Trong khi đó hai quốc
gia Anh và Pháp sẽ hỗ trợ một lực lượng quân sự cho hoà bình trong trường hợp
có thỏa hiệp ngừng bắn với Nga. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba mà Anh
và Pháp gọi nó là “liên minh của những người tự nguyện” vì họ lo ngại rằng Hoa
Kỳ sẽ không còn đại diện cho thành trì hỗ trợ cho cuộc chiến đã kéo dài trên ba
năm chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Một phái đoàn quân sự của Anh và Pháp sẽ sớm đến Ukraine để xác định
lại khả năng chiến đấu của quân đội Ukraine trong trường hợp chiến tranh kéo dài
và Hoa kỳ cắt giảm quân viện nếu có trong tương lai. Thủ tướng Đan Mạch Mette
Frederiksen trả lời với các phóng viên rằng quân đội Ukraine từ 500 ngàn đến một
triệu lính sẽ là tuyến phòng thủ đầu tiên trong trường hợp có thoả thuận hoà
bình.
TT Zelensky nói với các phóng viên rằng ông ta rất hân hoan bởi những lời hứa của Âu châu bây giờ và sau chiến tranh. Ông nói thêm sau cuộc đàm phán với khoảng 30 nhà lãnh đạo rằng:” Rõ ràng là sức mạnh của quân đội Ukraine sẽ luôn là sự bảo đảm tối quan trọng cho nền an ninh của chúng ta.”
Thủ tướng Anh, Keir
Starmer, người đồng chủ tọa với TT Pháp Emmanuel Macron cho biết các nhà lãnh đạo
đều đồng ý rằng Ukraine cần nhiều sự hỗ trợ hơn để có thể ở vị thế mạnh nhất
trong bất kỳ tiến trình về hoà bình. Pháp trong dịp này đã cam kết viện trợ cho
Ukraine khoảng 2 tỷ euro (2,2 tỷ đô) bao gồm máy bay chiến đấu và tên lửa.
Mặc dù hai bên Nga
và Mỹ đã cố gắng để đi đến một thỏa hiệp cho việc ngừng bắn tại Ukraine, nhưng
cho đến nay, thoả ước mà hai bên đồng ý là tạm đình chiến tại biển đen và không
tấn công các nhà máy hạch nhân.
Ngoài ra khoảng cách
giữa hai bên còn quá xa vì Nga không chịu nhường bước. Mặc dù Nga từng tuyên bố
(láo) rằng những lệnh cấm vận không hề ảnh hưởng kinh tế Nga, nhưng một trong
những đòi hỏi của Nga đối với Hoa Kỳ bây giờ trong lúc thương thuyết là bãi bỏ
hết cấm vận. Điều đó đã gởi một tín hiệu cho Hoa Kỳ và đồng minh rằng cấm vận đối
với Nga là hiệu quả cho nên nếu Nga không chịu nhường bước thì Hoa Kỳ và Âu
châu có thể tăng thêm cấm vận.
Cuộc họp thượng đỉnh
ngày hôm nay tại Paris đã gởi cho Putin một thông điệp rằng cho dù nếu Hoa Kỳ
trong tương lai vì một lý do nào đó mà giảm hay cắt viện trợ cho Ukraine thì
toàn khối Âu châu 30 quốc gia sẽ nhảy vào giúp cho Ukraine có thể đứng vững chống
lại Nga. Đây có lẽ là một ván cờ rất hay để cảnh báo Putin hãy nghiêm chỉnh mà
thương thuyết chớ đừng thừa nước đục thả câu vì nghĩ rằng Trump không ưu đãi
Zelensky như chính phủ Biden.
Tuy nhiên cuộc đàm
phán sẽ không dễ dàng vì Putin trong những thập niên qua đã rất lo sợ sự bành
trường của khối NATO và vì an ninh của Nga cho nên Putin rất cẩn thận mà chọn
ván cờ nào thích hợp nhất cho mình. Vì biết rõ bản chất lọc lừa của Putin cho
nên Anh và Pháp đã tái khẳng định ngày hôm nay là nếu có thỏa hiệp hòa bình thì
Anh và Pháp sẽ gởi quân đội đến Ukraine với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và đây là
một trở ngại đối với Putin.
Tóm lại: Hiện nay
Hoa Kỳ và Ukraine đang thương thuyết rất cặn chẽ, nhưng con đường đi đến bất cứ
một thỏa hiệp cho hòa bình của Ukraine có lẽ vẫn còn xa lắm. Nga thì khư khư
đòi chiếm lấy những phần đất đang chiếm đóng và đã chiếm đóng như bán đảo
Crimea chạy ngược lên phía Bắc. Và Nga không muốn Ukraine gia nhập NATO dưới bất
cứ hình thức nào. Sau cùng nếu có thỏa hiệp hoà bình thì Anh và Pháp không được
gởi quân đến Ukraine.
Ngược lại phía Ukraine cũng không chịu nhượng bộ vì họ đã hy sinh quá nhiều trong 3 năm qua cho nên nếu chiến tranh tiếp diễn thêm một vài năm nữa thì họ cũng cam chịu mà không nhượng bộ. Cho dù Hoa Kỳ có áp lực Ukraine thì khối Âu châu sẽ tăng cường viện trợ để Ukraine tiếp tục chiến đấu. Và một trong những đòi hỏi của Ukraine là than gia vào khối NATO. Đối với thế giới thì cho dù chính sách đối ngoại của Trump có như thế nào đi chăng nữa thì ông ta cũng phải rời chức trong bốn năm tới cho nên nếu họ giữ vững lập trường trong vài năm thì tình hình sẽ thay đổi.
Đúng là “võ quýt dày
móng tay nhọn, không ai nhường ai cả. Vì thế Trump tuy nóng ruột nhưng cũng phải
uống trà đá ngồi chờ mà thôi. Nobel Peace Prize sao mà khó quá! Trump càng nghĩ
tới nó thì lòng càng xót xa, ray rứt.
Linda Nguyễn
***
Trump thổi bay trật tự thế giới _ châu Âu khổ sở tìm lối thoát
Như một chuyên gia nhận định, "Chủ nghĩa Trump sẽ sống sót sau nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy." Vậy những quốc gia nào đủ khả năng đứng lên lãnh đạo khi Mỹ rút lui?
https://baomai.blogspot.com/2025/03/trump-thoi-bay-trat-tu-gioi-chau-au-kho.html
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.