Chấn
thương não, lạm dụng ma túy hoặc quan hệ tình dục 'quá hăng hái' có thể gây mất
trí nhớ.
Một
buổi sáng năm 2008, Naomi Jacobs, 32 tuổi, thức dậy và bỗng mất hết toàn bộ ký
ức của 17 năm trước.
Cô
không nhớ gì về thời gian nghiện thuốc, phá sản và vô gia cư của mình.
Cô
nói điều cuối cùng mà cô nhớ là mình đã lên giường ngủ, trong cơ thể của một
thiếu niên, trên chiếc giường đôi cô đã từng chia sẻ với chị mình, và trong đầu
chỉ nghĩ về bài kiểm tra tiếng Pháp sắp tới.
Tám
tuần sau, những ký ức của Jacobs bắt đầu quay trở lại. Nhưng trước đó, cô đã
phải nhìn thế giới xung quanh như một cô gái 15 tuổi.
Điều
này đồng nghĩa với việc những công nghệ mới như điện thoại thông minh, trở nên
vô cùng xa lạ với cô.
Điều
khó khăn nhất là cô phải chấp nhận thực tế rằng mình đã có một đứa con trai 10
tuổi.
Mất hết ký ức cũng giống
như mất đi bản thân mình?
Câu
chuyện của Jacobs đã được cô ghi lại trong cuốn sách Forgotten Girl (cô gái bị
lãng quên).
Mất
trí nhớ phân ly
Từ
khía cạnh y tế, trường hợp của Jacobs được cho là chứng mất trí nhớ phân ly.
Triệu
chứng này bắt nguồn từ các căng thẳng và tổn thương tâm lý, thay vì yếu tố sinh
lý.
Jacobs
từng bị mất việc, lạm dụng ma túy, bị hãm hiếp vào năm lên 6 và suýt bị bạn
trai siết cổ khi 20 tuổi.
Người
bị rối loạn phân ly cũng thường bị rối loạn nhân cách và bất ổn cảm xúc.
Hầu
hết chúng ta đều không thể nhớ về những năm đầu đời
Một
dạng mất trí nhớ phổ biến hơn là mất trí nhớ hệ thống, do chấn thương não hoặc
thần kinh do đột quỵ.
Trong
trường hợp này, các bệnh nhân không bị mất ký ức cũ hay quên mất mình là ai.
Tuy
nhiên họ không thể có những ký ức mới.
Điều
này được cho là do tổn thương ở vùng hồi hải mã, một phần của não đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ký ức mới.
Một
trong các trường hợp được nghiên cứu nhiều nhất là của ông Henry Molaison.
Năm
1953, các bác sĩ đã cắt bỏ vùng hồi hải mã của ông này để điều trị bệnh động
kinh.
Phương
pháp này đã chữa khỏi bệnh động kinh cho Molaison, nhưng lại khiến ông
"mắc kẹt ở hiện tại".
Mặc
dù ông có thể nhớ các chi tiết cơ bản về bản thân mình, các ký ức mới của ông
chỉ tồn tại trong não một vài giây.
Henry Molaison, aged 60 in
1986,
Bác
sĩ Brenda Miler, người nghiên cứu ông Molaison nhiều năm, diễn tả cảnh ông chào
bà như một người lạ mặt mỗi ngày.
Sau
khi ăn xong, Molaison lập tức quên và lại ngồi ăn tiếp chỉ trong nửa tiếng sau
đó.
Ông
cũng không thể nhớ mình định làm gì vài giây trước đó.
Các
nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng ông có khả năng chịu đau tốt một cách bất
thường, bằng cách nung nóng cánh tay bằng máy giống máy sấy tóc.
Họ
cho rằng nguyên nhân của đặc điểm này là do amygdala, phần cấu trúc não chịu
trách nhiệm về ghi nhớ các cơn đau trong quá khứ của ông này đã bị cắt bỏ.
Các
dạng mất trí nhớ hệ thống khác có thể do nguyên nhân chấn thương não, nghiện
rượu và ma túy.
Nghiện
rượu trong thời gian dài còn gây ra hội chứng Korsakoff, khi bệnh nhân mất ký
ức trong quá khứ và không thể hình thành ký ức mới.
Họ
thường tự lấp đầy các khoảng trống trong ký ức bằng những câu chuyện hư cấu và
tin rằng đó là thật.
Một
trường hợp mất trí nhớ khác hiếm hơn, xảy ra khi máu bơm lên vùng phụ trách tạo
ký ức mới trên não không đủ.
Có
nhiều nguyên nhân gây ra trường hợp này, một trong số đó là quan hệ tình dục
quá 'hăng hái'.
Một
trong các trường hợp được ghi nhận là vào năm 2011, khi một phụ nữ 54 tuổi nói
bà mất hết ký ức trong 24 tiếng trước khi 'lên đỉnh'.
Nói
một cách nào đó, tất cả chúng ta đều mắc bệnh mất trí nhớ.
Rất
hiếm khi ta bắt gặp ai đó có khả năng liên tưởng lại 3, 4 năm đầu tiên của cuộc
đời mình, không phải vì khi đó não bộ của chúng ta chưa có khả năng ghi nhận
những ký ức dài hạn.
Một
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng quá trình mất ký ức thời thơ ấu có thể xảy ra
khoảng năm lên 7 và là tác dụng phụ của quá trình trưởng thành chức năng ghi
nhớ.
Tuy
nhiên những ký ức mờ nhạt trong chúng ta không là gì khi so sánh với những
người bị mắc hội chứng mất trí nhớ nghiêm trọng.
Ký
ức làm nên sự tồn tại của mỗi chúng ta, đó là nơi chúng ta xây dựng nhân dạng,
những mối quan hệ, những giấc mơ và hy vọng.
Mất
hết ký ức, chúng ta cũng mất đi chính mình.
Christian
Jarrett
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.