Nước
Mỹ có ngành nông nghiệp tân tiến, hiện đại nhất thế giới. Lao động nông
nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 322 triệu người. Nếu tính dưới góc độ
lực lượng lao động thì lao động ngành nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm 0,7% tổng số
lực lượng lao động của toàn nước Mỹ tính đến thời điểm năm 2014 (với
155.421.000 người).
Diện
tích nước Mỹ là 9,161,923 km2, trong đó diện tích đất có thể canh
tác được chiếm 18,1%. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 02/2014,
Mỹ có 2,109,363 tổng số nông trại, trung bình mỗi trại có diện tích 174 héc ta.
Năm
2012, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, tăng 33%
so với năm 2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la,
giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la.
Xuất
nhập khẩu nông sản, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm 18% thị phần
thương mại nông sản của toàn cầu.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn thặng
dư về thương mai các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như xuất khẩu nông sản năm năm
2014 ước tính đạt 149.5 tỷ đô la, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu tất
cả các mặt hàng và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến hơn 38.5 tỷ đô la Mỹ.
Dưới
đây là một số lý do giải thích vì sao nước Mỹ có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ so
với tổng lực lượng lao động, mà lại có một nền nông nghiệp lớn mạnh như vậy.
Chính
sách hỗ trợ nông nghiệp của chính phủ
Các
chính sách ủng hộ việc phát triển nông nghiệp của chính phủ Mỹ đã làm nên sự
thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Ngay từ thời kỳ đầu, Chính phủ đã ban hành
luật đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống
và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho một
số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng.
Vào
năm 1914, Quốc hội Mỹ đã lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, cơ quan
này tuyển dụng đội ngũ cán bộ để cố vấn cho các hộ nông dân từ bước sử dụng
phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông
nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, cho ra đời những loại phân bón
làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương
pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật,
và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.
Vào
năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập ban nông nghiệp liên bang nhằm
bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân. Năm 1933, Tổng thống Franklin D.
Roosevelt cho phép thực hiện một hệ thống trợ giá cho nông dân một mức giá gần
bằng giá lúc thị trường ở điều kiện ổn định bình thường. Đồng thời, trong
khoảng thời gian từ 1933 đến 1996, chính phủ cho nông dân vay tiền canh tác,
nông dân có quyền trả nợ theo giá quy định trong hợp đồng. Cụ thể là vào những
thời điểm sản xuất dư thừa, nông dân bán sản phẩm cho chính phủ, còn vào lúc
giá nông phẩm cao, nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh
lương thực để tăng lợi tức.
Ngoài
ra, chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ. Sự can thiệp với quy
mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990.
Sau đó, chính sách trợ giá nông nghiệp chỉ duy trì ở mức thấp, chính phủ tập
trung vào chương trình dự trữ chiến lược, chống thiên tai, bảo vệ môi trường,
nghiên cứu khoa học, để phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp Mỹ.
Hiện
nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến
tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp. Thượng viện vừa thông qua dự
luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông
nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm
cần thiết cho xuất khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc
trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.
Chính
nhờ các chính sách hỗ trợ một cách hiệu quả này đã mang lại cho ngành nông
nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
Tính
tự chủ và sáng kiến của nông dân
Xét
trên giác độ lịch sử, nông dân Mỹ được nhìn nhận với tính tự chủ rất cao, cần
cù, sáng tạo, kiên nhẫn và đầy nhiệt huyết. Và thời kỳ đầu, những người nông
dân này đến Mỹ với bàn tay trắng, tự làm việc trên những mảnh đất không có giấy
tờ sở hữu. Năm 1790 nông dân Mỹ chiếm 90% dân số. Số lượng nông dân giảm liên
tiếp qua thời gian, đến năm 1920, nông dân Mỹ chiếm 30.8% tổng dân số, đến năm
1960, họ chiếm 8,3% tổng dân số và đến thời điểm năm 2014, ước tính số lượng
nông dân Mỹ thực sự hoạt động trên đồng ruộng chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số
toàn dân Mỹ.
Những
người nông dân này thực hiện vận hành các nông trại nhỏ và vừa được của chính
gia đình họ, hay họ thành lập nên những công ty do chính họ làm chủ, chiếm tới
95% tổng diện tích đất nông nghiệp được canh tác, 5% còn lại thuộc về các tập
đoàn lớn làm chủ.
Nông
dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp
và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Họ chú trọng vào việc cải thiện kỹ
thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng
mạnh. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay là hình ảnh của người công nhân nông
nghiệp. Họ hay mặc quần jean, áo carô màu, sống trong những khu vực đầy đủ
tiện nghi. Thu nhập của người làm nghề nông ở Mỹ khá cao, mức lương trung bình
hiện nay của một công nhân nông nghiệp Mỹ là 61.000 đô la/năm. Tính trên hộ gia
đình thì thu nhập trung bình của một gia đình nông dân năm 1960 là 4.654 đô la,
đến năm 2012 thì thu nhập trung bình là 108.814 đô la, tăng 23,38 lần trong
thời gian 52 năm.
Áp
dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp
Nước
Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng
máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ
rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa
máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú
ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy
kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt. Hay các sáng kiến về các loại máy móc
có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được.
Hầu như mọi hoạt đông trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ
làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay
để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch. Ngày
nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các ca
bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có
tốc độ nhanh và rất đắt tiền.
Vào
đầu thế kỷ 20, phải có 4 nông dân mới sản xuất nông phẩm đủ nuôi cho 10
người, ngày nay, một nông dân Mỹ có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100 người
Mỹ và 32 người đang sống tại các nước trên thế giới.
Với
diện tích đất canh tác rộng lớn nên việc áp dụng các phương tiện và kỹ thuật
hiện đại trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho năng suất lao động tăng mạnh.
Bên cạnh đó, mặc dù có những đợt lũ lụt và hạn hán nhưng nhìn chung lượng nước
mưa tương đối đấy đủ, nước sông và nước ngầm cho phép tưới tiêu tại các tiểu
bang thiếu nước. Vùng đất phía Tây thuộc miền Trung nước Mỹ có đất đai canh tác
màu mỡ. Chính vì vậy khi đến Mỹ, người ta thường thấy những cánh đồng ngô, đậu
nành, lúa mì, cam, cánh đồng cỏ, rộng mênh mông, xanh tươi, bát ngát.
Với
những lý do trên, ngành nông nghiệp Mỹ đã đạt được những thành tựu to lớn, thực
sự đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, với các loại thực phẩm
dồi dào với giá rẻ, tạo thêm công ăn, việc làm cho các ngành chế biến, sản xuất
máy móc, và đặc biệt dịch vụ xuất khẩu nông phẩm đi khắp các nước trên thế giới.
Bài
học cho chúng ta
Nhìn
lại ngành nông nghiệp Việt Nam, cho đến thời điểm này, năng suất lao động trong
ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu
nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp được năng suất lao động của các nước
này kể từ năm 2005. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành nông nghiệp lại
đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả
nước.
Theo thông tin từ Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn (IPSARD), giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam
năm 2011 đạt chưa tới 400 USD/người, thấp hơn cả Lào và Campuchia. Mặc dù nông
nghiệp cũng là lĩnh vực duy nhất của Việt Nam luôn có xuất siêu trong nền
kinh tế. Trong vòng gần 3 thập niên, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng đều đặn,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với các sản
phẩm như gạo, tiêu, điều, sắn, chè, cao su.
Tuy
nhiên, điểm đáng lưu ý là tăng trưởng nông nghiệp và năng suất có xu hướng
chững lại, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nông nghiệp giảm dần từ
mức bình quân 4,5% giai đoạn 1995-2000 xuống 3,8% giai đoạn 2000-2005 và chỉ
còn 3,4% giai đoạn 2006-2012.
Chính
vì vậy, để có được những bước đột phá cho ngành nông nghiệp Việt Nam , có lẽ cần
có những chính sách sát hữu hiệu giúp đỡ người nông dân một cách toàn diện hơn
nữa. Có như vậy ngành nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.
Nhật Hạ
*****
Sep
14, 2013
Nghề
nuôi vịt chạy đồng lắm phần vất vả, cực nhọc; đời người nuôi vịt cũng chẳng kém
gian nan. Ăn bờ ngủ bụi, lăn lóc gió sương, mỗi chuyến chạy đồng có khi phải xa
nhà cả tháng. Nhưng tập quán của cư dân miền Tây ...
Oct
04, 2013
BM:
Chăn vịt chạy đồng. Sep 14, 2013. Nghề nuôi vịt chạy đồng lắm phần vất vả, cực
nhọc; đời người nuôi vịt cũng chẳng kém gian nan. Ăn bờ ngủ bụi, lăn lóc gió
sương, mỗi chuyến chạy đồng có khi phải xa nhà cả tháng.
Sep
22, 2013
Ở
miền Tây, có lẽ không ai rành mùa vụ từng vùng bằng những người nuôi vịt chạy
đồng , bởi họ cứ theo bầy vịt đi hết đồng này sang đồng khác để chăn thả, rày
đây mai đó. Lúa chín đến đâu, người chăn giữ lại cho vịt đi .
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.