Sự
kiện người cộng sản chiếm Sài Gòn năm 1975 đánh dấu chương cuối cùng trong nỗ
lực của Mỹ muốn duy trì Nam Việt Nam như một nhà nước thân phương Tây, phi cộng
sản.
Sự
thất bại của Mỹ tại Việt Nam
là trường hợp rõ ràng đầu tiên khi Mỹ để thua một cuộc chiến. Thất bại đó dẫn
đến nhiều thập niên người Mỹ ngờ vực chính mình, và khủng hoảng bản sắc sâu đậm
trong chính trị Mỹ.
Làm
thế nào giải thích thất bại của cường quốc số một thế giới trước quân đội cộng
sản Việt Nam
tương đối nhỏ?
Sức
mạnh và quyết tâm của lực lượng chống Mỹ, cả ở Bắc và Nam Việt Nam , là một
phần câu trả lời. Ta cần nhớ Bắc Việt, ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc
chiến, được Liên Xô và Trung Cộng giúp đỡ. Hà Nội khôn khéo tận dụng tham vọng
của Moscow và
Bắc Kinh, để được hỗ trợ từ hai cường quốc cộng sản.
Quân
cộng sản có nhiều sai lầm chiến lược. Trận Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Xuân-Hè
1972 đem lại tổn thất to lớn và không cần thiết cho phe cộng sản. Nhưng rốt
cuộc, và nhờ sự bảo trợ của phe cộng sản bên ngoài, lực lượng cộng sản và dân
tộc tại Việt Nam
đã chiến thắng.
Người
Mỹ cũng phạm nhiều sai lầm chiến lược ở Việt Nam . Quan niệm “chiến tranh hạn
chế” của Tổng thống Lyndon Johnson đã đánh giá rất thấp đối phương. Johnson
không huy động đủ lực lượng. Ông có giúp đỡ quân sự của những nước như Hàn
Quốc, Úc, nhưng không thuyết phục được châu Âu gửi quân đến Việt Nam .
Đầu
thập niên 1970, Tổng thống Nixon chao đảo giữa chính sách rút lui chiến thuật
(Việt Nam
hóa chiến tranh) và leo thang (đánh bom Bắc Việt và xâm lấn Campuchia năm
1970). Chính sách của Nixon không nhất quán, thường đem lại hậu quả trái ngược
và gây hại cho uy tín quốc tế của Mỹ.
Về
chiến lược quân sự, quân Mỹ tập trung vào “tìm và diệt”: tìm kiếm và giao chiến
với quân chính quy của đối phương. Khía cạnh du kích được thừa nhận nhưng không
phải là ưu tiên. Chiến lược chống nổi dậy – nhằm thu phục nhân tâm ở miền Nam –
thường được phó mặc cho các đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ. Chiến dịch không
kích Bắc Việt rời rạc và lên kế hoạch kém. Việc đánh bom các khu vực do cộng
sản kiểm soát ở miền Nam
chỉ gây ra khủng hoảng mất nhà cửa của nông dân.
Những
chiến lược mà Mỹ đã không làm có thể kể ra là xâm lấn và chiếm miền Bắc, hay nỗ
lực nhiều hơn để đánh phá Đường mòn Hồ Chí Minh. Tổng thống Johnson không muốn
đánh ra miền Bắc vì lo ngại Trung Quốc trực tiếp can thiệp. Một cuộc xâm chiếm
Lào và Campuchia trong thập niên 1960 có lẽ khả dĩ hơn, mặc dù nó sẽ khiến quốc
tế lên án kịch liệt Mỹ. Nhìn chung, cái nhìn chiến lược của Mỹ tỏ ra khá hơn
sau năm 1968, khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng William Westmoreland
làm tư lệnh chỉ huy quân Mỹ tại Việt Nam. Nhưng cũng đến cuối thập niên 1960,
áp lực dư luận trong nước Mỹ đã trở nên rất quan trọng.
Lúc
này, tại Mỹ không chỉ trỗi dậy luồng dư luận nghi ngờ mục đích của cuộc chiến,
mà hoạt động phản chiến cũng trở nên mạnh mẽ chưa từng có. Phong trào phản
chiến ở Mỹ tác động sâu sắc đến những chính khách quan trọng như Thượng nghị sĩ
Frank Church của bang Idaho, và góp phần làm giảm nhuệ khí quân Mỹ. Cuối thập
niên 1960 và sang đầu thập niên 1970, Tổng thổng Nixon đã không còn nhiều lựa
chọn chính sách. Ví dụ, năm 1969, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry
Kissinger bác bỏ kế hoạch leo thang, kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân, vì khả năng
phản đối ở trong nước.
Về
căn bản, sự thất bại của Mỹ bắt nguồn từ áp dụng sai lầm lý thuyết ngăn chặn
cộng sản. Ý tưởng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trên toàn
cầu, chứ không chỉ châu Âu, được các lý thuyết gia như Paul Nitze đề xướng từ
đầu thập niên 1950. Dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower (1953-61), sách lược
này được gắn với thuyết domino – tức quan niệm rằng Mỹ phải ngăn không để các
nước, dù nhỏ, rơi vào tay cộng sản. Việc áp dụng sách lược ngăn chặn và thuyết
domino vào Việt Nam
luôn có vấn đề. Nó khiến Mỹ cô lập ở một quốc gia xa xôi và không có tầm quan
trọng chiến lược rõ rệt cho Mỹ.
Trong
những năm sau chiến tranh, một số nhà bình luận người Mỹ tìm cách giảm nhẹ tầm
mức thất bại, hay thậm chí tuyên bố cuộc chiến, về một số mặt, là chiến thắng
cho Mỹ.
Họ
bảo Mỹ đã thắng Chiến tranh Lạnh, và Chiến tranh Việt Nam chỉ là một
góc của cuộc tranh chấp này. Các nước châu Á như Indonesia và Ấn Độ đã không rơi vào
tay cộng sản. Sang thế kỷ 21, ngay cả Việt Nam cũng đã theo kinh tế thị trường
và còn kêu gọi Mỹ duy trì hiện diện ở Thái Bình Dương để cân bằng với Trung
Cộng.
Cố
gắng xây dựng câu chuyện về thành công của Mỹ, hay ít ra là một phần thành
công, tại Việt Nam ,
là rất lạc đề. Sự cam kết và sau đó bỏ rơi Nam Việt Nam
đã là sự thất vọng to lớn cho Washington .
Trong thập niên 1960 và 1970 tại Đông Nam Á, Mỹ đã sa lầy vì nỗ lực sai lầm
nhằm đem lại tự do cho một dân tộc xa xôi.
Giáo
sư John Dumbrell
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.