Friday, May 8, 2015

Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở

image
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay 3/5 ghi dấu một sự kiện đáng chú ý đối với nền tự do báo chí Việt Nam khi một blogger bị Hà Nội xem là phản động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa Kỳ được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về thực trạng tự do ngôn luận, tự do thông tin tại Việt Nam.

Đây là lần thứ nhì blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những người đi đầu phong trào dân báo Việt Nam, được Tổng thống Barack Obama vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tên cách đây 3 năm khi ông còn ngồi sau song sắt nhà tù.

Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ (7/5) cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang giao Việt-Mỹ.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, tiếng nói tiên phong tranh đấu cho tự do báo chí tại Việt Nam và là tác giả của các bài viết về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam cũng khẳng định rằng ‘tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở,’ đồng thời kêu gọi Hà Nội ‘không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân’ sau 40 năm chiến tranh kết thúc.

Trà Mi: Một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh 2 lần, anh có cảm nghĩ thế nào?

image
Blogger Điếu Cày: Đây là điều rất vinh dự đối với tôi, tôi rất cảm động. Gặp Tổng thống lần này, tôi đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổng thống và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ tôi có được tự do hôm nay. Trong cuộc gặp, tôi đã trình bày đầy đủ các vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam, và vấn đề tù nhân lương tâm. Tôi đã nhắc tới một danh sách các bạn bè cần Tổng thống quan tâm, giúp đỡ. Tôi nói với Tổng thống đôi khi những sự lên tiếng không đem lại tự do ngay tức khắc cho tù nhân lương tâm nhưng đem lại sức mạnh cho họ đứng vững trong các nhà tù, để họ hiểu rằng họ không đơn độc.

Trà Mi: Còn những ưu tiên mong muốn hàng đầu của anh gửi gắm qua cuộc gặp lần này ra sao?

image
Blogger Điếu Cày: Tất cả những điều tôi nói đều nhằm vào các điều luật của Việt Nam vì nếu không thay đổi các luật mơ hồ cho phép chính quyền bắt giữ bất kỳ ai có chính kiến khác thì việc đàn áp, bắt bớ sẽ còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn là Mỹ phải gây sức ép với chính phủ Việt Nam, phải gắn nhân quyền vào các cam kết về kinh tế như TPP. Việt Nam phải từ bỏ các điều luật mơ hồ như 258, 88, 79; bãi bỏ Thông tư 37 của Bộ Công an; và sửa đổi Luật thi hành án hình sự. Tất cả quyền của tù nhân được ghi trong Luật này đã bị Thông tư 37 tước đoạt hết. Họ giam giữ tù nhân với chế độ rất khắc nghiệt, làm cho các tù nhân lương tâm thời gian gần đây liên tục tuyệt thực để phản đối.

Trà Mi: Ngoài đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền hằng năm, Mỹ cũng muốn lắng nghe trực tiếp từ những người đã kinh qua các kinh nghiệm từ Việt Nam. Hành động của nhà lãnh đạo Mỹ đối với anh, một nhân vật bị Việt Nam xem là phản động, theo anh, có thông điệp thế nào?

image
Blogger Điếu Cày: Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.

Trà Mi: Gặp Tổng thống lần này không chỉ là dịp để trình bày mà còn là cơ hội để thể hiện. Anh muốn thể hiện điều gì với nhà cầm quyền Việt Nam và người dân Việt Nam qua cơ hội này?

image
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn nói với bạn bè còn trong nước rằng chúng tôi tuy ra ngoài này nhưng không quên họ, chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước. Anh em Câu lạc bộ nhà báo tự do chúng tôi vẫn tiếp tục chung tay để làm những công việc đó.

Trà Mi: Đó là thông điệp anh muốn gửi tới những người có cùng suy nghĩ với mình. Còn với những người khác suy nghĩ với anh, chẳng hạn như nhà cầm quyền Việt Nam, anh muốn gửi thông điệp gì tới họ qua sự xuất hiện lần này bên cạnh Tổng thống Obama?

image
Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam sau 40 năm chiến tranh và giờ đây đã bang giao với Mỹ, nên xem xét lại thái độ của mình hành xử trong cộng đồng quốc tế, một xã hội loài người đang tiến tới các chuẩn mực nhân quyền phổ quát chung cho cả nhân loại. Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân.

Trà Mi: Nhìn lại tự do báo chí ở Việt Nam 10 năm trước với thời điểm này, anh nhận xét thế nào?

image
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy có những tiến triển rất mạnh về số người tham gia mạng truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ. Các thông tin nhà nước muốn bưng bít không thể bưng bít được nữa. Sự phản biện trên các phương tiện truyền thông tự do giờ đã rất mạnh mẽ. Trong tương lai, việc cản trở thông tin là không thể. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu trang Facebook. Chỉ cần 1% trong số đó dùng Facebook của mình như một trang báo nhỏ độc lập thì chúng ta có biết bao nhiêu tờ báo nhỏ độc lập. Trong tương lai, sẽ không gì ngăn cản nổi truyền thông internet và tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở được.

Trà Mi: Với tư cách một nhà báo độc lập của Việt Nam được thế giới biết tiếng, anh sẽ đóng góp cho tiến trình đó ra sao một cách cụ thể và hiệu quả nhất?

image
Blogger Điếu Cày: Khi còn trong nước, chúng tôi thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do vì những quyền đó. Sau thời gian hoạt động, tôi nhận ra rằng khi các blogger cùng lên tiếng, sẽ tạo ra một mạng lưới truyền thông rất mạnh. Vì vậy, chúng tôi phát động phong trào dân báo từ 1/1/2008: Mỗi blogger hãy là một nhà báo công dân. Phong trào dân báo đã đem lại hiệu quả nhất định. Hiện nay người dân Việt Nam sử dụng blog để cất lên tiếng nói ngày càng nhiều. Mặc dù chúng tôi bị đàn áp, nhưng đã đóng góp được phần nhỏ bé vào phong trào dân báo đó. Trang Danlambao với lượng truy cập rất cao cũng cho thấy sự thành công của mạng lưới báo công dân, hoặc anh em blogger cũng đã lập ra Mạng lưới blogger Việt Nam. Đó là những chỉ dấu của một phong trào dân báo đã bước lên một bước cao. Chúng tôi và Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng vinh dự là đóng góp được một phần vào đó.

Trà Mi: Anh từng chia sẻ ước muốn làm cầu nối giúp mở rộng mạng lưới truyền thông độc lập trong-ngoài. Những khó khăn nhất đối với kế hoạch đó tới thời điểm này là gì?

image
Blogger Điếu Cày: Vì tôi mới ở tù ra, anh em chúng tôi cũng không có kinh phí hoạt động, phải đi khắp nơi để vận động đóng góp. Chúng tôi cũng xây dựng các hồ sơ về các tù nhân lương tâm để lên tiếng bảo vệ họ.

Trà Mi: Điếu Cày sau song sắt nhà tù cách đây 3 năm được Tổng thống Mỹ nhắc tới nhân ngày Tự do báo chí thế giới và hiện nay bên cạnh Tổng thống Mỹ khác nhau thế nào?

image
Blogger Điếu Cày: Tôi vẫn là Điếu Cày như cũ, chỉ khác là trách nhiệm giờ nặng nề hơn rất nhiều, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng mong mỏi của mọi người.

Trà Mi: Nếu có cơ hội chia sẻ với những người khao khát tự do báo chí trong nước, anh sẽ ưu tiên chia sẻ điều gì với họ và anh cần họ chia sẻ điều gì với anh?

image
Blogger Điếu Cày: Tôi muốn các bạn đoàn kết hơn nữa để chúng ta hướng tới một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam. Các bạn chính là liên kết những cầu nối với nhau để tạo nên những mạng lưới truyền thông mạnh mẽ. Còn chúng tôi ngoài này sẽ cố gắng giúp các bạn, tìm mọi cách thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước, lên tiếng bảo vệ các bạn khi các bạn bị tù đày, sẽ chuyển tải thông điệp các bạn muốn chuyển tới quốc tế. Tôi mong muốn cộng đồng, tất cả những người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam cố gắng chung tay giúp đỡ, đặc biệt trong việc ký thỉnh nguyện thư gửi lên Liên hiệp quốc sắp tới, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải sửa đổi những điều luật về nhân quyền. Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân như vậy. Tôi hy vọng các bạn tù của tôi trong nước nghe được những tin này sẽ biết rằng chúng tôi không quên họ, chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các bạn ấy.


Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

http://baomai.blogspot.com/

Tự chế bẫy chuột_Mouse Trap
Thế giới lại ‘hai phe bốn mâu thuẫn’?
Những con số tướng lãnh VC: Nên hiểu như thế nào?
Nghề Mới
Hàng rong Sài Gòn
Hòa giải Hòa hợp Dân tộc kiểu Giả cầy
Thế giới kỷ niệm 70 năm Thế chiến II kết thúc
Panama: thiên đường cho người nước ngoài
Người Nga nghĩ gì về lễ mừng 'Ngày Chiến thắng'?
Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ
Chương trình 'Tiền thưởng cho Công lý' của Mỹ hữu ...
Sân golf và quyền lực quân đội
Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?
Sứ quán VN 'lạm thu', chuyện không mới?
Đội lốt
Dùng túi xách tay đưa di cốt liệt sĩ Su-22 về quê ...
TC tăng cường ‘quyền lực mềm’ bằng cách thành lập ...
Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó
Khi các nhà văn tự biếm họa chân dung
Trưởng ban Hội chợ Tết ở California 'biển thủ'
Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới...
Chị em sinh ba đám cưới cùng lúc
Nghi vấn chính quyền CSVN dùng nữ tu giả trong buổ...
Bôi bác lịch sử?
Vì sao căn hộ nhỏ ở đô thị đang là mốt?
Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn
Thân phận người tị nạn Rohingya
Dịch thuật: đi tìm sự tương đương
Bartoszewski: nhân vật lịch sử của Ba Lan
Thủ pháp né tránh câu hỏi khó
Hồ Chí Minh có mấy vợ và bao nhiêu người tình lẻ ?...
Tại sao phụ nữ thích mang xách tay đồ hiệu đắt tiề...
Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đ...
Dân là gì trong mắt chính quyền?
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Học tiếng Anh qua thơ của GS Ngô Bảo Châu
Hòa bình của nấm mồ
Vang danh xứ người
Thống nhất và đần độn, man rợ
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.