Ông
David Wheat trong lần về thăm phòng giam chính mình ở Hỏa Lò vào năm 2013.
Một
Thiếu tá Hải quân Mỹ ngồi tù ở Hỏa Lò hơn bảy năm khi chiến đấu cơ bị trúng đạn
kể lại cho BBC về những gì đã xảy ra.
Vào
tháng 10 năm 1965, phi cơ của Thiếu tá Tá Hải quân David Wheat và phi công
trưởng là Trung Tá Roderick Mayer điều khiển bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam . Ông David
Wheat bị bắt và đưa về nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong khi đồng đội tử nạn. Cuộc
phỏng vấn dành cho BBC tiếng Việt thực hiện vào tháng 04/2015 ở California .
BBC: Nhiệm
vụ của ông được giao trong lần bay bị bắn hạ là gì?
Hình minh họa
David
Wheat: Nhiệm vụ của lần không kích đó của chúng tôi là ném bom một cây cầu
ở Thái Nguyên để chặn đường tiếp tế từ Trung Cộng sang. Khi phi cơ của chúng
tôi bị trúng đạn thì vì được huấn luyện từ trước tôi thấy là cần phải bấm nút
để bật thoát ra ngoài. Và khi xuống đất rồi thì tôi tháo dây dù ra và bò ngược
lên đồi và trốn trong bụi cây. Tôi có thể nhìn thấy đồng đội của tôi vẫn còn dù
gắn vào người và anh ta bị thương rất nặng. Tôi nghĩ rằng một hai ngày sau đó
thì anh ta qua đời.
Hình minh họa
Lúc
đó tôi bị thương ở đầu gối và không đi được. Khi dân quân phát hiện ra tôi thì
họ lục soát xem trong người có gì hay không và dẫn đi. Có người nhổ nước bọt
vào tôi. Có hai dân quân đỡ tôi để đi lên đồi và sau đó họ kiếm được một cái
cáng và đưa tôi đi. Rồi từ làng này qua làng khác và rốt cùng là dùng xe quân
sự chở tôi về Hỏa Lò hay còn gọi là ''Khách sạn Hilton'' vào sáng sớm.
BBC: Việc
hỏi cung được thực hiện như thế nào?
Tôi
được đưa vào một phòng giam khoảng 12 foot vuông (9 mét vuông) và trong phòng
không có gì cả. Chỉ là nền gạch đỏ và tôi nằm xuống ngủ vì tôi mệt quá. Chẳng
bao lâu sau thì họ hỏi cung tôi. Vào thời điểm đó là giai đoạn kể như đầu tiên
của tù binh chiến tranh nên những gì tôi khai họ cũng không biết thực hư thế
nào. Một ngày hỏi cung hai lần, một lần vào khoảng 10 giờ sáng và một lần vào
khoảng 5 giờ chiều.
Và
tôi bắt đầu nghĩ tới cách liên lạc với các tù binh ở các phòng giam khác như
thế nào. Bữa ăn thì có cơm với bí ngô và thỉnh thoảng có chuối, nghiền ra ăn
cùng với cơm.
BBC: Ông
trao đổi với tù binh khác trong nhà giam như thế nào?
Ông
Wheat nằm trong số phi công được trả tự do ngày 12/02/1973 (Trong ảnh là lúc
giới chức nhà tù gặp phi công Mỹ trước khi trả tự do).
Trong
khu nhà giam chúng tôi thì có khoảng 6-8 phòng giam và mỗi người bị giam riêng
biệt. Chúng tôi đã được học cách gõ vào tường để liên lạc với nhau bằng mã
riêng và chỉ cần dùng một bàn tay là có thể ra ký hiệu về chữ cái và số. Chúng
tôi cũng thỉnh thoảng ho hoặc hắng giọng theo cách mã hóa các chữ cái để nói
chuyện với nhau.
Chúng
tôi cũng viết lên giấy đi vệ sinh để liên lạc với nhau hoặc khi bị thẩm vấn thì
đôi khi bẻ đầu bút chì và gài mẩu chì đó vào quần áo để dùng sau này khi cần
viết cho nhau. Và hộp thư của chúng tôi nằm trong nhà tắm, để ở chỗ không ai để
ý cả. Nếu chúng tôi mà bị phát hiện là liên lạc với nhau trong tù thì chúng tôi
bị phạt nặng.
BBC:Trong
những năm tháng ở tù thì ông thường nghĩ về điều gì nhất?
Nghĩ
nhiều nhất là ngày tự do. Cả ngày thì chẳng có việc gì làm nên cũng chỉ nghĩ
ngợi là khi ra tù thì mình sẽ đi đâu, làm gì. Vì tôi độc thân khi đó nên tôi
nghĩ về căn nhà mình xây sau này cho mình sẽ thế nào. Rèm cửa kiểu cách ra sao.
Chủ đề này có thể giúp tôi nghĩ ngợi khoảng một tháng.
Rồi
cũng rất chán và không thể ép mình nghĩ mãi về một chủ đề. Đôi khi thể nằm mơ
ra cái gì đó khác như xe hơi chẳng hạn thì lại nghĩ về đi du lịch. Cứ như thế
và rồi khi chán thì lại quay lại nghĩ về chủ đề cũ là xây nhà mà mình đã nghĩ
vài tuần trước.
Đôi
khi ngồi quan sát xem con nhện nó bắt ruồi thế nào. Và chán quá nữa thì ngồi
giết một vài con kiến để rồi gây náo loạn cho cả đàn kiến đang di chuyển phải
đổi hướng đi. Hoặc xem kiến mang thức ăn về tổ thế nào.
BBC:Ông
có thể kể lại ngày ông được trả tự do? Ông có được thông báo trước?
Trước
khi chúng tôi được thả thì chúng tôi được chuyển đi một nơi khác vì đó là vào
mùa Giáng sinh 1972 khi đó có ném bom ở Hà Nội. Nhưng sau đó họ lại đưa chúng
tôi trở lại 'Khách sạn Hilton'. Khi hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 thì một trong
các điều khoản là phải thông báo cho tù binh chiến tranh là họ sẽ được thả. Và
chúng tôi được thông báo là họ sẽ sớm thả chúng tôi nhưng không biết sớm là thế
nào. Sau đó khoảng hai tuần thì chúng tôi được thả. Và đêm trước hôm thả chúng
tôi thì họ tập trung tất cả vào một khu và phân phát quần áo dân sự, tất,
giày...
Rồi
sáng hôm đó họ đưa chúng tôi ra sân bay bằng xe buýt. Lúc đó chúng tôi cũng
chưa vui vì vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của họ. Sau đó khi ra sân bay rồi
thì chúng tôi được trao cho quân nhân Mỹ để lên phi cơ. Chỉ khi máy bay ra
đường băng và bắt đầu cất cánh thì tôi mới thấy thở phào là sau 7 năm rưỡi thì
cuối cùng cảm thấy giây phút đang trở về quê hương mình.
BBC: 7
năm 4 tháng tù có ảnh hưởng gì tới thể lực và tâm trí của ông?
Trong
suốt thời gian ở tù thì tôi không có vấn đề gì về thần kinh. Về thể lực cũng
không bị ảnh hưởng đáng kể gì. Nhưng tôi bị áp xe răng vào năm cuối ở tù nên
một bên mặt tôi bị sưng vù nhưng sau đó đỡ hơn. Và Hải quân Mỹ có chương trình
khám, điều trị hay trợ giúp tù binh chiến tranh về tâm lý và thể lực và vẫn còn
áp dụng cho tới tận bây giờ. Cuộc chiến Việt Nam có thể xem là có dài ngày đối
với tù binh chiến tranh so với các cuộc chiến khác như Triều Tiên.
BBC: Ông
trở lại thăm Hỏa Lò vào năm 2013, ông thấy gì ở đó và ông đã đi tới những đâu ở
Việt Nam ?
Ông
David Wheat và bạn bè dự Lễ cầu Hồn cho các quân nhân, Thủy Quân Lục chiến Hoa
Kỳ đã tử trận trong Cuộc chiến Việt Nam vùng Quảng Trị, Thừa thiên Huế
tại Nhà Thờ La Vang, Quảng Trị.
Tôi
và vợ tôi đi cùng với một cựu thủy quân lục chiến cùng vợ ông và một vài người
bạn người Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam lần đó. Khi máy bay hạ cánh ở
sân bay Nội Bài thì tôi có cảm giác khó tả vì đây vẫn là một nước Cộng sản và
chẳng biết điều gì sẽ xảy ra ở một nước Cộng sản cả.
Chúng
tôi đi taxi khá dễ chịu về khách sạn ở Hà Nội và chúng tôi ở một khách sạn rất
đẹp. Sau đó thì chúng tôi bàn tới chuyện là phải quay lại “Khách sạn Hilton” và
tôi đi qua cổng chính nhà tù, cái cổng mà tôi đã ra rồi lại vào ít nhất là bốn
lần. Tôi rẽ phải và đi vào chính nơi tôi từng bị giam.
Tất
nhiên là phòng giam có thay đổi so với trước đây bởi người ta mở rộng ra thành
phòng lớn hơn (sau hiệp định Paris
1973) nhưng tôi vẫn nhớ như in chỗ mà tôi hay đứng, hay ngồi. Rồi chúng tôi đi
sang khu trưng bày hiện vật và một phòng giam mà người ta tái hiện lại. Trong
đó có một cái giường đơn cho một người nằm. Nhưng thời gian chúng tôi bị giam ở
đó thì không có giường, tức là tôi ngủ trên nền bê tông. Rồi có một cậu hướng
dẫn cho du khách thăm quan kể về những gì đã xảy ra ở đây. Tôi bảo cậu ấy rằng
“Này cậu, tôi đã từng ở đây và tôi biết cái gì là sự thật, cái gì không".
Đó là lần ghé thăm thú vị và tôi vui là vợ tôi biết được nơi tôi từng bị giam
tại đây.
BBC: Việt
Nam
và Hoa Kỳ đang cải thiện quan hệ trong đó có hợp tác quân sự. Hà Nội muốn Washington bỏ lệnh cấm
bán vũ khí sát thương, ông nghĩ gì về đề nghị này?
Tôi
đã từng nghe nói về việc này và tôi thực sự không có bình luận gì về chủ đề
này. Nhưng tôi muốn nói tiếp rằng chuyến thăm của chúng tôi tới nhiều nơi ở
Việt Nam, từ Hà Nội tới Huế, Đà Nẵng, rồi một số nơi ở miền Nam, và Sài Gòn thì
mọi thứ thật tuyệt.
Mọi
người đều chăm chỉ làm việc và bận rộn kiếm sống. Có những tour du lịch cho
người ít tiền và người giàu có hơn. Đối với chúng tôi đó là chuyến đi thật
tuyệt vời.
John McCain
Thiếu
tá Hải quân David Wheat là bạn cùng tù với Thượng Nghị sĩ John McCain, người
cũng bị giam tại Hỏa Lò và ra tù sau ông Wheat một tháng. Ông David Wheat sinh
ngày 16 tháng 12, năm 1939 tại thành phố Duluth ,
tiểu bang Minnesota .
Tốt nghiệp Đại học Minnesota
năm 1963, sau đó ghi danh vào Trường Sĩ quan Phi công Hải quân Hoa Kỳ.
Nguyễn
Hoàng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.