Tóm lược: Một số thành
ngữ có nguồn gốc từ lịch sử và xã hội dưới chế độ cộng sản Việt
Nam giúp cho kho tàng thành ngữ tiếng Việt thêm phần phong phú. Trong
bài này, 40 thành ngữ mới được trình bày có định nghĩa, nguồn gốc,
ghi chú cách dùng, và thí dụ trong câu văn. Độc giả nên truyền bá
danh sách này để giúp dân dùng ngôn ngữ hữu hiệu và hiểu rõ lịch sử
chính đáng và xã hội Việt Nam hiện nay.
***
Người
dân Việt Nam
thích chơi chữ như là một hình thức giải trí. Dưới ách cộng sản, chuyện đó
lại còn trở nên thông dụng hơn. Nỗi nghèo khổ, niềm cay đắng, sự bất
bình, lòng oán giận, hay cơn giận dữ thúc đẩy người dân sáng tạo trong việc
chơi chữ để chế giễu chính phủ. Các hình thức chơi chữ gồm có "nói
lái" (phát âm đảo ngược), viết ra chữ viết tắt, và tô điểm thêm với
thành ngữ và tục ngữ.
Thành ngữ, tục ngữ, và ca dao có thể được dùng để
chỉ trích hoặc nhạo báng chính phủ. Đặc biệt, thành ngữ được thịnh hành vì
sự phong phú trong việc mô tả hành động hoặc hành vi. Nhiều thành ngữ Việt Nam có nguồn
gốc từ câu chuyện dân gian, những giai thoại lịch sử.
Hồ
Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thực ra cũng có đóng góp
gián tiếp vào nền văn chương Việt Nam qua những thành ngữ mô tả sự
gian ác, tàn bạo, nham hiểm, ngu dốt, và ngây ngô của chúng.
Bốn
Mươi Thành Ngữ Mới
Sau
đây là danh sách 40 thành ngữ mới sắp xếp theo thứ tự ABC, đa số ở
dạng bốn hoặc năm chữ dựa vào các câu chuyện hoặc sự kiện lịch sử
có thật về Hồ Chí Minh và ĐCSVN, và các sự kiện xảy ra trong xã
hội dưới chế độ cộng sản hiện nay. Mỗi thành ngữ có 4 phần: (1)
định nghĩa, thường là nghĩa bóng; (2) nguồn gốc: câu chuyện hoặc sự
kiện lịch sử đưa đến thành ngữ; (3) ghi chú cách dùng; và (4) thí
dụ qua hai câu văn.
Tôi
đề nghị các thành ngữ này nên được dùng rộng rãi trong bài viết
hoặc thi ca dưới bất cứ thể loại nào, không nhất thiết phải liên quan
đến chính trị xã hội. Các thí dụ qua các câu văn trình bày dưới đây
cho thấy các cách dùng đó. Cách dùng có thể thay đổi, nới rộng cho
thích hợp, nhưng không nên đi quá xa với gốc gác thành ngữ đó. Ngoài
ra, vì các thành ngữ này sẽ trở nên thông dụng, tôi đề nghị là viết
các thành ngữ bình thường như các chữ khác trong câu văn, và không nên
dùng nhấn mạnh như ngoặc kép bao quanh thành ngữ. Dùng ngoặc kép
khiến người đọc có cảm tưởng thành ngữ có ý nghĩa chưa được chấp
nhận, hoặc cố tạo ra tính chất hài hước châm biếm.
Một
số thành ngữ là nhóm chữ đã được dùng thường xuyên nhưng bây giờ có
ý nghĩa mới (thí dụ "kháng chiến chống Mỹ"). Ý nghĩa các
thành ngữ này sẽ được hiểu rõ qua nội dung của câu văn. Nhiều thành
ngữ có cùng ý tưởng với các thành ngữ đã có sẵn từ trước, nhưng
có sự khác biệt tinh tế. Trong phần ghi chú cách dùng, tôi vạch ra
các chi tiết tinh tế này.
Tiếng
Việt thường mơ hồ trong việc dùng danh từ, động từ, tính từ, hoặc
trạng từ. Một chữ/ từ hoặc nhóm chữ có thể được dùng như danh từ,
động từ, tính từ, hoặc trạng từ tùy vào câu văn. Thí dụ một danh
từ có thể dùng như tính từ như trong danh từ kép. Do đó, các thành
ngữ cũng có cách dùng như vậy trừ những thành ngữ có dạng rõ rệt.
Ngoài ra, dạng một thành ngữ có thể thay đổi qua các chữ/từ biến
hóa. Thí dụ động từ có thể biến sang danh từ khi thêm chữ
"sự," "việc," hoặc "chuyện."
Trong
các thí dụ sau đây, cách chấm câu và lối viết đối thoại dựa theo
các quy tắc của Mỹ (Cao-Đắc 2014a, 496-501).
1. Ánh sáng triển
lãm: nguyên nhân bịa đặt để chấm dứt
một hành động toan tính bao che cho một chuyện ác độc hoặc nham hiểm
khác. Nguồn gốc: Ngày 8 tháng 9 năm 2014, Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia
mở cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất 1946 - 1957. Cuộc triển lãm dự
trù mở cửa cho công chúng cho tới cuối năm 2014 nhưng chỉ sau bốn
ngày, cuộc triển lãm đóng cửa với lý do kỳ lạ là "sự cố
điện" khiến cho thiếu ánh sáng (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014d).
Ghi chú cách dùng: Hành động bao che đó đang xảy ra và bị chấm dứt
vì âm mưu bị bại lộ.
-
Luật sư hắn nêu lý do sức khoẻ của nhân chứng để xin đình hoãn cuộc
hạch hỏi từ phe khởi tố, nhưng ai cũng biết cái lý do sức khoẻ đó
chỉ là ánh sáng triển lãm.
-
"Mày tưởng tao khờ hả?" Vũ gằn giọng. "Tao thừa biết
chuyện mày không gặp vợ tao nữa vì mày sợ bị tao khám phá, chứ mày
có lo gì đế́n hạnh phúc gia đình tao. Tao ghê tởm cái ánh sáng triển
lãm của mày."
2. Bia bắn Gạc Ma: người bị lợi dụng
hoặc bị ra lệnh làm nạn nhân không chống đỡ cuộc tấn công hoặc cướp
bóc của kẻ khác. Nguồn gốc: Ngày 14 tháng 6 năm 2014, Thiếu tướng Lê Mã
Lương tiết lộ là trước khi xảy ra trận hải chiến Trường Sa năm 1988, quân
đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Tàu
cộng đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa. Ngày 14 tháng 3
năm 1988, hải quân Tàu cộng dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát
64 người lính hải quân Việt Nam
khi những người lính này chỉ đứng như bia tập bắn cho quân Tàu cộng
(CTV 2014a). Ghi chú cách dùng: Nạn nhân thường có liên hệ đến kẻ ra
lệnh không phản kháng và thường là người dưới quyền hoặc kém thứ
bậc.
-
Vân bật khóc khi nghĩ đến đêm kinh hoàng đó. Tên quản lý cấu kết với
lũ cướp vào cướp tiệm lại còn đẩy nàng làm bia bắn Gạc Ma cho lũ
cướp hãm hiếp nàng cả đêm.
-
"Anh là hạng người hèn hạ." Loan chỉ tay vào mặt chồng, mặt
nàng đỏ bừng bừng. "Anh quá sợ nó nên để mặc bé Hồng làm bia
bắn Gạc Ma cho lũ con mất dạy của nó hà hiếp bắt nạt ở
trường."
3. Bịt râu đeo kính: hóa trang để không
bị nhận diện trong lúc đi xem xét tình hình về một tội ác hoặc một
âm mưu đen tối do chính mình giựt dây hoặc chủ trương. Nguồn gốc: Hồ
Chí Minh bịt râu và Trường Chinh đeo kính râm đi dự buổi đấu tố/ hành
quyết bà Nguyễn Thị Năm trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất năm 1953 (Trần
2014, 84). Ghi chú cách dùng: Không phải chỉ hóa trang mà còn hóa
trang để quan sát tình hình hoạt động hoặc âm mưu gian ác của mình.
-
Nàng cười khinh khỉnh. "Anh đừng tưởng tôi không biết anh bịt râu
đeo kính theo dõi tôi trong suốt mấy ngày qua để xem tôi có đi hỏi giá
đất bên cạnh miếng đất của anh."
-
Hắn biết hắn không cần phải bịt râu đeo kính ngồi chung với họ, nhưng
hắn thích nghe những lời ca tụng hắn về các câu chuyện như huyền
thoại về hắn mà mẹ hắn đặt ra.
4. Bộ hút Lư Hán: Của hối lộ lấy
từ lừa đảo người khác để cho lợi lộc cá nhân. Nguồn gốc: Tháng 9
năm 1945 Hồ Chí Minh tặng bộ hút thuốc phiện vàng cho tướng Lư Hán của
quân đội Trung hoa quốc gia để hối lộ Tàu trong việc thương lượng
quyền lực với phe quốc gia. Bộ hút thuốc phiện vàng đó được lấy từ
tiền bạc và của cải đóng góp bởi dân trong Tuần Lễ Vàng (Cao-Đắc
2014d). Ghi chú cách dùng: Không phải chỉ có hối lộ mà của hối lộ
lấy từ lừa đảo người khác.
-'Nàng
hét to vào mặt hắn' "Bộ anh tưởng tôi không biết cái nhẫn anh mua
cho tôi là bộ hút Lư Hán hay sao? Con bé Hương đã nói cho tôi biết anh
lấy tiền nó để mua chiếc nhẫn đó."
-
"Cháu thấy chuyện đó đâu có gì xấu xa," nó trả lời tỉnh
bơ. "Mẹ cháu đâu có biết số tiền cháu biếu thầy hiệu trưởng là
bộ hút Lư Hán. Mẹ cháu còn vui vì nghĩ là tiền làm lụng vất vả
của mẹ đã giúp cháu học hành tấn tới để được ra trường hạng
cao."
5. Bùn đỏ không sao: Sự việc không tốt
hoặc hiểm họa đang xảy ra nhưng được trấn an là không sao. Nguồn gốc:
Ngày 8 tháng 10, 2014, khi trả lời báo chí về việc bùn đỏ lan tràn
tại hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc nhà máy tuyển quặng bauxit của Tổ hợp Bauxit
- Nhôm Lâm Đồng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt
Nam (Vinacomin) Nguyễn Văn Biên tuyên bố, "Vì không chứa hoá chất nên
cũng không ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh của hồ Cai Bảng." (CTV
2014d). Ghi chú cách dùng: Trấn an thường do người muốn giấu giếm mối
hiểm họa, nhưng có thể do chính mình.
-
"Anh chỉ làm biếng không về lấy áo mưa." Loan cau mày.
"Mây phủ đen kịt trên trời mà anh vẫn cho là bùn đỏ không sao. Em
mà bị ướt như chuột lột thì anh biết tay em."
-
Tuy tiếng chân chạy rầm rầm ngoài hành lang và tiếng la hét ỏm tỏi
vang vang ghê rợn trong màn đêm yên tịnh, Hằng vẫn nghĩ là bùn đỏ
không sao. Nhưng khi cánh cửa phòng mở toang và một bóng đen đồ sộ
chắn ngay ngưỡng cửa, nàng run rẩy ú ớ không nói nên lời.
6. Càn quét Quỳnh
Lưu:
hành động dã man huy động sức lực to tát để đàn áp chống đối chính
đáng của người yếu thế. Nguồn gốc: Trong tháng 11 năm 1956, nông dân
từ huyện Quỳnh Lưu ở Nghệ An, khởi đầu một cuộc nổi dậy, phản đối
việc giam giữ thân nhân và tịch thu tài sản trong chương trình cải
cách ruộng đất và việc từ chối không cho quyền đi vào Nam. Chính
quyền Bắc Việt phái it nhất một sư đoàn binh lính tới đàn áp cuộc nổi
dậy. Khoảng 20.000 quân tác chiến Bắc Việt truy nã độ 2.000 dân nổi
loạn trốn chạy trên đồi núi (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách dùng: Sức
lực huy động thường là "dã man" và áp đảo "chống đối
chính đáng."
-
Thành chỉ tay vào Hùng, mặt anh đanh lại. "Mày cao 1m8, nặng 90kg,
mà mày còn dùng cây sắt để đánh con bé tí teo đó chỉ vì nó muốn
mày không hút thuốc trong phòng. Mày không thấy xấu hổ về cái càn
quét Quỳnh Lưu đó hay sao?"
-
Khi cuộc biểu tình bước sang ngày thứ ba mà không có dấu hiệu suy
giảm, chính quyền chuyển sang kế hoạch mới để càn quét Quỳnh Lưu
phong trào dân chủ.
7. Cào bằng/ đánh
đồng chó với chủ nhà: Kẻ đầy tớ hoặc đại diện người khác mà tự xưng
là người chủ chốt có quyền để ức hiếp mọi người. Nguồn gốc:
Nguyễn Phương Uyên nói ĐCSVN cào bằng Đảng với tổ quốc Việt Nam trong
việc ức hiếp người đấu tranh cho dân chủ tự do (Thụy 2013). Ghi chú
cách dùng: "cào bằng" hoặc "đánh đồng" là tiếng
địa phương có nghĩa là coi như tương đương.
-
"Mày đừng cào bằng chó với chủ nhà," Vũ quát lên.
"Mày chỉ là một con chó trong Hội Đồng Quản Trị được cổ đông
giao phó trách nhiệm điều hành công ty. Chính tao đây mới là chủ nhà
vì tao là cổ đông."
-
Bình lắc đầu ngao ngán. "Tao không ngạc nhiên là chúng nó đánh
đồng chó với chủ nhà. Nhưng điều làm tao ngạc nhiên nhất là tại sao
đám sinh viên tài giỏi đang là chủ nhà mà lại chạy theo lũ
chó."
8. Cắt đá phá tưởng
niệm: hành
động thô bỉ phá rối một nghi lễ hoặc cảnh tượng trang nghiêm bằng
cách la hét hoặc dùng âm thanh điếc tai. Nguồn gốc: Ngày 19 tháng 1,
2014, một lễ dâng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Hoàng Sa và Gạc Ma
ngay tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, bị phá. Công an cho người mang máy khoan
cắt đá hoạt động hết công suất dưới chân tượng Lý Thái Tổ. Nhiều công an, dân
phòng với loa trong tay làm át tiếng của những người biểu tình (Đàn 2014).
Ghi chú cách dùng: so sánh với "múa may thay khấn vái."
-
Âm mưu cắt đá phá tưởng niệm của tụi nó bị thất bại vì ban tổ
chức vặn loa nhạc tối đa nên chẳng ai nghe tiếng chúng hò hét.
-
Huy cười mỉa mai. "Chị nghĩ là chị có thể cắt đá phá tưởng
niệm bằng cách to tiếng phản đối ông ta trong cuộc họp báo?"
9.
Câu đối Vũ Khiêu: Món quà, giải thưởng, lời nói, cử chỉ cho một người
tầm thường nhưng được ca ngợi tâng bốc một cách ngu xuẩn đến độ ai
cũng thương hại cho người cho và người nhận. Nguồn gốc: Ngày 17 tháng
9, 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mừng thọ Vũ Khiêu câu đối "Sơn hà
linh khí tại, Kim cổ nhất hiền nhân" ca ngợi Vũ Khiêu là một bậc hiền
nhân xưa tới nay nhờ hồn thiêng sông núi. Câu đối sai lầm cả về nội
dung lẫn hình thức (Hoàng 2014; Thái 2014). Ghi chú cách dùng: Người
nhận không nhất thiết phải có hành động đáp lễ.
-
Phan bĩu môi. "Tao nghe chúng nó trao đổi câu đối Vũ Khiêu lẫn nhau
mà muốn buồn nôn. Đúng là trò mẹ hát con khen hay."
-
Ông lắc đầu chán nản. "Mày làm trò hề với cái câu đối Vũ Khiêu
của mày cho nó. Mày lộ cái dốt khi ca ngợi tài năng viết lách của
nó có 'chất lượng' dồi dào trong khi nó chỉ viết một quyển truyện
dở ẹt mỏng dính. Nghe mày nói mà tao chỉ muốn đi thăm lăng bác
Hồ."
10. Chiếm xong đất,
hất mặt trận: thủ đoạn lợi dụng người khác một cách lén lút cho việc
làm bất chính của mình, rồi sau khi đạt được mục tiêu bạc đãi kẻ
đã giúp đỡ mình. Nguồn gốc: Cộng sản Bắc Việt tạo dựng Mặt trận
giải phóng miền Nam để giúp họ thôn tính miền Nam nhưng không bao giờ
nhận là chủ chốt của Mặt trận. Sau khi chiếm đoạt miền Nam năm 1975,
cộng sản Bắc Việt mới công nhận Mặt trận là do họ tạo dựng và hất
cẳng Mặt trận (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách dùng: Khác với "ăn
cháo đái bát," thành ngữ này giấu giếm hoặc chối bỏ sự giúp
đỡ của đồng bọn trong lúc thi hành việc bất chính.
-
"Sao anh lại có thể giở trò chiếm xong đất, hất mặt trận với em
một cách tàn nhẫn như vậy?" Nhung ôm mặt khóc. "Em đã nghe
theo anh, nói đủ điều tốt đẹp về anh với con bé, rồi bây giờ anh
chiếm được nó, anh nỡ lòng nào hất hủi em?"
-
Hắn bật cười thích thú. Âm mưu chiếm xong đất, hất mặt trận của hắn
thật toàn hảo. Bây giờ hắn đã chiếm 85% sở hữu công ty, chuyện hất
cẳng đám ân nhân ngu dốt dễ như trở bàn tay.
11. Chiến thắng Điện
Biên:
Một thành quả đạt được nhờ lừa đảo, giúp đỡ tích cực của người
khác, và buộc người khác hy sinh quá đáng. Ngoài ra, thành quả có
thể không xứng đáng vì giá trả quá đắt. Nguồn gốc: chiến thắng
Điện Biên Phủ năm 1954 có được là nhờ công lao nông dân đóng góp vì
bị Việt Minh lừa đảo hứa hẹn ruộng đất, giúp đỡ khổng lồ của Tàu
cộng, và hy sinh hàng ngàn binh lính (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách
dùng: Không nhất thiết phải có đủ cả bốn yếu tố: lừa đảo, có giúp
đỡ từ người khác, buộc người khác hy sinh, và không xứng đáng.
-
Hắn cười thích chí. Thế là sau bao nhiêu năm theo đuổi, tạo dựng biết
bao nhiêu câu chuyện hoành tráng về hắn, bắt mẹ, chị, em, và các bạn
hắn phục dịch nàng, bây giờ nàng đã thuộc về hắn. Hắn phải ăn mừng
lớn cho cái chiến thắng Điện Biên này.
-
Hoàng trợn mắt. "Sao bố mẹ mày lại có thể tin vào cái chiến
thắng Điện Biên đó? Bộ hai ông bà không biết là mày được lên chức vì
mày nộp bằng cấp giả, nịnh nọt xếp, lại còn ép nhân viên mày làm
việc như trâu bò để lấy công?"
12. Cho táo trẻ em: hành động cho thức
ăn, quà cáp, lời khen ngợi để lấy lòng trẻ em hoặc người khác với
ý định lừa đảo. Nguồn gốc: Khi Hồ Chí Minh tới Pháp năm 1946, ông ta
được mời tới tòa Đô chính. Ban đầu ông ta từ chối mọi thức ăn thức
uống, nhưng sau đó đổi ý, lựa một trái táo đẹp, bỏ vào túi và
bước ra khỏi tòa nhà; kế tiếp ông ta bước vội xuống mấy bậc và,
trước đám đông reo hò, đưa trái táo cho một bé gái (Cao-Đắc 2014b).
Ghi chú cách dùng: Đối tượng có thể là trẻ em hoặc người bị kẻ
"cho táo" coi thường là trẻ em.
-
"Anh đừng tưởng em là con nít," Phượng nói. "Cái trò cho
táo trẻ em xưa rồi. Bây giờ con gái tụi em chỉ thích hột xoàn chứ
không ai thèm mấy bó hoa của anh đâu."
-
Vượng tin chắc mình sẽ đắc cử vì bố hắn bỏ tiền mua phiếu nên hắn
chỉ giở trò cho táo trẻ em với cử tri, ra vẻ mình thương yêu dân,
trong các cuộc vận động tranh cử.
13. Chừ tui liều mạng: phản ứng mãnh
liệt vì bị kẻ cùng phe hoặc đồng bọn dồn vào đường cùng, Nguồn
gốc: Hồ Viết Tư, đương kim phó giám đốc sở Tư pháp Thừa Thiên Huế, không
chịu dời nhà vì chính phủ không bồi thường thỏa đáng trong dự án
mở rộng đường. Ngày 11 tháng 10, 2014, ông ta tuyên bố, "Tui trước là
Chánh án tòa hành chính rồi chuyển qua sở Tư pháp nên tui hiểu rõ luật. . . .
Chừ tui liều mạng luôn." (Bạn 2014). Ghi chú cách dùng: Liều mạng
chống lại "kẻ cùng phe hoặc đồng bọn."
-
Ông Túc nói, "Tao thấy thái độ chừ tui liều mạng của mày hơi
quá đáng đó. Tụi nó giáng chức mày vì mày quả thật bất tài
mà."
-
Hắn tức điên lên. Đã không lên lương hắn, mà xếp hắn còn không chia
chác cái bộ hút Lư Hán kếch xù đó. Hắn chỉ còn cách chừ tui liều
mạng, tố cáo cả lũ cho chết hết.
14. Công hàm Đồng ý
hoặc công hàm đồng ý: Một phát biểu hoặc diễn tả hành động phản bội,
tán thành ý kiến hoặc hành động kẻ thù hoặc ý đồ xấu xa. Nguồn
gốc: Năm 1958, Phạm Văn Đồng gửi Tàu cộng công hàm đồng ý với lời
tuyên bố về lãnh hải của Tàu cộng, gồm cả các quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa. Công hàm này được coi là bằng chứng bán nước của ĐCSVN
(Đặng 2012). Ghi chú cách dùng: Hành động đó có tính chất "phản
bội."
-
Nép mình bên ông chồng cục mịch, nàng trông thật lộng lẫy. Khi nàng
liếc mắt nhìn hắn, hắn mỉm cười thích thú. Dưới ánh đèn mờ ảo
trong vũ trường, tia nhìn nàng là một công hàm đồng ý bất ngờ.
-
Ông đảo mắt nhìn mọi người. Vài người tránh né tia nhìn ông, nhưng
sự im lặng của họ phản ảnh cái công hàm Đồng ý cho cuộc chiếm đoạt
quyền lực sắp xảy ra.
15. Dân sai ráng chịu: Lý lẽ trốn tránh
trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho người giao phó trách nhiệm đại
diện người đó. Nguồn gốc: Ngày 11 tháng 4, 2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng tuyên bố, "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ
kỷ luật ai." (Dân 2014b). Ghi chú cách dùng: Vì "đại diện"
hàm ý trách nhiệm thi hành đúng bổn phận được giao phó, trốn tránh
trách nhiệm này là hành động trái luân thường đạo lý.
-
Mắt ông long lên sòng sọc. "Bác thay mặt nhà gái mà bác lại đi
khai là cô dâu có bầu ba tháng trước mọi người trong bữa tiệc cưới.
Rồi bây giờ lại giở giọng trách con gái tôi là dân sai ráng chịu.
Làm sao mà con gái tôi rửa được cái nhục này?"
-
"Các ông đừng trách chúng tôi," Dũng nói. "Ai biểu các
ông chọn chúng tôi đại diện cho cả nước để thi Á Vận Hội? Dân sai
ráng chịu."
16. Đánh chuột không
vỡ bình: tiêu diệt hoặc tố cáo một thành phần thù địch hoặc
không còn được tin cậy trong một nhóm gian ác nhưng vẫn cố giữ gìn
bảo vệ cho những kẻ còn lại. Nguồn gốc: Ngày 6 tháng 10, 2014, tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đảng cộng sản ‘rất kiên quyết’ trong vấn đề
chống tham nhũng, nhưng phải giữ cho bằng được chế độ cai trị độc tài, theo
lời dậy của Hồ Chí Minh "đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ
bình." (CTV 2014c). Ghi chú cách dùng: "Bình" là tổ chức
của nhóm gian ác mà "chuột" là một phần tử.
-
Hắn chậm rãi nói, "Làm sao mà mình đánh chuột không vỡ bình
được? Nó mà bị mất chức thì chắc gì nó chịu im lặng? Tôi đề nghị
là mình nên nói chuyện với nó."
-
Trước sau gì bà hiệu trưởng sẽ khám phá ra đám nào đột nhập văn
phòng sửa điểm sổ sách. Hương nghĩ cô ta bắt buộc phải tố cáo con
bé Nguyệt. Nhưng làm cách nào mà đánh chuột không vỡ bình bây giờ?
17. Đường Tăng hối lộ: So sánh hoặc dẫn chứng ngu xuẩn dựa vào chuyện hoang đường hoặc phi
lý để bào chữa hành động sai quấy của mình. Nguồn gốc: Ngày 7 tháng
12, 2013, khi nói về tệ nạn tham nhũng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói,
"Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ." (Nguyễn 2013). Ghi
chú cách dùng: Mục đích của cái so sánh hoặc dẫn chứng là
"bào chữa hành động sai quấy."
-
"Chán lắm mày ơi," Dung nói. gieo mình xuống ghế. "Nó
nói tình yêu nó dành cho tao là tình yêu Phù Đổng vì phát triển quá
mạnh mẽ nên nó không kịp chuẩn bị tinh thần và đành để vuột mất
tao. Mày coi còn có chuyện Đường Tăng hối lộ nào tệ hơn không?"
-
Bà cụ túm lấy áo hắn. "Tiên bà nhà ông. Ông ăn hết tiền ngân
quỹ xây cất rồi bây giờ giở giọng Đường Tăng hối lộ, đổ lỗi cho
Thủy Tinh gây lụt lội hàng năm."
18. Giải đảng lập
hội:
giải tán hoặc hủy bỏ một tổ chức hay công việc gì và thay bằng một
tổ chức hay công việc khác có cùng mục tiêu nhưng trá hình dưới danh
xưng khác để lừa đảo mọi người. Nguồn gốc: Hồ Chí Minh giải tán Đảng
cộng sản Đông dương (ĐCSĐD), tiền thân của ĐCSVN, vào năm 1945 nhưng vẫn
tiếp tục hoạt động cộng sản dưới danh xưng Hội nghiên cứu chủ nghĩa
Marx. Việc giải tán ĐCSĐD là một hành động lừa đảo để trấn an Trung hoa quốc
gia và gây thiện cảm với những người không theo cộng sản Việt Nam (Cao-Đắc
2014d). Ghi chú cách dùng: Sự trá hình là "để lừa đảo."
-
"Tôi biết anh mưu mẹo lắm." Vũ nâng ly rượu uống một ngụm
rồi đặt ly xuống bàn. "Chuyện anh làm đám cưới chỉ là giải
đảng lập hội. Ai cũng biết cô vợ sắp cưới của anh vừa ngu như bò
vừa hiền như cục bột, làm sao mà biết được mấy chuyện lăng nhăng của
anh."
-
Với trò giải đảng lập hội, gã lang băm đã mở bốn công ty, ba trường
học, và sáu phòng mạch cùng lúc với chuyện đóng cửa một số tương
đương cơ sở kinh doanh trong vòng ba năm, lừa gạt gần năm chục tỉ từ
cả trăm bệnh nhân khờ khạo.
19. Giựt/ cướp công
Nghệ Tĩnh: giành giựt hoặc cướp công lao của người khác và rêu rao
là của mình. Nguồn gốc: cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh năm 1930-1931, rêu rao bởi
ĐCSVN là Xô-Viết Nghệ Tĩnh, thực ra ban đầu là một cuộc nổi dậy của nông
dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ Đảng cộng sản Đông
dương (ĐCSĐD), tiền thân của ĐCSVN. ĐCSVN giựt công cho chuyện mà họ không
xứng đáng, mà họ còn bỏ qua sự đóng góp và hy sinh đáng kể của nông dân
Nghệ Tĩnh và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách
dùng: Không những giựt công mà còn "rêu rao là của mình."
-
"Tổ cha nhà nó," Trường quát to. "Chính tao là người
thức cả đêm sửa cả giàn máy tính mà nó dám giựt công Nghệ Tĩnh để
kiếm điểm với xếp."
-
Không những Trọng không cám ơn Hoa, mà còn giựt công Nghệ Tĩnh của
nàng trong việc hàn gắn xích mích giữa hai bên.
20. Kháng chiến chống
Mỹ:
hành động gây chiến, phá hoại, xâm lăng, hoặc cướp đoạt nhưng hô hoán
là nạn nhân yếu thế. Nguồn gốc: Trong chiến tranh Việt Nam 1954-1975,
cộng sản Bắc Việt dùng chiêu bài kháng chiến chống Mỹ để kích động
dân ngoài Bắc xâm lăng miền Nam. Lối dùng chữ "kháng chiến"
là thủ thuật gian manh ra vẻ là họ không có cách gì hơn là chống
lại Mỹ (Cao-Đắc 2014a, 331-332). Thực tế là cộng sản Bắc Việt đã đem
quân vào Nam từ năm 1960 trong khi Mỹ đổ bộ lính Thủy Quân Lục Chiến
đầu tiên năm 1965. Ghi chú cách dùng: khác với "vửa đánh trống vừa
ăn cướp," thành ngữ này nhấn mạnh cái lừa đảo xưng mình là nạn
nhân và vu khống người khác một tội ác hoặc hành động xấu xa mà
chính mình đang làm.
-
"Chị đừng giở giọng kháng chiến chống Mỹ với em," Trúc
nói. "Ai cũng thừa biết chị theo đuổi anh Hùng mà lúc nào cũng
than phiền là anh ấy sách nhiễu chị."
-
Hoài chỉ còn biết tự trách mình mà thôi. Anh đã dại dột để Chánh
chiếm đoạt tài sản, rồi bây giờ rêu rao kháng chiến chống Mỹ là bị
vợ bỏ để lăm le cướp người yêu anh.
21. Khoảng trống
tháng Tám: tình trạng hỗn loạn không có ai có quyền lực vì có
biến cố bất ngờ. Nguồn gốc: Việc cướp quyền thành công của cộng
sản trong cái gọi là cách mạng tháng Tám 1945 là do bởi "một
số hoàn cảnh xảy ra tình cờ" gồm có khoảng trống chính trị
quyền lực (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách dùng: Tình trạng hỗn loạn do
"biến cố bất ngờ." Ý nghĩa khác với "vắng chủ nhà gà
vọc niêu tôm."
-
Huy gật gù. "Thằng đó vậy mà khôn. Nó lợi dụng khoảng trống
tháng Tám khi xếp nó từ chức và ông quản lý vô nhà thương để tung
hoành. Bây giờ ai cũng coi nó là phó giám đốc."
-
"Em nói đúng." Thục gật đầu. "Nếu không nhờ khoảng
trống tháng Tám khi bố mẹ em quyết định đi chơi thêm hai tuần thì anh
đâu có dịp tới nhà em hàng ngày trong hai tuần đó."
22. Liệt sĩ Lê Tám: Người, sự việc,
hành động, hoặc lời nói lừa đảo về một nhân vật bịa đặt đã được
công nhận. Nguồn gốc: Lê Văn Tám là một nhân vật bịa đặt với hành
động anh hùng tưởng tượng dựa vào một sự kiện có thật. Cộng sản
coi Tám là anh hùng hy sinh tính mạng trong chiến tranh chống Pháp, và
đưa Tám lên hàng liệt sĩ (Phan 2009). Ghi chú cách dùng: Nhân vật có
hành động đang được ca ngợi là nhân vật hư cấu. So sánh với
"liệt sĩ Nguyễn Bé."
-
Diện gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Tại sao anh có thể ngu đến độ
để một thằng đực rựa giả làm con gái với những lời lẽ êm ái trong
e-mails lừa gạt anh. Thế là giấc mộng tan vỡ rồi. Nàng bây giờ chỉ
còn là hình ảnh liệt sĩ Lê Tám trong tâm tư anh.
-
Trỗi gằn giọng. "Bộ em tưởng anh là liệt sĩ Lê Tám hay sao? Nếu
em không tin, em cứ việc hỏi thẳng mẹ em ai là người cho bà số tiền
đó."
23. Liệt sĩ Nguyễn
Bé:
Người, sự việc, hành động, hoặc lời nói lừa đảo về một sự kiện
bịa đặt không chối cãi được. Nguồn gốc: Nguyễn Văn Bé là một người
thật với câu chuyện hư cấu. Cộng sản coi Bé là anh hùng hy sinh tính
mạng trong chiến tranh chống Mỹ, và đưa Bé lên hàng liệt sĩ trong khi
Bé vẫn còn sống và hồi chánh về Việt Nam Cộng Hòa (Nguyên 2013). Ghi
chú cách dùng: Không có ai thực sự chết hoặc hy sinh, và hành động
đang được ca ngợi là hư cấu. So sánh với "liệt sĩ Lê Tám."
-
Giót trừng mắt nhìn Trỗi. "Mày tin là nó có bằng Tiến sĩ thật
à? Nó chỉ là liệt sĩ Nguyễn Bé mà thôi. Nó mua bằng Tiến sĩ với
giá 15.000 đô la Mỹ."
-
Nhạc điệu bài "Sương trắng miền quê ngoại" chợt trổi lên làm
Trỗi xúc động. Anh nhìn Giót và ngạc nhiên khi thấy một giọt nước
mắt lăn trên má Giót. Giót quệt giọt nước mắt và nói, "Bài hát
này làm tôi nhớ đến mẹ tôi. Tội nghiệp bà cụ. Đến lúc chết mà cụ
vẫn không biết tôi chỉ là liệt sĩ Nguyễn Bé và vẫn tin tôi là
trưởng văn phòng trong khi tôi chỉ là anh phu hốt rác của công ty."
24. Linh cẩu chẩu mõm
nạt sư tử: Kẻ thấp kém kết án hoặc chỉ trích người cao quý.
Nguồn gốc: Ngày 27 tháng 8, 2014, tòa án thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng tháp
xử bà Bùi Thị Minh Hằng và hai người khác vì tội "vi phạm luật lệ giao
thông và gây rối trật tự công cộng" (Dân 2014c). Linh cẩu (hyena) tượng
trưng kẻ cộng sản gian ác và sư tử tượng trưng người đấu tranh cho tự
do dân chủ (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014c). Ghi chú cách dùng: Thành
ngữ này cùng nghĩa với "bóng đêm kết án vầng trăng" nhưng
tượng hình hơn và nhấn mạnh sự hèn nhát của kẻ gian ác dựa vào
quyền thế.
-
"Mày là cái thớ gì mà dám chỉ trích tao?" Duy hét to vào
mặt Thúc. "Cách đây ba năm, mày chỉ là một thằng không nhà không
cửa. Đúng là đồ linh cẩu chẩu mõm nạt sư tử."
-
Ông thản nhiên trả lời, "Các anh chỉ là lũ linh cẩu chẩu mõm
nạt sư tử. Các anh không đủ tư cách để ngồi đây nói chuyện với tôi
chứ đừng nói là tra vấn tôi."
25. Miếng hôn miếng
nhục:
Hành động xấu xa nơi công cộng vì không kềm được dục tính hoặc thói
quen xấu xa, mang mối nhục cho chính mình hoặc cả cộng đồng. Nguồn
gốc: Báo chí Nam Dương chỉ trích Hồ Chí Minh về việc ông ta thường
hôn hít trẻ em gái nơi công cộng trong chuyến công du mười ngày từ Java
tới Bali . Ngày 8 tháng 3, 1959, tờ báo
The Straits Times đăng tin với nhan đề "Chủ tịch Hồ bị bảo là
phải chấm dứt chuyện hôn hít con gái" (Dân 2014d). Ghi chú:
"hôn" thường được đi với "nụ" nhưng cái hôn của Hồ
Chí Minh trên miệng các em bé gái quá ghê tởm nên phải dùng
"miếng" để cho thấy hình ảnh man rợ đó. Ghi chú cách dùng:
Hành động xấu xa không nhất thiết phải là "hôn" hoặc có
tính chất nhục dục. Để ý "không kềm được" và phân biệt với
"miếng ăn miếng nhục."
-
Bà hãi hùng nhìn con trai bà ăn như con chó đói trong bữa tiệc. Nó
liếm đĩa sạch bách. Mồm miệng đầy mắm muối. Cũng chỉ tại bà không
dậy dỗ nó nên mới có cảnh miếng hôn miếng nhục thế này.
-
Trí nghiêm giọng. "Anh đừng để chuyện đó biến thành miếng hôn
miếng nhục cho cả đám. Anh phải biết ráng kềm lòng. Mông đít con bé
đẹp thật nhưng anh chỉ nên ngắm chứ đừng có sờ soạng bậy bạ."
26. Múa may thay khấn
vái: hành
động thô bỉ phá rối một nghi lễ hoặc cảnh tượng trang nghiêm bằng
cách chiếm đóng địa điểm hoặc có những hoạt động nhằm mục đích
phân tán sự chú ý hoặc phá hoại ý nghĩa nghi lễ hoặc cảnh tượng
trang nghiêm đó. Nguồn gốc: Ngày 16 tháng 2, 2014, người dân tổ chức
lễ tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới (17/2/1979 - 17/2/2014). Khu vực
công viên quanh tượng đài Lý Thái Tổ, một trong hai nơi lễ tưởng niệm được
tiến hành, bị rào lại để cho các cán bộ tuổi trung niên thi nhau nhảy nhót,
múa may (Dân 2014a). Ghi chú cách dùng: So sánh với "cắt đá phá
tưởng niệm."
-
Bà cụ chạy ra túm lấy áo Quang. "Sao mày dẫn con đĩ về trong
ngày giỗ bố mày? Tao cấm chúng mày múa may thay khấn vái làm nhục
cả giòng họ."
-
Nàng lắc đầu ngao ngán. Tuy nàng biết Hùng không định múa may thay
khấn vái trong ngày lễ ra trường của con gái anh, nhưng mang cô bồ tới
dự lễ khi chưa xong ly dị quả là một thủ đoạn hạ cấp.
27. Nước mắt khô queo
hoặc nước mắt ráo hoảnh: đóng kịch khóc lóc quá tệ đến độ
không ra được nước mắt. Nguồn gốc: Năm 1956, do lời khuyến cáo của
Krushchev, trong lúc đọc bài diễn văn nhìn nhận sai lầm về sự tàn
bạo trong cuộc cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh móc khăn tay, lau mắt
bên phải rồi mắt bên trái, nhưng cặp mắt ông ta bấy giờ ráo hoảnh
(Cao-Đắc 2014b). Ghi chú cách dùng: Đã là "nước mắt" thì
làm sao "khô queo" hoặc "ráo hoảnh" được? Nhưng đó
là lối nói châm biếm và "nước mắt" đây phải hiểu là
"cố gắng tạo ra nước mắt."
-"Sao
em khờ thế," Mẫn nói. "Bộ em nghĩ mọi người mắt đui hết hay
sao mà họ không thấy nước mắt khô queo của em?"
-
Ai cũng biết chuyện nàng bực bội về chuyện làm dâu trong suốt mấy
năm trời. Do đó không ai ngạc nhiên về những giọt nước mắt khô queo
của nàng trong đám ma bà mẹ chồng nàng.
28. Nước mắt rẻ
tiền:
những giọt nước mắt giả tạo dùng không cần thiết. Nguồn gốc: Hồ
Chí Minh khóc lóc khi bày tỏ nỗi buồn về cái chết của Lenin khiến
Mieczyslaw Maneli, nhà ngoại giao Ba Lan, phải thốt lên, "Thật là
khó tin rằng một người đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử đương
thời lại dùng một thủ thuật rẻ tiền để nhấn mạnh lòng trung thành của
mình với chế độ Cộng Sản" (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014b). Ghi chú
cách dùng: Không những giả tạo mà còn "không cần thiết," ám
chỉ một thói quen lừa đảo, khác với "nước mắt cá sấu."
-
Văn thừa biết nàng chỉ muốn lừa gạt chàng qua giọt nước mắt rẻ
tiền vì chuyện nàng làm mất cuốn sách đâu có ăn thua gì.
-
Ẩn nhìn Duy chằm chằm. "Tôi nghĩ những giọt nước mắt rẻ tiền
của anh chỉ càng làm người ta mất tin tưởng ở anh. Anh nên dành nước
mắt cho những chuyện quan trọng hơn."
29. Nước mắt tang giáp: những giọt nước mắt giả tạo hoặc do bị lừa bịp, mang
lợi lộc cho người khác. Nguồn gốc: Ngày 13 tháng 10, 2013, đám tang
Võ Nguyên Giáp được tổ chức linh đình. Cả ngàn người khóc lóc công
khai, giúp cho ĐCSVN khoe khoang với thiên hạ về Giáp, nhưng thực ra
không có ai thực sự thương tiếc Giáp. Gần một năm sau, ngày 2 tháng 9,
2014, cuốn phim "Sống Cùng Lịch Sử" với nội dung ca ngợi chiến
thắng Điện Biên Phủ và Võ Nguyên Giáp được trình chiếu tại Hà Nội. Chỉ
sau vài ngày, cuốn phim đã phải ngừng chiếu vì số lượng khán giả tới xem chỉ
có 2, 3 người mỗi ngày (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách
dùng: Để ý yếu tố "mang lợi lộc cho người khác" và phân
biệt với "nước mắt cá sấu."
-
Chàng nhìn cô ta thương hại. Đến giờ phút này mà cô ta vẫn tưởng
chàng tin vào nước mắt tang giáp của cô. Tiếc là cho dù thành công cô
chẳng được lợi lộc gì trong khi chồng cô ta hưởng hết.
-
"Anh là đồ đê tiện," nàng hét lên. "Anh không làm gì cả
trong khi tôi phải đóng kịch tuôn nước mắt tang giáp để động lòng
trắc ẩn tụi nó cho anh mười tỉ."
30. Sản xuất ốc vít: Một công việc tự
nhận là to tát nhưng thực ra chỉ là tầm thường lặt vặt. Nguồn gốc:
Ngày 5 tháng 10, 2014, Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định rằng
nền công nghiệp Việt Nam ‘đã sản xuất được ốc vít’ trong khi tổng giám đốc tổ
hợp Samsung cho biết doanh nghiệp Việt Nam 'chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn,
bao bì.' (CTV 2014b). Ghi chú cách dùng: Để ý yếu tố "tự nhận là
to tát."
-
Bà người làm hét lên, "Bộ cô tưởng chuyện rửa chén là chuyện
sản xuất ốc vít hay sao? Tui phải biết dùng đúng nhiệt độ cho nước
xả, đổ đúng lượng xà bông, và còn phải khéo léo tránh làm vỡ các
chén đắt tiền."
-
Ông tức tối điên người. Nó có làm cái đếch gì đâu. Suốt ngày chỉ
loay hoay gọi điện thoại mấy khách hàng tưởng tượng, làm mấy chuyện
sản xuất ốc vít mà cứ tưởng là có công lao lắm.
31. Sống cùng lịch
sử: hành
động hoặc công trình tung ra với tốn kém công lao chuẩn bị nhưng không
những không thu lượm kết quả mong muốn mà còn bị chê cười vì âm mưu
nham hiểm bị phát giác. Nguồn gốc: Ngày 2 tháng 9, 2014, cuốn phim
"Sống Cùng Lịch Sử" do "hoàn toàn bằng kinh phí Nhà nước
cấp" ở 21 tỷ đồng (khoảng 1 triệu đô la Mỹ) với nội dung ca ngợi
chiến thắng Điện Biên Phủ và Võ Nguyên Giáp được trình chiếu tại Hà Nội.
Chỉ sau vài ngày, cuốn phim đã phải ngừng chiếu vì số lượng khán giả tới
xem chỉ có 2, 3 người mỗi Ngày (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014d). Ghi chú
cách dùng: Để ý yếu tố "mà còn bị chê cười" và phân biệt
với "đầu voi đuôi chuột."
-
Vũ lắc đầu. "Tao thấy chuyện mày theo đuổi con bé đó là chuyện
sống cùng lịch sử."
-
Nàng thở dài, tự hỏi tại sao cha nàng lại có can đảm sống cùng
lịch sử với cái dự án vĩ đại xây bản doanh công ty trên sông chỉ để
che lấp tình trạng tài chánh bê bết của công ty. Ai cũng coi dự án
đó là công dã tràng.
32. Sự thật lê lan: một việc hoặc kế
hoạch xưng là sự thật nhưng thật ra chỉ là một âm mưu bao che cho tội
ác trong quá khứ. Nguồn gốc: Ngày 25 tháng 1 năm 2013, Đài Truyền hình
Việt Nam VTV1 khởi đầu phát hình bộ phim "Mậu Thân 1968" gồm
12 tập, do đạo diễn Lê Phong Lan thực hiện. Lê Phong Lan nói là bà ta
đã đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 10 năm để đi tìm sự thật. Thực
ra, cái sự thật mà Lê Phong Lan đi tìm chỉ là một nỗ lực tuyệt vọng
trong việc xóa bỏ tội ác không tả xiết của cộng sản (Cao-Đắc 2014d).
Ghi chú cách dùng: Mục đích sự việc hoặc hành động là "bao che
cho tội ác trong quá khứ," do đó chính nó cũng là tội ác.
-
Ông mỉm cười khinh bỉ trước cái sự thật lê lan vợ ông đang gieo vào
đầu óc đứa con gái ông.
-
"Anh lầm rồi." Nàng nhếch mép. "Anh đừng tưởng tôi không
biết cái sự thật lê lan mà anh cố gạt tôi. Chính anh là người đánh
đập cô ta hàng ngày nên cô ta mới ly dị anh chứ chẳng phải cô ta bồ
bịch gì với ai."
33. Tàu khựa bựa
biển Đông: Kẻ toan tính cướp giựt của cải hoặc sở hữu người khác
bằng phương thức hèn hạ đê tiện nhưng ăn không trôi lại còn bị xấu
mặt. Nguồn gốc: "Tàu khựa" là tên gán cho Tàu cộng đã được
dùng từ lâu nhưng Nguyễn Phương Uyên làm nổi bật lên khi cô viết
"Tàu khựa cút khỏi biển Đông" (Nguyễn và Trần 2013).
"Bựa" là màng bám vào răng do vi khuẩn, nước bọt, và thức
ăn thừa tạo thành. "Bựa" là danh từ, nhưng có thể dùng là
tính từ hay động từ có cùng ý nghĩa. Tàu cộng ngang nhiên chiếm
đóng các đảo Trường Sa và Hoàng Sa như một hành động ăn cướp một
cách dơ bẩn và bị chống đối. Dù kết quả các vụ tranh cãi thế nào,
Tàu cộng sẽ không nuốt trọn các đảo một cách dễ dàng và còn bị
cười chê. Ghi chú cách dùng: Hành động cướp giựt có thể thành công
hay thất bại nhưng được thực hiện một cách dơ bẩn, hèn hạ, và mang
lại chê cười.
-
Vinh chỉ tay vào mặt Hùng. "Cho dù mày lấy nó làm vợ, mày chỉ
là Tàu khựa bựa biển Đông mà thôi vì những thủ đoạn lưu manh của
mày."
-
Trực biết chuyện lấy được mảnh đất đó sẽ khiến ông như Tàu khựa
bựa biển Đông, nhưng ông cương quyết thi hành kế hoạch vì ông muốn làm
bẽ mặt hắn.
34. Tháng Tám cướp
ngựa thuần: hoàn thành một chuyện dễ dàng nhờ người khác làm hết
mọi chuyện chuẩn bị sẵn sàng và giựt công lao người khác. Nguồn
gốc: Trong cái gọi là cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Minh cướp
chính quyền dễ dàng nhờ Nhật đã trao độc lập và thống nhất đất
nước cho Việt Nam qua nỗ lực của chính phủ Trần Trọng Kim (Cao-Đắc
2014d). Câu "ngựa đã thuần rồi mời ngài lên" là tựa đề
truyện viết bởi Lê Văn Trương. Trong truyện, nhân vật chính dùng bạn
mình để huấn luyện cô bạn gái tỉnh ngộ về phù phiếm xa hoa trước
khi anh ta kết hôn với cô. Thành ngữ này dùng "cướp" thay vì
"cưỡi" vì Việt Minh không có chút công lao gì trong việc có
được độc lập và thống nhất mà chỉ nhờ chính phủ Trần Trọng Kim.
Ghi chú cách dùng: Để ý yếu tố "giựt công" và so sánh với
"giựt/ cướp công Nghệ Tĩnh."
-
"Tôi không thể để bọn chúng tháng Tám cướp ngựa thuần công
ty." Sang nhìn Dũng chằm chằm, hai bàn tay ông nắm chặt lại.
"Tôi đã làm việc cả năm mới tống được đám tài phiệt ra khỏi
hội đồng quản trị mà bọn chúng định nhào vô lãnh trọn hay sao."
-
Nàng bật khóc. Cũng chẳng qua đó là cái ngu dại của nàng. Công lao
nàng hàn huyên tâm sự với Quân suốt mấy tháng trời giúp anh thoát ra
khỏi cơn khủng hoảng tinh thần. Rồi bây giờ con bé Nhung tháng Tám
cướp ngựa thuần giựt Quân ra khỏi tay nàng.
35. Tiếng hát trong
phiên tòa: Phản ứng ung dung trước đe dọa hoặc trả thù hạ cấp của
những kẻ gian manh có quyền thế. Nguồn gốc: Ngày 27 tháng 8, 2014,
tòa Cao Lãnh, Đồng Tháp xử án bà Bùi Thị Minh Hằng về tội gây náo
loạn công cộng. "Bà Hằng khi bước vào phiên tòa và khi ra khỏi phiên tòa
đều hát rất thanh thản" (Hà 2014). Ghi chú cách dùng: "Phiên
tòa" không nhất thiết nói về pháp lý mà có ý nghĩa tổng quát
về một cuộc tra vấn, vặn vẹo, hoặc hành hung.
-
Loan mỉm cười không trả lời. Mọi người nhìn nhau bối rối. Tuy không
nói ra, ai cũng biết nụ cười nàng là tiếng hát trong phiên tòa.
-
"Chúng mày không thấy nhục à?" Danh quát lên. "Cả một
lũ đàn ông vai u thịt bắp mà hoạnh họe một con bé 14 tuổi đủ điều.
Nó chỉ khoanh tay nhìn chúng mày thương hại. Nếu cái tiếng hát trong
phiên tòa đó không làm chúng mày tỉnh ngộ thì tao không hiểu chúng
mày là giống gì."
36. Tín nhiệm ba que: Thủ đoạn hạ cấp
và ngu xuẩn lừa bịp người khác trong một kết quả lựa chọn mà chỉ
có những lựa chọn tốt đẹp. Nguồn gốc: Ngày 11 tháng 6, 2013, . Người bỏ phiếu chỉ có ba lựa chọn: tín nhiệm cao, tín nhiệm,
và tín nhiệm thấp (VNExpress 2013). Cuộc bỏ phiếu này là một lừa
đảo và khinh thường người dân trắng trợn vì không có phiếu cho
"không tín nhiệm." Với ba lựa chọn đó, cuộc bỏ phiếu này
xứng đáng được gọi là tín nhiệm ba que (xỏ lá). Ghi chú cách dùng:
Sự lựa chọn không nhất thiết về "tín nhiệm" mà có thể về
bất cứ lựa chọn nào.
-
"Tôi thấy quý vị chỉ lừa bịp phụ huynh với cái trò tín nhiệm
ba que này." Giáo sư Hùng lắc đầu chán nản. "Làm sao mà thí
sinh rớt được khi quý vị chỉ cho điểm với ba điểm: đậu cao, đậu, và
đậu thấp?"
-
Lan cười khẩy. "Anh muốn biết tôi yêu anh nhiều hoặc yêu anh ít.
Tôi không thể trả lời câu hỏi tín nhiệm ba que đó được vì anh thiếu
một lựa chọn quan trọng. Đó là lựa chọn tôi không yêu anh."
37. UNESCO vinh danh: hành động, lời
nói hoặc cử chỉ ca ngợi mình hoặc người khác một cách xuyên tạc về
một kết quả lẽ ra là đáng hổ thẹn nhục nhã. Nguồn gốc: Năm 1989,
trong cùng một đoạn văn và cùng phiên họp, UNESCO thừa nhận Phya Anuman
Rajadhon, một học giả Thái Lan, là một học giả vĩ đại trong thế
giới văn học, trong khi chỉ ghi chú Hồ Chí Minh, theo lời yêu cầu của
chính phủ cộng sản Việt Nam, là người vĩ đại trong nền văn hóa Việt
Nam. Sự khác biệt giữa "thừa nhận" và "thế giới"
(cho Rajadhon), so với "ghi chú" và "Việt Nam" (cho
Hồ) trong cùng một đoạn văn và cùng phiên họp rõ ràng đánh giá Hồ,
một lãnh tụ quốc gia, thua kém xa một dân thường Thái Lan. Thay vì coi
đó là một quốc nhục, ĐCSVN lại còn sửa đổi lời ghi chú của UNESCO
thành Hồ là một "người văn hóa nổi tiếng thế giới" và truyền bá
trên sách vở và tuyên bố chính quyền (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú cách
dùng: Để ý yếu tố "xuyên tạc" và "lẽ ra là đáng hổ
thẹn nhục nhã."
-
Ông lắc đầu. "Tao không hiểu sao trong bữa tiệc đông đủ mọi người,
bố mày UNESCO vinh danh mày tốt nghiệp trong khi mày chỉ lên lớp và
đứng hạng 39 trong số 42 học sinh."
-
Đào giận mẹ Hà quá. Tại sao bà ta lại UNESCO vinh danh con mình đoạt
giải nhất trong khi ban giám khảo tuyên bố cuộc thi đó đã được hủy
bỏ vì thiếu thí sinh và ai cũng biết anh ta là thí sinh duy nhất
trong cuộc thi?
38. Úp mở Thành Đô: tiết lộ nửa chừng về một bí mật với ý đồ lừa
bịp. Nguồn gốc: Dưới áp lực của phong trào Chúng Tôi Muốn Biết,
ĐCSVN ra công văn cho các cán bộ công sản về Hội Nghị Thành Đô giữa
Việt cộng và Tàu cộng để trấn an dư luận, nhưng vẫn không cho biết
nguyên văn các hiệp định hoặc thỏa ước do các lãnh tụ hai bên ký kết
mặc dù không tuyên bố là có chuyện gì tối mật về an ninh quốc gia
(Dân 2014e). Ghi chú cách dùng: Để ý yếu tố "với ý đồ lừa
bịp."
-
"Thôi, anh đừng úp mở Thành Đô với em nữa," Liên nói.
"Anh cứ đưa cho em coi các giấy tờ thẻ tín dụng là em biết anh
tiêu xài thế nào là xong."
-
Đức biết là trước sau gì ban chấp hành công ty sẽ phanh phui ra sự
thật, nhưng hắn hy vọng có thể trì hoãn cuộc điều tra bằng cách úp
mở Thành Đô về các chi phí và thu nhập của sản phẩm hắn kiểm soát.
39. Ve vẩy đũa thần: hành động lừa đảo
thiên hạ qua phô trương hoặc khoe khoang bằng chứng không dính dáng gì
đến thành quả cố tạo dựng. Nguồn gốc: Năm 1945, tại một cuộc họp với
Thiếu tướng Hoa Kỳ Claire Chennault, Hồ Chí Minh xin một bức ảnh có chữ ký của
Tướng. Hồ sau đó dùng nó như là bằng chứng về hỗ trợ của Mỹ, ve vẩy nó
như một cây đũa thần trong các chuyến đi khắp vùng (Cao-Đắc 2014d). Ghi chú
cách dùng: Để ý yếu tố "phô trương hoặc khoe khoang bằng chứng
không dính dáng" và so sánh với "xin ảnh Stalin."
-
Lũy biết cái xu chiêng của Hoa không cho biết là hắn đã ngủ với cô
ta, nhưng hắn thích ve vẩy đũa thần để khiến Oanh nổi cơn ghen mà trở
về với hắn.
-
Vinh cười khinh khỉnh. "Lá thư đó chẳng nói lên gì cả. Anh cứ
việc ve vẩy đũa thần nhưng tôi biết không ai tin là tôi đồng ý bán
công ty này với giá rẻ mạt như vậy."
40. Xin ảnh Stalin: hành động cho một
âm mưu thất bại trong ý định lừa đảo thiên hạ qua phô trương hoặc khoe
khoang bằng chứng không dính dáng gì đến thành quả cố tạo dựng.
Nguồn gốc: Thủ thuật Hồ Chí Minh dùng ảnh có chữ ký những người có
quyền hành để hù thiên hạ không phải lúc nào cũng thành công. Năm
1950, Hồ Chí Minh xin Stalin ký một bức chân dung (hoặc một tờ tạp chí),
nhưng Stalin, một bậc thầy cộng sản hiểm độc, biết thủ thuật Hồ nên sai thủ
hạ lấy lại những bức ảnh hay tờ tạp chí có ký tên (Cao-Đắc 2014d). Ghi
chú cách dùng: Để ý yếu tố "thất bại" và so sánh với
"ve vẩy đũa thần."
-
Tiến lắc đầu. "Mày đừng có mất thì giờ xin ảnh Stalin. Cho dù
mày có lá thư của nó, nó sẽ tuyên bố là nó làm vậy vì lịch sự
mà thôi."
-
Dũng định dùng quyển sách Nguyệt tặng hắn có chữ ký nàng để làm
bằng chứng cho cuộc tình hai người, nhưng không ngờ Nguyệt đã ra tay
trước và công bố nàng cũng ký hàng chục quyển sách khác cho các
độc giả ái mộ. Hắn tức tối về chuyện xin ảnh Stalin đó mấy ngày.
Kết
Luận
Thành
ngữ đóng góp quan trọng trong văn học Việt Nam qua cách diễn tả tượng
hình, sống động, và thường có sự khôi hài, châm biếm. Ngoài ra,
nhiều thành ngữ phản ảnh các sự kiện lịch sử hoặc xã hội trong
giai đoạn nào đó. Bốn mươi thành ngữ trong bài này phản ảnh trung
thực các sự kiện lịch sử và xã hội có thật liên hệ đến Hồ Chí
Minh, ĐCSVN, và phong trào tự do dân chủ hiện nay.
Các
thành ngữ này nên được phổ biến rộng rãi để người dân hiểu rõ thêm
về chế độ cộng sản và giúp trong việc phong phú hóa cách diễn tả
ý tưởng.
Cao-Đắc
Tuấn
*****
Bài
Thơ với 40 thành ngữ Nhà Sản
"Sống cùng lịch sử" gian ngoa
" Bịt râu đeo kiếng" ắt là hẳn nhiên
Lạ gì "chiến thắng Điện Biên"?
"Bộ hút Lư Hán" đảo điên lọc lừa
"Quỳnh Lưu càn quét" khi xưa
"Cào bằng đánh đổ chủ nhà chó săn"
Cho chi "táo trẻ em ăn"?
"Chừ tui liều mạng," mần răng bây chừ?
"Dân sai ráng chịu" làm nư?
"Đường tăng hối lộ" bây chừ mới hay
"Giải đảng lập hội" là nay
"Cướp công Nghệ Tĩnh" chuyện này năm xưa
" Gạc Ma bia bắn" a dua
"Cắt đá (phá) tưởng niệm" là hùa kẻ gian
"Miếng hôn miếng nhục" ai than?
"Nước mắt tang Giáp" ai làm lệ tuôn?
"Khoảng trống tháng tám" còn buồn
"nước mắt ráo hoảnh" thôi tuôn lệ sầu
"Rẻ tiền nước mắt" vì đâu?
"Sản xuất ốc vít" gẫy đầu gẫy đuôi
"Ánh sáng triển lãm" như buồi
"Múa may (thay) khấn vái"ôm đuôi thằng Tàu
Lại còn "bùn đỏ không sao"?
"Vũ Khiêu câu đối" thằng nào khen hay?
"Liệt sĩ Lê Văn Tám" này
" Liệt sĩ Nguyễn văn Bé" hàng ngày đảng ca
"Sống cùng lịch sử" đảng ta
Sự thật gian dối hẳn là Lê Lan
Bao năm đảng nói đảng làm
Bao năm "úp mở Thành Đô" lọc lừa
"Tàu khựa bựa biển Đông" chưa?
Còn chi " ve vẩy đũa thần" đảng ơi
Ngày xưa "xin ảnh Stalin"
Ngày nay" tiếng hát (trong) phiên toà" còn vang
Lạ gì "sự thật Lê Lan"
"Tháng tám cướp ngựa thuần" gian kế sầu
"Đánh chuột không vỡ bình" đâu
Nghe xong chỉ muốn đập đầu Trọng gian
"Unesco vinh danh" kẻ hai hàng
Việt Nam còn khổ, đảng gian vong tồn?
Hoàng Hạc
"Sống cùng lịch sử" gian ngoa
" Bịt râu đeo kiếng" ắt là hẳn nhiên
Lạ gì "chiến thắng Điện Biên"?
"Bộ hút Lư Hán" đảo điên lọc lừa
"Quỳnh Lưu càn quét" khi xưa
"Cào bằng đánh đổ chủ nhà chó săn"
Cho chi "táo trẻ em ăn"?
"Chừ tui liều mạng," mần răng bây chừ?
"Dân sai ráng chịu" làm nư?
"Đường tăng hối lộ" bây chừ mới hay
"Giải đảng lập hội" là nay
"Cướp công Nghệ Tĩnh" chuyện này năm xưa
" Gạc Ma bia bắn" a dua
"Cắt đá (phá) tưởng niệm" là hùa kẻ gian
"Miếng hôn miếng nhục" ai than?
"Nước mắt tang Giáp" ai làm lệ tuôn?
"Khoảng trống tháng tám" còn buồn
"nước mắt ráo hoảnh" thôi tuôn lệ sầu
"Rẻ tiền nước mắt" vì đâu?
"Sản xuất ốc vít" gẫy đầu gẫy đuôi
"Ánh sáng triển lãm" như buồi
"Múa may (thay) khấn vái"ôm đuôi thằng Tàu
Lại còn "bùn đỏ không sao"?
"Vũ Khiêu câu đối" thằng nào khen hay?
"Liệt sĩ Lê Văn Tám" này
" Liệt sĩ Nguyễn văn Bé" hàng ngày đảng ca
"Sống cùng lịch sử" đảng ta
Sự thật gian dối hẳn là Lê Lan
Bao năm đảng nói đảng làm
Bao năm "úp mở Thành Đô" lọc lừa
"Tàu khựa bựa biển Đông" chưa?
Còn chi " ve vẩy đũa thần" đảng ơi
Ngày xưa "xin ảnh Stalin"
Ngày nay" tiếng hát (trong) phiên toà" còn vang
Lạ gì "sự thật Lê Lan"
"Tháng tám cướp ngựa thuần" gian kế sầu
"Đánh chuột không vỡ bình" đâu
Nghe xong chỉ muốn đập đầu Trọng gian
"Unesco vinh danh" kẻ hai hàng
Việt Nam còn khổ, đảng gian vong tồn?
Hoàng Hạc
40 thành ngữ bạn đưa ra lạ hoắc. Cố đọc những dòng giải thích của bạn cũng chẳng hiểu gì. Có một thành ngữ quá quen thuộc mà nhân dân rất hay dùng, vẫn hay dùng, thường xuyên dùng thì bạn không nói ra, không nhắc đến. Bạn có biết thành ngữ "Ba que xỏ lá" không, thành ngữ này cũng mang tính lịch sử và xã hội CS đấy. 90tr dân Việt Nam ai cũng biết, chắc một mình bạn không biết, ví dụ "Đồ ba que xỏ lá" - Chỉ cần vậy ai cũng hiểu, với người Việt thành ngữ là khỏi cần giải thích cho mệt.
ReplyDeleteThành ngữ tôi vừa nói cũng có thể rút ngắn nói gọn là "Ba que", ví dụ có thể dùng là "Đồ ba que", "Thứ ba que", "Ba que vừa thôi"... dùng như một tính từ.
ReplyDeleteThành ngữ "Bỏ của chạy nấy người", "Chạy tụt quần"... lại càng quen thuộc, ai cũng biết. Sao bạn không kể ra luôn, nhân dân cũng sáng tạo ra cả đấy.
ReplyDeleteCả thành ngữ "Bám càng", "đu càng" nữa, ví dụ "- Mày đi đâu cho tao bám càng với" - Quá quen thuộc và có nguồn gốc lịch sử rõ ràng sao không kể ra luôn nhỉ.
ReplyDelete