Chúng
ta thường nghĩ những thiên tài là những người lúc nào cũng dằn vặt về nỗi khổ
hiện sinh, về sự chán chường và sự cô đơn. Như Ernest Hemingway từng viết:
“Hạnh phúc ở những người thông minh là điều hiếm gặp nhất mà tôi biết.”
Phần
lớn hệ thống giáo dục của chúng ta là nhằm để nâng cao trí thông minh. Mặc dù
có những hạn chế, chỉ số IQ vẫn là cách cơ bản để đánh giá trí tuệ và người ta
đã tiêu hàng triệu đô la để rèn luyện trí tuệ để cải thiện chỉ số IQ. Nhưng
có khi nào việc cải thiện trí thông minh lại là việc làm vô ích?
Nhóm
Termite
Gần
một thế kỷ trước, khi các bài kiểm tra IQ mới ra đời nó ngày càng trở nên có
sức hút sau khi đã chứng tỏ tính hiệu quả trong các trung tâm tuyển dụng trong
thời Đệ nhất Thế chiến. Và vào năm 1926, nhà tâm lý họ Lewis Terman đã quyết
định dùng chỉ số IQ để nghiên cứu một nhóm trẻ em tài năng. Tuyển chọn trong các
trường học ở California ,
ông đã chọn được 1.500 học sinh với chỉ số IQ từ 140 trở lên – 80 trong số đó
có chỉ số IQ trên 170. Những em này làm thành một nhóm có tên gọi là ‘Termite’
và những thăng trầm trong cuộc đời họ vẫn còn được nghiên cứu cho đến ngày nay.
Như
chúng ta suy nghĩ, nhiều người trong nhóm này rất thành đạt, nổi bật nhất là
Jess Oppenheimer, tác giả của loạt phim hài tình huống I Love Lucy vào những
năm 1950. Vào lúc loạt phim này phát sóng trên kênh CBS, mức lương bình quân
của nhóm Termite đã gấp đôi mức bình quân của dân văn phòng. Nhưng không phải
ai cũng được như vậy. Có nhiều người làm những công việc ‘khiêm nhường’ như
cảnh sát hay thợ đánh máy chữ. Vì lẽ này, Terman kết luận rằng ‘trí tuệ và
thành công còn lâu mới có sự tương quan hoàn hảo với nhau’. Sự thông minh của
họ cũng không đem đến cho cho họ đời sống hạnh phúc. Mức độ ly dị, lạm dụng
rượu bia và tự sát cũng giống như mức trung bình của nước Mỹ.
Khi
nhóm Termite bước vào tuổi xế chiều, mô típ câu chuyện của họ rằng trí thông
minh không đồng nghĩa với cuộc sống tốt – lại được lặp đi nhiều lần.
Điều
này không có nghĩa là hễ ai có chỉ số IQ cao thì luôn gặp trắc trở trong cuộc
sống như chúng ta thường nghĩ. Nhưng dù sao thì vấn đề vẫn rất gợi sự suy nghĩ.
Tại sao trí thông minh lại không đem đến lợi ích về lâu dài?
Cùm
chân
Một
khả năng là việc biết mình thông minh giống như là quả cùm chân vậy, Trong
những năm 1990, những người thuộc nhóm Termite còn sống được yêu cầu hồi tưởng
lại những gì đã xảy ra trong quãng đời 80 năm của họ. Thay vì tự hào với những
thành công, nhiều người lại nói rằng họ có cảm giác như thể là họ không làm
được như những gì mà thời còn trẻ họ mong muốn.
Cảm
giác gánh nặng đó – nhất là khi so sánh với kỳ vọng của những người khác – là
một hiện tượng lặp đi lặp lại ở nhiều trẻ em tài năng. Ví dụ điển hình nhất
là thần đồng toán học Sufiah Yusof. Vào Đại học Oxford khi mới 12 tuổi, cô đã bỏ họ giữa
chừng và bắt đầu phục vụ bàn. Sau đó cô trở thành gái gọi và giúp khán giả tiêu
khiển bằng khả năng nhớ các đẳng thức.
Một
vấn đề nữa cũng thường được nhắc đến là những người thông minh thường nhìn thấy
rất rõ những mặt trái của thế giới. Trong khi hầu hết chúng ta hầu như không
để mắt tới nỗi khổ hiện sinh, những người thông minh thường đau đáu nghĩ về
cuộc sống nhân sinh hay sự ngu xuẩn của con người.
Lo
lắng thường xuyên có thể là dấu hiệu của trí thông minh – nhưng không phải
giống như cái cách mà cách nhà triết học sa lông nghĩ đến. Hỏi các sinh viên
đang đi học về nhiều chủ đề khác nhau, ông Alexander Penney ở Đại học MacEwan ở
Canada
đã nhận thấy rằng những ai có chỉ số thông minh cao thường cảm thấy lo lắng
nhiều hơn trong ngày. Điều thú vị là đa số những lo lắng của họ cũng rất đời
thường. “Không phải vì sự lo lắng của họ sâu sắc hơn mà là vì họ lo lắng về mọi
thứ nhiều hơn,” ông nói. “Nếu có điều gì đó không may xảy ra, họ nghĩ về nó
nhiều hơn.”
Nghiên
cứu sâu hơn, Penney nhận ra rằng điều này có mối tương quan với trí tuệ trong
lời nói. Ông phỏng đoán rằng những người có tài năng hùng biện thường có khả
năng thể hiện những nỗi lo lắng bằng lời nói và chiêm nghiệm về nó. Điều này
không nhất thiết là bất lợi. “Có lẽ những người này biết cách giải quyết vấn đề
tốt hơn đa số người khác,” ông nói và cho biết việc này giúp họ học được những
bài học từ sai lầm.
Bị
thiên lệch
Sự
thật khó chấp nhận là người càng thông minh thì không có nghĩa là quyết định
của họ càng khôn ngoan. Thật ra, trong một số trường hợp, sự thông minh khiến
cho quyết định của họ trở nên ngốc nghếch. Ông Keith Stanovich tại Đại học Toronto đã dành cả thập
niên vừa qua phát triển những bài kiểm tra về sự hợp lý và ông đã nhận ra rằng
những quyết định công bằng, không thiên lệch phần lớn không có dính dáng gì
đến chỉ số IQ. Hãy xem khuynh hướng của chúng ta rất chọn lọc trong những thông
tin chúng ta thu thập để sao cho những thông tin này củng cố những gì mà chúng
ta nghĩ trước đó. Cách làm tốt hơn lại là bỏ qua những giả định của chính mình
khi chúng ta biện luận nhưng Stanovich nhận thấy rằng khả năng những người
thông minh làm được việc này cũng không hơn được những người có chỉ số IQ bình
thường là bao.
Chưa
hết, những người có chỉ số trí tuệ cao lại có xu hướng ít có khả năng nhận ra
thiếu sót của mình ngay cả khi họ rất có khả năng trong việc đánh giá điểm yếu
của người khác.
“Có
rất nhiều những người làm những điều phi lý mặc dù họ có trí thông minh cao
hơn mức bình thường trong thế giới chúng ta ngày nay,” Stanovich nói, “Những
người lan truyền thông tin sai lệch trên mạng là những người có trí tuệ và
giáo dục hơn mức bình thường.” Rõ ràng, những người thông minh đi sai đường
một cách nguy hiểm.
Sự
khôn ngoan
Vậy
thì nếu trí thông minh không đem đến cho chúng ta quyết định có lý trí và cuộc
sống tốt đẹp hơn thì điều gì sẽ làm được? Ông Igor Grossmann thuộc Đại học Waterloo ở Canada ,
cho rằng chúng ta cần phải chuyển sang một khái niệm có từ xa xưa: ‘sự khôn
ngoan’.
Trong
một thí nghiệm, Grossmann đã đặt ra cho các tình nguyện viên các tình huống
khó xử về mặt xã hội, chẳng hạn như phải làm gì với cuộc chiến ở Crimea . Trong khi các tình nguyện viên thảo luận, một
nhóm các nhà tâm lý đã đánh giá lập luận cũng như điểm yếu trong đó xuất phát
từ thiên kiến: đó có phải là lập luận trọn vẹn, liệu họ có sẵn sàng chấp
nhận những hạn chế về kiến thức của họ là liệu họ có bỏ qua những chi tiết
quan trọng vốn không phù hợp với giả thiết của họ hay không.
Những
người đạt được số điểm cao thường có hạnh phúc trong cuộc sống nhiều hơn, mối
quan hệ tốt hơn và nhất là sự lo lắng và suy tư của họ cũng giảm bớt – tất cả
những điều này đều không thấy ở những người thông minh truyền thống. Lập luận
khôn ngoan dường như cũng đảm bảo tuổi thọ lâu hơn. Điều quan trọng là
Grossmann nhận thấy rằng chỉ số IQ không có liên quan gì đến cách đánh giá này
và chắc chắn không cho thấy sự khôn ngoan nhiều hơn. “Những người rất thông
minh có thể rất nhanh chóng đưa ra lập luận tại sao ý kiến của họ là đúng nhưng
họ sẽ làm như vậy một cách rất thiên kiến.”
David
Robson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.