Thursday, May 14, 2015

Vì sao dân biểu Mỹ bảo trợ cho tù nhân Việt Nam?

image
Dân biểu Alan Lowenthal là người đã bảo trợ và vận động cho tự do của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung năm 2013.
Nhiều tù nhân bất đồng với chính quyền Hà Nội đã được thả trước thời hạn một phần là vì các áp lực từ Mỹ, trong đó có các dân biểu trong Quốc hội nước này, theo nhận định của giới quan sát.
Một người trong số đó là thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung. Anh được phóng thích năm ngoái, nhiều tháng trước khi hết thời hạn bản án 7 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tuần trước, nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi từng tu nghiệp ở Pháp này đã gặp “ân nhân” của anh, dân biểu Alan Lowenthal. Thành viên quốc hội Mỹ thuộc đảng Dân chủ chính là người đã bảo trợ và vận động cho tự do của anh Trung năm 2013.

image
Sau khi trở về thủ đô Washington, ông Lowenthal nói với VOA Việt Ngữ rằng ông “rất hài lòng” vì phía Việt Nam cho ông và các đồng nghiệp khác tới thăm thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung.
Ông nói: "Khi tôi gặp Nguyễn Tiến Trung, các dân biểu khác chưa từng biết hoặc bảo trợ cậu ấy cũng lắng nghe và thấu hiểu tình trạng của một người dám đứng lên chất vấn chính phủ, hay đấu tranh vì nhân quyền và quyền của người lao động".

Dân biểu này nói thêm: "Tôi muốn các dân biểu khác cũng trở thành những người tranh đấu cho nhân quyền, và tôi nghĩ điều đó đã xảy ra. Họ rất ấn tượng với những người tù nhân như Trung. Gặp gỡ, lắng nghe và thấu hiểu những câu chuyện đời thường mà họ trải qua thực sự có ý nghĩa đối với toàn bộ phái đoàn đại biểu quốc hội của chúng tôi"

image
Theo dân biểu này, các cựu tù nhân chính trị cho ông biết rằng “dù họ đã được tự do, họ không tìm được việc làm, vì chính phủ không cho họ làm việc”.

“Họ chỉ quanh quẩn ở nhà, và không có cách nào để hỗ trợ gia đình cũng như bản thân. Nhưng họ vẫn đấu tranh đòi thay đổi, và tiếp tục ở lại Việt Nam cho tới khi nào điều đó xảy ra,” ông Lowenthal nói thêm.

Trước khi anh Trung được thả một tuần, một tù nhân lương tâm khác, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, năm ngoái cũng đã được phóng thích trước thời hạn, rồi sau đó được cho đi Mỹ cùng với vợ.

image
Một trong những người có công lớn giúp tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được tự do cũng chính là một nhà lập pháp Mỹ, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Hoa Kỳ.

Không gian tự do

Khi được hỏi là vì sao các nhà lập pháp Mỹ lại quan tâm với số phận của các tù nhân chính trị Việt Nam ở cách nửa vòng trái đất, dân biểu từ California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, nói: “Một trong các lý do mà tôi có mặt tại Quốc hội, đó là tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng mà tôi đại diện, và cho nhân quyền. Tôi hiện là một thành viên của Ủy ban Đối ngoại cũng như Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos".

image
Nhà lập pháp này nói tiếp: "Tôi nghĩ trách nhiệm của tôi là đứng lên đấu tranh cho nhân quyền ở bất cứ đâu. Khi ở Việt Nam, tôi đã gặp mặt những người bị tống giam không phải họ làm điều gì sai trái mà vì họ tranh đấu cho tự do, lên tiếng vì người khác. Tôi đứng lên bảo trợ cho những người đấu tranh cho người khác, và tôi muốn ủng hộ điều họ làm”.

Ông Lowenthal cho biết thêm rằng các dân biểu tấp nập tới Việt Nam thời gian qua là để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, với chính quyền Hà Nội.

Hai phía muốn sớm kết thúc việc thương thảo TPP nhưng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhất là quyền của người lao động, vẫn phủ bóng lên các cuộc trao đổi.

image
Về vai trò của xã hội dân sự và truyền thông xã hội trong việc mở rộng không gian tự do ở Việt Nam, ông Lowenthal nói: “Rất lớn. Nhà nước không thể nào kìm giữ người dân vì sự phát triển của mạng xã hội. Đôi khi Việt Nam tiến hành các vụ bắt giữ, nhưng mọi chuyện đang thay đổi vì người dân đang trao đổi, thảo luận với nhau qua mạng xã hội”.

Dân biểu thuộc đảng Dân chủ kể lại với VOA Việt Ngữ về ý kiến của một giới chức nhà nước Việt Nam khi được hỏi về vấn đề tù nhân chính trị.

“Một giới chức chính phủ nói với chúng tôi rằng không có tù nhân lương tâm nào ở Việt Nam, và tất cả những ai bị tống giam vì đều vi phạm pháp luật. Nhưng sau khi chúng tôi lên tiếng, thì ông ấy nói rằng có lẽ luật lệ cần phải thay đổi. Tôi nghĩ đấy là một nhận xét thú vị,” ông Lowenthal nói.

http://baomai.blogspot.com/

Bỏ chữ 'xin' có tác dụng không?
Những hành vi tệ hại nơi công sở
Falls Church, tuyến đầu mặt trận không tiếng súng
Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế...
Danh Ngôn "để đời" XHCN
Làm nguội máy điện toán, không dùng quạt
Phí tổn của Nga tại Đông Ukraine
Có thật là phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông?
Nữ phi công đầu tiên lái F-35 Fighter
Ảnh lính Nga 'bị vứt bỏ' sau lễ kỷ niệm
20 cây bút 'từ bỏ Hội nhà văn VN'
Tỷ phú Hoàng Kiều: ‘Bút sa thì gà phải chết’
Giấy nhôm và bệnh lãng trí !
Báo động ngân sách và tiếng nói thanh niên
Dịch vụ ly hôn tăng mạnh ở Ấn Độ
Hình Cưới của một vài Tổng Thống Mỹ
Nhà nước khủng bố
Về lại Camp Pendleton
Người Sài Gòn đi máy bay 50 năm trước
Vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?
Thông minh chưa hẳn là điều tốt?
Khi Sếp tán tỉnh nhân viên trẻ
Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'
Hói đầu: chứng tỏ nam tính?
Hồn ma có thật hay không?
Nga mời Trung Cộng cùng duyệt binh
Ngày du ca và những câu chuyện kể
Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản...
Tự chế bẫy chuột_Mouse Trap
Thế giới lại ‘hai phe bốn mâu thuẫn’?
Những con số tướng lãnh VC: Nên hiểu như thế nào?
Nghề Mới
Hàng rong Sài Gòn
Hòa giải Hòa hợp Dân tộc kiểu Giả cầy
Thế giới kỷ niệm 70 năm Thế chiến II kết thúc
Panama: thiên đường cho người nước ngoài
Người Nga nghĩ gì về lễ mừng 'Ngày Chiến thắng'?
Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ
Chương trình 'Tiền thưởng cho Công lý' của Mỹ hữu ...
Sân golf và quyền lực quân đội

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.