Thursday, April 6, 2017

Trump - Tập: Nói gì về thương mại?

image
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Cộng hội kiến tại Florida

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thương lượng về thương mại với Trung Cộng sẽ "rất khó khăn" khi ông gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.
Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn.

Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.

Riêng trong 2016, Mỹ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 480 tỉ đôla từ Trung Cộng.

Hàng nhập khẩu giúp giữ giá thấp cho người tiêu dùng Mỹ.

image 
Mỹ chỉ bán được 170 tỉ đôla hàng xuất khẩu cho Trung Cộng như máy bay, và mặt hàng nông nghiệp như đậu nành.

Mỹ cũng kiếm tiền từ dịch vụ như đào tạo khoảng 350.000 sinh viên Trung Cộng tại Mỹ.
Trung Cộng là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016, Trung Cộng chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường nói ông muốn đưa việc làm sản xuất về lại Mỹ.

Sau khi Trung Cộng gia nhập WTO năm 2001, hàng nhập khẩu Trung Cộng vào Mỹ tăng đột biến, được giới kinh tế học gọi là "cú sốc Trung Cộng".

image
Người tiêu dùng Mỹ nhiều năm được mua hàng nhập khẩu rẻ

Từ 2000 đến 2007, việc làm sản xuất của Mỹ giảm mạnh, từ 16,9 xuống còn 13,6 triệu. Khủng hoảng tài chính 2008 còn giảm tiếp số lượng, còn 11,2 triệu, mặc dù kể từ đó, con số này trở nên khá ổn định.

Những người làm may mặc và điện tử thuộc số bị ảnh hưởng nặng nhất.

Một số nhà kinh tế cho rằng 40% trong số mất việc thuộc các ngành này có thể liên quan hàng nhập khẩu Trung Cộng.

Tuy vậy, lượng hàng rẻ cũng tạo ra các việc làm phi sản xuất ở Mỹ, vì người tiêu dùng có thêm tiền để chi các việc khác. Nó giúp cho y tế, giải trí, du lịch. Nên ta có thể nói thâm hụt thương mại hủy hoại một số việc làm mà cũng tạo ra thêm việc làm.

image
Mỹ gặp tình trạng thâm hụt mậu dịch

Vậy Tổng thống Trump có thể làm gì?

Khi là ứng viên tổng thống, ông Trump đe dọa các biện pháp bảo hộ gắt gao như đánh thuế 45% lên hàng Trung Cộng. Nhưng lịch sử chứng tỏ bảo hộ không làm giảm thâm hụt mậu dịch.

Ông cũng dọa nêu tên Trung Cộng là "thao túng tiền tệ".

image

Suốt nhiều năm, Trung Cộng đã can thiệp để giữ tỉ giá quy đổi thấp, điều này giúp giảm giá hàng hóa và tăng thâm hụt với Mỹ. Nhưng gần đây, ngân hàng trung ương Trung Cộng đã giữ giá tiền cao, khiến xuất khẩu đắt hơn. Mỹ sẽ có lợi nếu khuyến khích xu hướng này.

Lựa chọn hứa hẹn nhất cho Tổng thống Trump là thương lượng để Mỹ tiếp cận người tiêu dùng Trung Cộng thuận lợi hơn.

Trung Cộng có nhiều hạn chế về nhập khẩu, ví dụ đánh thuế ô tô 25%.

Có lẽ quan trọng nhất cho Mỹ là các dịch vụ hiện đại như tài chính, mạng xã hội, viễn thông, y tế, giao thông nói chung đóng cửa trước nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Đến nay có ít tiến bộ, nhưng việc mở cửa thị trường Trung Cộng sẽ đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Trung Cộng và giúp duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.

Liệu sẽ có chiến tranh thương mại?

Có lẽ là không, vì các biện pháp bảo hộ sẽ làm hại kinh tế Mỹ.

Đảng Cộng sản Trung Cộng có đại hội quan trọng vào cuối năm, và sẽ khó để ông Tập Cận Bình có thể làm điều gì cứng rắn trước đó.

Ngay cả sau đó nữa, Trung Cộng chắc sẽ mở cửa thị trường rất chậm.




David Dollar

***


Khai mạc thượng đỉnh Mỹ-Trung

image
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, (bên trái) trong lễ đón Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ở phi trường Quốc tế Palm Beach, West Palm Beach, Florida, 6/4/2017.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Cộng Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.

Không đi vào chi tiết, ông Trump trong tuần này khuyến cáo: “Nếu Trung Cộng không giải quyết vấn đề Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm điều đó.” Chính phủ của ông Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Cộng giúp Bình nhưỡng tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế.

Trung Cộng cung cấp cho Bắc Hàn hầu hết nhiên liệu hoá thạch của nước này, nhập khẩu thực phẩm, đồ tiêu dùng và nguyên liệu dùng để xây dựng chương trình chế tạo vũ khí của Bắc Hàn.

image

Tuy nhiên Trung Cộng dường như đã trở nên mệt mỏi về các tham vọng quân sự của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, nhân vật mà từ khi nên nắm quyền cách đây 6 năm, chưa từng một lần sang thăm Bắc Kinh. Một loạt biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc chống Bắc Hàn đã không răn đe đuợc Bình Nhưỡng ngưng thực hiện các vụ thử nghiệm hạt nhân, trong đó vụ mới nhất là vụ phóng thử nghiệm phi đạn thực hiện trong tuần này.

image

Là người lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng đây là lần đầu tiên ông Trump và ông Tập gặp nhau. Dự kiến hai ông sẽ bỏ nguyên ngày Thứ Sáu để đàm phán sau khi tham gia buổi dạ tiệc cùng với hai vị phu nhân tại dinh Mar-a-Largo.

image

Việt Nam trong danh sách 'gian lận thương mại'
Mua xe và sửa xe với người mình
Khoảng trống không thể lấp đầy
Nông dân trồng dưa lại mắc bẫy Trung Cộng
Dân Sài Gòn thẳng tính & lương thiện
Dấu vết cuối cùng của dệt Nam Định
Estate Sale
Điều kỳ diệu ẩn chứa trong một cốc bia
Nỗi niềm gánh hàng rong
Bí mật của những người nghỉ phép nhiều là gì?
Mẹ Nấm: từ ‘tội nhân’ tới giải thưởng quốc tế
Con người cần ngủ và phải ngủ bao lâu
Trần Vũ Quỳnh Anh 'Hotgirl Xứ Thanh'
Làm sao bỏ được thói quen vào mạng liên tục?
Về cái chết của ký giả Nguyễn Đạm Phong
Linh mục Nguyễn Viết Chung
Dự luật 'trừng phạt Trung Cộng gây hấn biển Đông'
Thành phố lớn chống ô nhiễm không khí bằng cách nà...
Tranh cãi về 5 ca khúc bị tạm dừng lưu hành
Tại sao tôi phản đối Tom Hayden?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.