Lâu
nay, có thể do bức xúc từ cung cách và thái độ phục vụ của các cơ quan công
quyền nên dư luận đã “soi” cả đến vấn đề chữ nghĩa sử dụng trong các văn bản
hành chính.
Ví
dụ như có rất nhiều ý kiến bàn về chữ “xin” trong các mẫu đơn khi người dân
muốn sử dụng các dịch vụ công như cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn,
giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, giấy chứng tử, giấy cấp phép thành lập công ty
.v.v.
Luồng
ý kiến này cho rằng các cơ quan nhà nước đang ăn lương từ ngân sách nhà nước,
cũng là tiền thuế của dân, thì phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân, không có
chuyện xin – cho gì ở đây cả, từ đó cho rằng trong các đơn từ gửi các cơ quan
nhà nước nên bỏ chữ “xin” không thể hiện vị thế thực sự của công dân mà nên
thay nó bằng các từ có tính “mệnh lệnh” hơn như “đề nghị” hay “yêu cầu”.
Ý
kiến trên không phải là không có lý khi ngôn ngữ là một trong những hình thức
biểu đạt trong giao tiếp. Việc sử dụng từ ngữ không chính xác có thể tạo ra
những thông điệp méo mó cho đối tượng tiếp nhận, khiến cho đối tượng đó ngộ
nhận sai về vị thế hay vai trò của mình trong một mối quan hệ nào đó, dẫn đến
sai lạc cả trong hành vi.
Chẳng
hạn cứ ngày này qua tháng khác, các cán bộ nhà nước đọc các tờ đơn có chữ “xin”
thì họ có thể dễ bị tiêm nhiễm lối suy nghĩ sai lạc rằng họ đang ở vị thế ban
phát cho người khác và dễ sinh ra thói cửa quyền, hạch sách.
Trong
một bài báo cùng chủ đề này, NSUT Đức Trung cho rằng việc bỏ chữ “xin” trong
các mẫu đơn từ ấy “chắc chắn sẽ góp ích rất nhiều cho cuộc chiến chống tham ô,
tham nhũng đang gây thất thoát công quỹ, tài sản của nhân dân.
Nếu
ta dùng chữ “Đề nghị” sau chữ “Đơn", dài hơn chữ “Xin” có một từ thôi,
nhưng nó nâng chủ thể xã hội là Nhân dân lên đúng tầm vị thế của một xã hội Dân
chủ, Công bằng và Văn minh”.
Nếu
bỏ chữ “xin” mà có được những điều tốt đẹp như NSUT Đức Trung đã viết thì các
cơ quan Nhà nước cũng nên thử áp dụng ngay từ ngày mai xem sao?
Nhưng
thú thực là tôi hoàn toàn không tin vào hiệu quả của việc bỏ chữ “xin” như NSUT
Đức Trung kỳ vọng.
Cái
gốc của vấn đề là phải tiến hành một cuộc cải cách hành chính triệt để, mạnh
dạn đuổi các nhân viên kém tài kém đức, kể cả họ là con ông cháu cha, cắt giảm
bộ máy nhân sự cồng kềnh để có tiền tăng lương cho những người thực sự mẫn cán
trong hệ thống công quyền, để họ không cần phải “tham nhũng vặt”, cải tiến các
quy trình, thủ tục sao cho tiện lợi cho dân ở mức cao nhất cũng như thực hiện
rất nhiều biện pháp đồng bộ khác từ trên xuống dưới, chứ không phải chỉ bỏ đi
một chữ "xin" là xong.
Nếu
không thực hiện được những cải cách để có được một nền hành chính như thế thì
dù có bỏ chữ “xin” trong các biểu mẫu đơn từ hoặc thay nó bằng các chữ như “đề
nghị”, “yêu cầu”, thậm chí mạnh hơn như “ra lệnh” thì chắc tình hình cũng sẽ
không có chuyển biến gì đáng kể và người dân vẫn cứ phải áp dụng các “biện
pháp” chẳng đặng đừng hiện nay như “rắc thính”,“lót tay”, “bôi trơn” hay“đấm
miệng” khi đến các cơ quan công quyền.
Có
những chữ, những câu còn mạnh hơn các chữ “yêu cầu” hay “đề nghị” nhiều, lại
được HCM đã từng dạy hay chính những người trong “hệ thống chính trị” thường
phát ngôn như “cán bộ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “nhân dân có
quyền đuổi chính phủ“, “lấy dân làm gốc”, “nhân dân là chủ thể của xã hội”,
“cán bộ là công bộc của nhân dân”.
Những
câu này được nói ra rả, được viết công khai trên báo chí, trong các văn kiện
nhà nước, trong các sách giáo khoa về hành chính suốt mấy chục năm qua, nhiều
câu còn được kẻ thành chữ to treo trang trọng trong các công sở nhà nước còn
chẳng làm suy suyển não trạng của các “đầy tớ nhân dân”.
Vậy
thì làm sao mới chỉ đổi “một từ thôi”, từ “xin” sang “đề nghị” trong những tờ
đơn nho nhỏ mà đã có thể nâng chủ thể xã hội là Nhân dân lên đúng tầm vị thế
của một xã hội Dân chủ, Công bằng và Văn minh” được hả giời!
“Xin”
chỉ là một cách nói lịch sự
Người
viết bài này thì cho rằng chữ “xin” đang được sử dụng hiện nay trong các mẫu
đơn từ không nhất thiết phải thay đổi, không chỉ vì nếu thay đổi thì cũng không
làm thay đổi được bản chất của một nền hành chính như phân tích ở trên, mà còn
vì chữ “xin” ấy nên được hiểu là một cách nói, cách viết lịch sự thể hiện sự
tôn trọng của người dân với cơ quan công quyền.
Nếu
sòng phẳng quá trong giao tiếp thì sẽ dẫn đến làm cho văn hóa giao tiếp bị cứng
nhắc, thô thiển và thực dụng.
Trong
xã hội, con người luôn cần đến nhau. Không ai luôn ở một vị thế chỉ phục vụ cho
người khác và cũng không ai luôn ở vị thế chỉ được phục vụ. Lúc này tôi phục vụ
anh thì lúc khác anh lại phục vụ tôi.
Vì
thế nên khuyến khích con người cư xử với nhau một cách lễ độ, lịch thiệp, tôn
trọng lẫn nhau trong bất cứ mối quan hệ nào.
Giao
tiếp trong mua, bán hàng ở Việt Nam
cũng đã lịch sự hơn
Nếu
trong khi giao tiếp với nhau, ai cũng luôn quá để ý mình ở vị thế nào để lựa
chọn cách ăn nói thì không khéo chúng ta sẽ chỉ nghe thấy những ngôn ngữ cộc
lốc, vô cảm, lạnh lùng từ một phía.
Thử
hỏi xã hội sẽ thế nào nếu những người vào một quán ăn chỉ nói trống không với
chủ quán vì nghĩ mình là người bỏ tiền ra, chủ quán cần mình hơn.
Rồi
cũng với tư duy ấy, ông chủ quán ấy khi lên taxi cũng nói cái giọng điệu mệnh
lệnh ấy với tài xế.
Nếu cứ như thế thì ngôn ngữ giao tiếp sẽ trở nên nghèo nàn,
thô thiển và góp phần làm cho quan hệ giữa người với người trở nên ngày càng
thực dụng.
Trong
nền kinh tế bao cấp ngày xưa, khi bạn đến các cửa hàng gạo hay cửa hàng thực
phẩm thì dù bạn có dùng từ “xin” hay “yêu cầu” thì thái độ của các cô mậu dịch
viên vẫn lạnh lùng vô cảm như thế. Còn bây giờ, khi bạn ra chợ, các bác hàng
thịt, các chị hàng gạo luôn nở nụ cười tươi rói, mời chào lịch sự.
Trong
hoàn cảnh như thế, nếu bạn nói “làm ơn bán cho tôi cái này”, hoặc nói “xin cảm
ơn” sau khi khi họ gói cho bạn món hàng bạn đã mua thì đó là những biểu thị văn
hóa rất đáng khuyến khích chứ! Các bà hàng thịt hay hàng gạo chẳng phải vì sự
“nhún mình” như thế của bạn mà họ không mời chào bạn đon đả như thế khi gặp lại
bạn.
Có
thể nói, sự chuyển đổi về kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã làm biến đổi
sâu sắc các hành vi ứng xử, nói năng giữa người với người ở ngoài chợ.
Và
khi người ta đã tôn trọng nhau trong thực tế thì tiếc gì một câu “làm ơn” hay
“xin cảm ơn” để làm vừa lòng nhau!
Còn
khi nào trong môi trường dịch vụ công người dân cũng được đối xử như ở “ngoài
chợ”? Câu trả lời không đơn giản chỉ là bỏ đi chữ “xin” trong các lá đơn.
Nhưng,
nếu đã không cần phải đổi chữ “xin” trong các lá đơn mà người dân gửi cơ quan
hành chính, thì lại rất nên có một cuộc “cải cách về ngôn từ” trong các văn bản
của các cơ quan này gửi cho công dân.
Chẳng
hạn như chữ “triệu tập” nên thay bằng “mời” khi cơ quan công an có việc cần hỏi
dân khi họ chưa phải là tội phạm.
Chẳng
hạn như ở phần kết thúc của các văn thư gửi công dân nên có thêm chữ “Kính chào
trân trọng” hoặc “Xin cám ơn” hay đại loại như thế thay cho các lời lẽ trịch
thượng, bề trên.
Chẳng
hạn như không nên dành việc dễ về mình, dồn khó khăn cho dân, không quản được
thì cấm.
Chẳng
hạn như nên thay những câu “hẹn hò” kiểu “tối hậu thư” như “nếu đến ngày…tháng…
năm …, ông bà không đến thì chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm” bằng những cách
diễn đạt mềm mại, thân thiện và có trách nhiệm hơn như “hãy thông báo cho chúng
tôi trong trường hợp ông (bà) không thể đến được vào ngày… tháng… năm…”
Tóm
lại, khi người dân đã “xin” một cách lịch sự thì cũng xin cơ quan công quyền
nên “nói năng” cho “phải phép” với họ.
Nhưng
như phần đầu bài viết phân tích, nếu chỉ thay đổi từ ngữ, dù từ phía người dân
hay cơ quan công vụ, thì cũng không thể giải quyết tận gốc được những vấn nạn
hiện đang tồn tại trong nền hành chính nước nhà.
Một
nền hành chính phục vụ theo đúng nghĩa không thể có được chỉ từ việc thay đổi
văn phong trong các văn bản hành chính mà trước hết phải do những cải cách thực
tâm và toàn diện mang lại, đến lượt nó tự khắc sẽ làm cho người dân và cơ quan
công quyền ứng xử với nhau có văn hóa hơn.
Đến
lúc ấy thì lại không những không cần thiết phải bỏ đi mà nó còn khuyến khích sử
dụng nhiều hơn nữa những từ ngữ thể hiện sự lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong
giao tiếp giữa người được phục vụ và các đầy tớ thực sự của nhân dân.
Hà
Hiển
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.