Hỏi: Sếp của tôi vừa
mới ly dị vợ. Ông ấy đã cất nhắc một thực tập sinh rất trẻ lên một vị trí có
trách nhiệm cao trong công ty và bắt đầu hẹn hò với cô ấy. Giờ đây ông ấy phân
công một khối lượng đáng kể thời gian của các nhân viên khác cho dự án của cô ấy
mà tất cả chúng tôi, trên quan điểm nghề nghiệp của mình, đều nghĩ là không
đáng đứng trên phương diện kinh doannh. Chúng tôi phải làm gì bây giờ?
Đáp: Thật khó xử
cho cả cơ quan khi có người xem cách làm việc không xu nịnh chỉ có trong phim.
Sếp của bạn muốn có cuộc sống riêng như thế nào tùy thích nhưng có cách hành xử
như bạn nêu trong công việc thì lại là một cách làm sai của ông ấy. Trên thực
tế, một số công ty ngăn cấm quan hệ yêu đương kiểu này. Do đó, có thể ông ấy
đã vi phạm nội quy chứ không chỉ đạo đức nơi công sở.
Rất nhiều vị Sếp cảm
nhận được những tiềm năng to lớn nơi các nhân viên trẻ và sẽ cất nhắc họ nhanh
chóng để giúp họ xây dựng những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng. Khi chuyện đó
xảy ra, những người khác trong công ty thường cảm thấy bực bội về việc họ bị
qua mặt như thế nào. Điều đó chỉ là sự than phiền bình thường trừ phi Sếp thấy
ở nhân viên trẻ mà ông ấy bảo trợ điều gì đó hoàn toàn không dính dáng gì đến
triển vọng nghề nghiệp.
Cách tốt nhất để xử
lý tình huống này là nhẹ nhàng. Sếp có thể không biết được là cơ quan đã đoán
được ý đồ của ông ấy trong việc cất nhắc cô thực tập sinh trẻ này và dành hết
mọi ưu tiên cho dự án của cô ấy. Có lẽ ông ấy cũng không nhận ra là không phải
ai cũng cho rằng cô ấy là một nhân viên tuyệt vời như ông ấy nghĩ. Hoặc có
thể ông ấy cho rằng việc ông ấy làm chẳng có gì to tát. Hoặc giả ông ấy có thể
bị tình cảm với cô gái ấy làm cho mù quáng mà không thật sự biết rằng mình đã
đi quá giới hạn cho phép.
Mời Sếp đi uống cà
phê
Nếu bạn có vị trí
cao trong công ty và bạn có quan hệ tốt với Sếp, bạn có thể đề nghị Sếp đi uống
cà phê bên ngoài. Giọng điệu của bạn nên thoải mái và thân thiện khi nói
chuyện với Sếp, Amy Nicole Salvaggio, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New
Haven ở Connecticut, người nghiên cứu mối quan hệ yêu đương trong công việc,
đề xuất. Còn nếu bạn ở vị trí không đủ cao để mời Sếp đi uống cà phê thì hãy gợi
ý cho một người khác ở cấp cao hơn.
Bà đề xuất cách nói
chuyện như sau: “Chúng tôi ai cũng vui khi thấy Sếp có tình yêu mới. Và chúng
tôi biết là Sếp là người làm việc chuyên nghiệp và sẽ không bao giờ để tình cảm
ảnh hưởng công việc. Nhưng đôi khi người ta chỉ dựa vào bề ngoài mà đưa đến kết
luận.
Có lẽ để tốt hơn cho cô ấy (bạn gái mới của Sếp), nên thay đổi người
giám sát trực tiếp cô ấy?” Cách nói này thật sự dễ chịu đối với Sếp hơn là bạn
nghĩ. Vấn đề là nói cho Sếp biết là cơ quan đang nghĩ là Sếp có vấn đề với nhân
viên tập sự mà không làm cho Sếp mất mặt.
Hãy nhấn mạnh rằng bạn
lo lắng cho công việc của cả hai người: đối với Sếp với tư cách là một người
Sếp không thiên vị và đối với người thực tập sinh với tư cách là một nhân
viên trẻ mà tiền đồ sẽ sụp đổ nếu như được giao cho quá nhiều trách nhiệm quá
sớm. Đừng nói gì về việc mối quan hệ này đang ảnh hưởng đến bạn hay các đồng
nghiệp khác như thế nào. Sẽ là tốt nhất cho mọi người nếu Sếp của bạn thay đổi
suy nghĩ đến chỗ đưa nhân viên tập sự qua chỗ khác.
Nếu cách làm này
không phát huy tác dụng thì bạn cần đi đến phòng Nhân sự, Salvaggio nói. Đó là
nơi bạn nêu lên vấn đề cũng như nói rõ nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc
của bạn và của cơ quan.
Đạo đức Công sở là
chuyên mục hai lần một tháng trên BBC Capital nơi chúng tôi xem xét các vấn đề
tế nhị về đạo đức và về mối quan hệ đồng nghiệp mà các nhân viên ở các công
ty gặp phải.
Chana R Schoenberger
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.