Monday, April 27, 2015

40 năm vươn lên từ nước mắt

image
Năm nay đánh dấu đúng 40 năm từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Nhiều đài báo đã viết bài, làm những phóng sự ngắn ở nhiều mảng khác nhau, đề cập đến tâm tình, suy nghĩ của người Việt hải ngoại về ngày lịch sử này.

image
Trong một chừng mừng nào đó, tôi thấy các bài viết hoặc phóng sự chưa có điều kiện đi sâu vào cuộc sống của cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng.

image
Do đó, cách đây vài tuần tôi đã nảy ra ý định thực hiện một phim tài liệu, theo đó tìm hiểu quá trình tạo dựng cuộc sống của họ, sự phát triển của cộng đồng qua nhiều góc cạnh văn hóa, kinh tế chính trị và xã hội.

image
Trong quá trình liên hệ và tìm người phỏng vấn nhằm tìm hiểu những hệ lụy từ quá khứ của người Việt, tôi đã gặp những câu chuyện khiến tôi xúc động mạnh như một người cha đi tìm con bị hải tặc cướp trên tay 30 năm trước đây trên đường vượt biển, vẫn có niềm tin rằng con gái của ông vẫn còn sống.

image
Ngoài những người thành đạt trong các ngành luật và tài chính hay y khoa, và "cô bé lọ lem vượt biên tị nạn năm nào" nay trở thành Thượng Nghị sĩ tiểu bang có nên kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ, tôi muốn tìm đến những mảng kinh doanh phổ biến trong giới người Việt tại Hoa Kỳ như ngành làm móng tay.

image
Từ ý niệm mở một cửa tiệm làm móng tay để "mưu sinh" hơn 30 năm trước, tôi đã gặp gia đình nay thành đạt và trở thành kỹ nghệ lớn hàng gần cả trăm cửa tiệm và cả ngàn thợ.

image
Cuốn phim của tôi đề cập đến quá trình tạo dựng của cộng đồng người Việt nhiều hơn, từ những bãi đất trống, những bãi dâu, vườn cam hay bãi rác, sau 40 năm người Việt bỏ công xây dựng đã trở thành những đô thị phồn thịnh, buôn bán sầm uất, nếu thập niên 80, 90 người ta gọi là Tiểu Sài Gòn thì nay thì với cái nhìn của tôi phố Việt đã trở thành một Đại Sài Gòn.

image
Tất cả đều do người Việt tạo dựng từ hai bàn tay trắng khi họ đến Hoa kỳ 40 năm trước. Họ đã vượt lên bằng niềm khát vọng của chính họ.

Bản thân cuốn phim tuy chưa thể nói là thật đầy đủ do thời gian có hạn, nhưng tôi tin rằng đó là phần đóng góp nhỏ của cá nhân nhằm nói lên tổng thể sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ.

image

Tôi hy vọng qua cuốn phim này, mọi người khắp nơi trên thế giới sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, không chỉ đóng khung trong các môi trường chính trị mà bên cạnh đó là sự phát triển mãnh liệt về kinh tế, gìn giữ văn hóa và đóng góp lại cho xã hội.


image

image

Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả...
Mông Cổ: đời du mục và sữa tuần lộc
Ý thức về tự do đã ăn sâu vào miền Nam
Khi nào đến ngày tận thế?
Nhiều người chết vì động đất ở Nepal
Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó.
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'
VC phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 “Hành ...
Lính nào chẳng nhậu
Gặp Đạo diễn 'Những ngày cuối ở Việt Nam'
Một thời người ăn thịt người
Sự tích chiếc áo ngực
Nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Cộng leo thang đến ...
Vài lời tâm tình của GS. Huỳnh Chiếu Đẳng
Ngày sinh có quyết định vận mệnh?
Việt Nam và Trung Cộng không thể là bạn
Nỗi sợ biến đổi ký ức như thế nào?
Obama nhận tin mổ cướp nội tạng
Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư
Di sản của chủ nghĩa thực dân
Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tran...
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Chiến tranh, thống nhất và tương lai
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi
Về bản Thông cáo chung của Tổng Bí Thư và Trung Cộ...
Thuốc giả đề ra thách thức toàn cầu
Ở cuối hai con đường
30/4 Quê hương xa mờ dần
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước...
Chuyện tù cải tạo: vay và trả
Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào l...
Dân đổ cá chết ra đường, buộc chính quyền phải đối...
10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất
Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
TC sở hữu những gì trên thế giới?
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước
Dũng Phi Hổ
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ...
Sứ vụ của người trẻ
Tháng Tư từ hai góc nhìn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.