi thúc một cậu bé 13 tuổi giết hại bạn nữ cùng lớp?
Một trong những câu
trả lời dường như nằm trong "manosphere", tạm dịch là một cộng đồng
trên mạng do nam giới thống trị, nơi các quan điểm bạo lực và thù ghét phụ nữ,
cùng các luận điểm chống nữ quyền được thúc đẩy và lan truyền.
Lần đầu tiên được đặt
tên vào năm 2009, ''manosphere'' bao gồm các nhóm với nhiều hệ tư tưởng khác
nhau – từ những người tin rằng nam giới không có quyền lực thể chế đến những
quan điểm cực đoan, căm ghét phụ nữ.
Nhưng giờ đây, nó đã vượt ra ngoài các rìa của internet, với nội dung cực đoan được các thuật toán mạng xã hội lan truyền và đạt được số lượng người xem mà trước đây không thể có.
Những người ảnh hưởng
bằng việc thể hiện nam tính như Andrew Tate, một người nổi tiếng mạng xã hội với
nhiều phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ, hiện đã thu hút được nhiều sự chú ý
trên toàn thế giới.
Người viết kịch bạn
phim "Adolescence", ông Jack Thorne, đã đi sâu vào các cộng đồng trên
mạng để nghiên cứu ''manosphere'' cho bộ phim.
"Tôi nhận ra có điều gì đó thật sự hấp dẫn trong đó," anh nói với chương trình Newsnight.
"Không chỉ là
Andrew Tate. Những tư tưởng này có mặt khắp nơi."
Các chuyên gia cho rằng những người có sức ảnh hưởng (influencer) và các nhóm đang lợi dụng sự suy yếu của nhiều cộng đồng và hệ quả của các thách thức xã hội và khó khăn về kinh tế mà giới trẻ đang phải đối mặt.
Phản đối nữ quyền
Ông tin rằng các vai
trò giới và chế độ gia trưởng cũng gây tổn hại cho nam giới.
Tuy nhiên, khi các
nhà nữ quyền lên tiếng về vấn nạn bạo lực phụ nữ do nam giới thực hiện, hai
phong trào này đã đụng độ nhau, theo lời giải thích của Giáo sư Debbie Ging, một
học giả đã nghiên cứu ''manosphere''.
Ông Farrell bắt đầu
tin rằng các nhà nữ quyền quan tâm đến quyền lực hơn là bình đẳng – một quan điểm
được nhiều nam giới ngày càng đồng tình. Phong trào Giải phóng Nam giới đã tan
vỡ khi ông Farrell và những người khác trở nên thất vọng với nữ quyền.
Trong suốt thập niên '90, ông Farrell đã viết nhiều cuốn sách khẳng định rằng nam giới đang bị áp bức, rằng bạo lực gia đình là một vấn đề hai chiều, và rằng phụ nữ là người phải chịu trách nhiệm về sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ.
Những ý kiến này đã được chia sẻ trong các diễn đàn mạng ban đầu, và nhiều nhà hoạt động về quyền lợi nam giới ngày nay xem thời kỳ này như là điểm khởi đầu của họ, theo Giáo sư Ging.
Diễn đàn mạng những năm 1990
Khi internet phát
triển mạnh mẽ vào những năm 1990, các nhà hoạt động về quyền lợi nam giới đã sử
dụng internet để tạo ra các diễn đàn và phòng trò chuyện trên mạng.
Các nhóm này ban đầu
không phải đều độc hại.
Diễn đàn bắt đầu như
một nơi dành cho tất cả mọi người, người sáng lập nói vào năm 2018. Tuy nhiên,
khi diễn đàn phát triển, việc quản lý nội dung cũng ít đi.
Cuộc trò chuyện đã
chuyển hướng sang phân biệt giới tính, và các cộng đồng mới được hình thành với
thuật ngữ ''incel''. Thay vì là nơi để thảo luận về những khó khăn trong các mối
quan hệ, đàn ông bắt đầu đổ lỗi cho phụ nữ về sự cô đơn của mình.
Ở một bên là các diễn
đàn "Pick Up Artist", các cộng đồng mạng nơi đàn ông thảo luận về các
chiến lược thu hút phụ nữ, tự gọi mình là "Alphas", một thuật ngữ
dùng để chỉ sự nam tính hay sự thống trị của nam giới lên những người khác.
Tiến sĩ Lisa
Sugiura, một chuyên gia về tội phạm mạng và là tác giả của một cuốn sách về lịch
sử của ''manosphere'', đã chia sẻ rằng tương tự như các diễn đàn ''incel'', những
nhóm này nhanh chóng chứa đựng nhiều ý tưởng thù ghét phụ nữ.
"Ban đầu, họ chia sẻ các mẹo và kỹ thuật để thu hút phụ nữ," bà nói. "Nhưng những gì họ đề xuất là phụ nữ không có quyền tự quyết, phụ nữ không có quyền nói không."
Những người độc thân
không tự nguyện trở nên phổ biến
Các ''incel'' tập
trung trên Facebook, YouTube và Reddit, và có thể tiếp cận với lượng khán giả lớn
hơn. Các nhóm này bắt đầu hợp nhất và mượn tư tưởng của nhau để thu hút sự chú
ý rộng rãi hơn.
Một trong những niềm
tin cơ bản của các cộng đồng này là khả năng hẹn hò thấp đang làm khó cho nam
giới.
Quy tắc
"80/20" được đưa ra trong bộ phim "Adolescence" tuyên bố rằng
80% phụ nữ bị thu hút bởi 20% nam giới – một cáo buộc ban đầu dựa trên một cuộc
khảo sát bị hiểu sai.
Nếu nam giới tin vào
tư tưởng này, họ sẽ bị cho là đã uống viên thuốc đỏ – một thuật ngữ từ bộ phim
"The Matrix" (Ma trận) ám chỉ việc "thức tỉnh" trước bất
công của xã hội.
Giáo sư Ging nói rằng
những mạng lưới này tạo ra một hình thức hoạt động chính trị mới chống lại nữ
quyền.
"Chúng ta đã thấy
những cuộc săn phù thủy kỹ thuật số cảnh báo phụ nữ về hậu quả của việc vi phạm
một số ranh giới nhất định."
Vào năm 2014, các cộng
đồng ''manosphere'' đã tổ chức một chiến dịch thù hận chống lại phụ nữ trong cộng
đồng chơi game trên mạng, tiết lộ thông tin cá nhân và đe dọa họ.
Cùng năm đó,
''manosphere'' đã chuyển từ các diễn đàn mạng sang bạo lực ngoài đời thực.
Tại cộng đồng dân cư
Isla Vista, bang California, Elliot Rodger, một người 22 tuổi tự xưng là
''incel'', đã giết sáu người và làm bị thương mười bốn người trong nỗ lực
"trừng phạt" phụ nữ vì đã từ chối anh ta.
Đây là vụ tấn công đầu
tiên trong chuỗi các cuộc tấn công nổi bật có liên quan đến những cộng đồng
này.
Tiến sĩ Sugiura cho
biết những vụ tấn công này đã tiếp thêm sức mạnh cho các thành viên của các diễn
đàn và phòng trò chuyện trên mạng cực đoan nhất, những người "hiện nay ăn
mừng mỗi lần có một vụ án lớn về một phụ nữ bị giết."
Mặc dù các nhóm này đã trở nên nổi tiếng, chúng vẫn ở ngoài rìa của internet.
Người viết kịch bản
của 'Adolescence', ông Jack Thorne đã nói rằng những người có sức ảnh hưởng về chủ
đề nam tính là một phần của hệ sinh thái các vấn đề tác động đến thanh thiếu
niên trong bộ phim
Những ý tưởng cực
đoan 'dễ tiếp thu'
Các nền tảng mạng xã hội ưu tiên video dạng ngắn đã đẩy các quan điểm của ''manosphere'' trở nên phổ biến thông qua những người ảnh hưởng như Andrew Tate, một nhân vật tự mô tả mình là một người thù ghét phụ nữ. Ông đang đối mặt với cáo buộc hình sự tại Vương quốc Anh về hành vi quấy rối tình dục.
Những người ảnh hưởng
trong ''manosphere'' chia sẻ những tư tưởng cực đoan, vay mượn các khái niệm từ
cộng đồng ''incel'' và diễn đàn ''Pick Up Artist''.
Tuy nhiên, hiện nay
họ kết hợp những quan điểm này với các lời khuyên về tự phát triển bản thân
(self-help), phát triển thể hình và tài chính, thường xuyên đưa ra những giải
pháp đơn giản cho các vấn đề phức tạp bằng cách bán sản phẩm hoặc khóa học.
Tiến sĩ Sugiura cho
rằng đây là cách mà những người ảnh hưởng đã làm cho những thông điệp cực đoan
này dễ tiếp thu hơn.
"Manosphere
không chỉ là về tư tưởng thù ghét phụ nữ và sự thù ghét nói chung. Nó được diễn
giải theo cách khiến người ta nghĩ rằng điều này bàn về tự giúp đỡ và cải thiện
bản thân," bà nói.
Nó cũng lấp đầy một
khoảng trống cho những thanh niên muốn có cộng đồng và, theo Tiến sĩ Sugiura,
chịu áp lực phải ép mình theo khuôn mẫu của một người đàn ông nam tính trong
khi không có không gian để nói về sự cô đơn, trầm cảm và lo âu của họ.
Jack Thorne, người
viết kịch bản của "Adolescence", đã nói với chương trình The One
Show của BBC rằng những người có sức ảnh hưởng về chủ đề nam
tính là một phần của hệ sinh thái các vấn đề tác động đến thanh thiếu niên ở
trung tâm của bộ phim.
"Bộ phim bàn về những bậc phụ huynh không nhìn thấy cậu bé (nhân vật chính trong phim), một hệ thống trường học đã bỏ mặc cậu và những tư tưởng mà cậu đã tiêu thụ. Đây là một gia đình bình thường, và đây là một thế giới bình thường. Thật sự đáng lo ngại về những gì có thể xảy ra ngay lúc này."
Jacqui Wakefield
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.