Không một thể loại nhạc nào khác lại chia rẽ con người lớn đến thế, nhưng vì sao vậy? Cách đây đúng một tháng là Ngày Jazz Quốc Tế, phỏng vấn một người hâm mộ jazz và một người ghét jazz về lý do yêu và ghét loại nhạc này.
Miles Davis là một trong những nhân vật dễ tiếp cận nhất của nhạc jazz.
Vì sao tôi thích jazz
Mike Hobart là nhà bình luận nhạc jazz của tờ Financial Times
Loại nhạc đầu tiên thực sự đi vào lòng tôi là rock ‘n’ roll, kiểu như của Little Richard hay Elvis Presley. Nhưng rồi nhạc này chẳng mấy mà phai nhạt đi và mất dần sinh lực. Và rồi một người bạn cho tôi nghe một album của Ray Charles chơi tại Newport, được ghi âm trực tiếp tại liên hoan nhạc jazz Mỹ và tôi có được lại cảm xúc mạnh mẽ.
Ray Charles at Newport '60
Hồi đó là đầu những năm 1960 và tôi là một thiếu niên lớn lên ở Bắc London. Khi tôi nghe Ray Charles và Margie Hendricks cả bản “Night Time is the Right Time” và nhạc công saxophone Newman “đầu to” thổi giai điệu blues, đối với tôi thế là đỉnh cao. Tôi đã bị ngấm nhạc jazz, nó cho tôi cảm giác cuộc sống và tâm hồn, nó bơm vào đầu và cơ thể tôi.
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên nghe chơi nhạc jazz sống, trưởng ban nhạc là Humphrey Lyttelton tại câu lạc bộ Marquee ở London. Tôi cảm thấy vô cùng phấn chấn. Tôi được dạy là chơi nhạc là từ bản nhạc hoặc do nhớ thuộc lòng. Nhưng ở đây nhạc công làm chủ tình huống và tự chế ra nhạc khi chơi. Sau này tôi mới biết đó là ngẫu hứng và đó là điểm khác biệt trong nghệ thuật của jazz, tức là tạo ra trật tự trong khi đang diễn.
Vậy đó là vấn đề lớn tiếp theo về âm nhạc. Nó đặt ra các câu hỏi về trật tự, về hỗn loạn, về cấu trúc và về cơ hội, và hiện vẫn là như vậy. Thế nhưng cách mà các nhạc sĩ jazz ứng biến vẫn là điều bí ẩn với nhiều người, cho dù sự ứng biến là nền tảng của đàm luận giữa con người. Không một ai ngồi uống bia trong quán với bạn mà lại đọc một bản viết sẵn.
Vậy vì sao nhạc jazz lại tạo ra cảm hứng? Đó là vì chính cái nhạc loại này, khi chơi hay nhất, mang tính thách thức, phong phú và không ngừng sáng tạo. Tôi không thể tưởng tượng là không bao giờ có thể nghe lại khúc nhạc bi thương Sketches of Spain của Miles Davis hoặc trải nghiệm sự giao thoa của đàn bass và saxophone trong bản Mingus Presents Mingus, cả hai bản được ghi âm năm 1960.
Và tôi biết rằng trong một thập niên nữa tôi sẽ vẫn còn nghe The Epic, một bộ 3 đĩa phát hành trong tháng 5, nó tràn ngập lửa và năng lượng bởi nghệ sĩ saxophone Kamasi Washington. Trong danh sách các nghệ sĩ cùng tham gia với ông có tên nghệ sĩ piano McCoy Tyner và nghệ sĩ hip-hop Mos Def, nhưng một tháng trước tôi không nghe thấy nói về ông nữa.
Tôi luôn ngạc nhiên khi người ta cho rằng nhạc jazz tồn tại ở một cơ sở tách biệt. Nhưng hãy tìm hiểu các nhạc sĩ ở các buổi biểu diễn nhạc jazz và các tên nhạc sĩ jazz mà đôi lúc thấy xuất hiện. Đúng vậy, họ cũng kiếm sống như mọi người khác. Nhưng đó chính là vấn đề cần nói tới. Họ cũng đang tham gia vào một cái gì khác biệt hiện đang tồn tại, tích góp những ý tưởng cho jazz, cũng đúng như các ý tưởng được tích góp cho nhạc pop hoặc hip-hop và R&B.
Wynton Marsalis nhận mình là một người đào tạo, nhà quản lý và giám đốc nghệ thuật cũng như nghệ sĩ biểu diễn
Trong phần lớn tuổi thọ của mình, nhạc jazz không có được cấu trúc giáo dục riêng. Ấy vậy mà jazz được xác nhận là hình thức nghệ thuật đầu tiên thực sự của Mỹ. Tôi có nghe nghệ sĩ trống Art Blakey nói điều trên với khán giả tại một đêm đầu những năm 1980; anh chàng trẻ tuổi Wynton Marsalis là nghệ sĩ trumpet của Blakey đêm hôm đó. Nay Marsalis là giám đốc nghệ thuật của Jazz của New York tại Dàn Nhạc Trung tâm Lincoln, là dàn nhạc duy nhất làm việc 100% thời gian tại Mỹ.
Ông Marsalis (vẫn là người có những nhận xét nhạo báng về quá khứ) soạn nhạc và đi biểu diễn không ngừng và cộng tác với các nhạc sĩ thuộc thể loại khác. Và cam kết của ông cho giáo dục là vô cùng lớn. Nhờ ông và những người khác như ông mà việc học jazz hiện đã được định hình trên thế giới, và mỗi năm có hàng trăm nhạc sĩ jazz tài ba tốt nghiệp.
Một số người cho rằng điều này là tiêu cực do dẫn dắt tới một thể loại nhạc kỹ thuật cao nhưng gò bó. Một lần nữa, cũng như ở bất kỳ lĩnh vực nào, nếu ta nhìn vào những điểm tốt đẹp nhất (mà sao lại không nhỉ?) thì nhạc jazz, từ khi hòa nhập đa văn hóa đến khi thành mũi nhọn tiên phong và sự sáng tạo.
Vì sao tôi ghét nhạc jazz
Justin Moyer là cây bút bình luận cho báo Washington Post
Tôi thích John Coltrane cho đến khi tôi ghét ông.
Khi tôi còn là con nít, tôi không thấy ai nghe nhạc jazz. Jazz, như con khủng long, đã có từ lâu, một thể loại khó hiểu mà chỉ thỉnh thoảng được viết về trong tạp chí âm nhạc Rolling Stone khi mà các nhạc sĩ guitar chơi rock giả vờ thể hiện như các nhạc sĩ saxophone Charlie Parker hoặc Ornette Coleman.
Nhạc jazz không được ưa chuộng trong một thời gian dài và chắc chắn rằng không ai mua Jazz để nghe, cụ thể là Kind of Blue của Miles Davis, album jazz bán chạy nhất mọi thời đại, bán được khoảng 4 triệu đĩa ở Mỹ, trong khi đó Jagged Little Pill của Alanis Morissette được bán hơn 15 triệu đĩa.
Đối với một thanh niên trẻ sống ở ngoại ô Philadelphia có rất ít tiền trong túi và không có xe thì việc hiểu được nhạc của Coltrane trước thời đại internet là khó khăn lắm. Ông này mất năm 1967, 10 năm trước khi tôi ra đời.
John Coltrane
Tôi đi xe buýt đến một cửa hàng băng đĩa; tôi chọn ngẫu nhiên một trong những cassette của ông trên giá; tôi xem kỹ tờ danh sách gần như không thấy việc tái bản; tôi nghe đi nghe lại nhạc của ông trong lúc chơi Nintendo, dần dần tôi bắt đầu thấy nghe lọt tai những tác phẩm khó nghe như Giant Steps. Đó là một cuộc marathon mà tôi tự nguyện chạy. Và kết cục tôi thích John Coltrane.
Nhưng tôi cũng băn khoăn, nó có thực sự hay đến thế không?
Chắc chắn rằng Coltrane là bậc thầy về kỹ thuật, nghe đồn ông ta chơi đàn 12 tiếng một ngày. Nhưng với việc ông chuyển từ tác phẩm early work with Miles Davis tương đối kín đáo tới My Favorite Things mạnh bạo hơn nhiều và, trước khi ông mất, là nỗ lực thách thức chơi Jazz tự do trong tác phẩm Interstellar Space, nhạc của ông mang sắc thái truyền thống phương Tây về hòa âm, cấu trúc và tiết tấu. Điều đó không làm tôi băn khoăn, tôi thích nhạc Coltrane với tất cả hương vị của nó. Tuy nhiên âm nhạc sau này của ông có vẻ như tùy tiện làm tôi tự hỏi mình đã nghe cái gì suốt thời gian dài như vậy.
Bài Naima (1959), một bản tình ca đẹp đẽ và buồn bã của Coltrane lấy theo tên vợ ông, liệu bài này có chuyển tải được ý nghĩa giống như lời văn của Ernest Hemingway, như thơ của Gwendolyn Brooks, hoặc như ca từ PJ Harvey không? Hay là, do bài hát này đẹp đẽ, nó chỉ là sự tỏa sáng mờ nhạt và không có tố chất? Coltrane có phải là người chỉ quanh quẩn tìm tòi, tạo ra âm thanh và sự giận dữ nhưng chẳng mang ý nghĩa gì?
Những ngờ vực như vậy đã không ngăn cản được tôi học nhạc jazz tại trường đại học và chơi nhạc này tương đối nhưng tôi chơi không hay. Nhưng ở tầm 25 tuổi, jazz bắt đầu làm cho tôi cảm thấy hơi bị hoảng. Khi nghe A Love Supreme (1964) của Coltrane, đã một thời tôi thích bài này nhưng rồi tôi thấy đó chỉ là sự vô vọng trong từng nốt nhạc.
Tôi có thể hiểu Coltrane đã làm gì về phương diện mỹ học (tôi đã có bằng âm nhạc) nhưng nỗ lực của ông hình như viển vông.
Bài A Love Supreme và yếu tố tâm linh nửa mùa của bản này hay một cách ngẫu nhiên, cũng giống như bài Rocky Mountains hoặc DNA. Chắc chắn rằng, nhóm tứ tấu cổ điển, Coltrane cùng nhạc sĩ piano McCoy Tyner, guitar bass Jimmy Garrison và trống Elvin Jones, mang lại âm thanh sức mạnh của thiên nhiên, nhưng thiên nhiên thì hờ hững với nhân loại.
Trong khi đó những nhạc sĩ khác mà tôi ngưỡng mộ, Thelonious Monk, Sun Ra, thậm chí cả Ella Fitzgerald, dường như họ đã chế ra các bài khi họ biểu diễn mà thôi.
Ella Fitzgerald được người hâm mộ xem là “ca sĩ hay nhất” mặc dù kiểu nhạc jazz của cô có thể biểu lộ sự lạnh nhạt rõ ràng
Đành là nhạc jazz là ngẫu hứng và đó là yếu tố Mỹ độc đáo nhưng việc người ta thần thánh thể loại nhạc này làm tôi khó chịu. Nhạc được trân trọng đưa vào bảo tàng, đưa lên tem và các phim tài liệu Ken Burns, và điều này có vẻ là ngạo mạn. Nó là nhạc lười, tự mãn, ngủ yên trên vinh quang, những ngày vinh quang mà tôi đã bỏ lỡ nhiều thập niên. Ít nhất thì Bach đã lo ghi chép lại mọi thứ. Vậy cớ gì mà phải nghe bài Take the A Train hoặc bài Giant Steps hoặc Meditations (1966) khi mà không có thông điệp gì được truyền đạt.
Do vậy tôi nghe jazz chỉ thoảng qua. Hàng tỉ người vẫn sống sung sướng mà không cần đến Coltrane, tôi cũng có thể như vậy. Tôi đã chia tay jazz để tìm hiểu các nghệ sĩ mà tôi nghĩ họ nói được nhiều với ít lời hơn như John Lee Hooker, the Shangri-Las, Kool Keith, Black Flag, Le Tigre, Big Freedia.
Khi tôi thử giải thích mắc mớ của tôi đối với jazz qua đối thoại hoặc qua bài viết thì tôi bị ''ném đá''. Năm ngoái, tôi viết một bài bình luận cho tờ Washington Post về vấn đề này và nhận được hàng trăm email công kích và bình luận, kể cả một thư trả lời phũ phàng của một đồng nghiệp.
Tôi nghi rằng (hoặc biết rõ) một số người ít hiểu biết về loại nhạc này so với tôi đã khăng khăng rằng tôi thiếu hiểu biết, rằng tôi đã không nghe đúng loại jazz chính cống. Lập luận của họ là không logic; không khác gì khi nói “Tôi biết rằng anh không thích ăn dưa muối, nhưng anh đã thử ăn dưa tôi muối chưa?”
Một số khác chỉ đơn giản nghĩ lập luận của tôi là quá quắt, “Vậy anh không thích nhạc jazz. Có gì là trầm trọng?”
Đây cũng là một câu hỏi hay. Có lẽ cũng là do có một thời tôi đã thích jazz quá, tôi buộc phải hỏi những câu hỏi khó về nó nhằm tìm ra vì sao tôi không thích nó nữa.
Hoặc có thể tôi nghĩ sai lệch rằng sự tư duy sâu sắc về một ý kiến phê bình văn hoá sẽ đẩy nhạc jazz tới một lãnh địa sáng sủa hơn. Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ nói “Tôi đã mến John Coltrane cho đến khi tôi ghét ông ta, và đến lúc tôi lại thích ông ta.”
Tôi hy vọng như vậy. Là một người ghen ghét thì không thích thú gì.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.