Wednesday, April 22, 2015

Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tranh cãi

image
Ban nhạc cho biết giờ họ "hiểu rõ hơn sức nặng đằng sau từ Viet Cong".
Một nhóm nhạc rock gồm 4 thành viên của Canada mới đây đã phải lý giải rằng tên ban nhạc là ‘Viet Cong’ không có ý định “kích động” hay “làm tổn thương” bất kỳ ai.

Tuyên bố được phát đi sau khi một buổi biểu diễn dự kiến của ban nhạc tại Đại học Oberlin ở tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, bị hủy vì áp lực của các sinh viên Mỹ gốc Việt.
Ban nhạc được đặt theo tên của lực lượng miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam cho biết khi đặt tên nhóm “chúng tôi khá khờ khạo về lịch sử chiến tranh tại một quốc gia mà chúng tôi biết rất ít. Giờ thì chúng tôi hiểu rõ hơn sức nặng đằng sau từ Viet Cong”.

Thông cáo của ‘Viet Cong’ nói tiếp: “Trong khi chúng tôi không bao giờ coi nhẹ bất kỳ mối quan ngại nào về tên ban nhạc, chúng tôi cảm thấy cần phải nói cho quý vị biết rằng chúng tôi không có ý tầm thường hóa các tội ác và bạo lực đối với cả hai phía trong Chiến tranh Việt Nam”.

image
Nhận định về những tên gọi hay các di sản chiến tranh vẫn còn gây nhiều xúc động với cộng đồng người Việt ở Mỹ,  ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ nói: "Vấn đề người Việt hải ngoại vẫn còn kỵ một số tên gọi thì nó liên hệ tới sự chia rẽ về ý thức hệ giữa người Việt có từ lâu, từ cuộc chiến tranh Quốc cộng [Chiến tranh Việt Nam]. Ngày ngày hôm nay, vấn đề đó vẫn còn có tính thời sự vì như trong cuộc đương đầu với sự lấn lướt của Trung Cộng [Trung Quốc], chúng ta vẫn thấy người quốc gia [những người ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa] vẫn nghĩ khác những người trong chính quyền Hà Nội".

Ông nói thêm: "Vì thế, người Việt hải ngoại vẫn còn nhạy cảm về những vấn đề đó. Ngay ở trong nước cũng đặt ra vấn đề đó với những quyển sách như “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức hay vai trò của người lính Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. Những cái đó vẫn còn, chứ không đi hẳn đâu. Người ta cứ tưởng cuộc chiến Quốc cộng đã ở sau lưng chúng ta, nhưng mà tôi nghĩ rằng nó vẫn còn nhiều tính thời sự".

image
Trong thông báo về việc hủy buổi biểu diễn, đại diện ban tổ chức đã ngỏ lời xin lỗi vì đã mời “ban nhạc với cái tên thực sự xúc phạm và gây tổn thương cộng đồng người Việt và người Mỹ gốc Việt”.
Tin cho hay, quyết định trên được đưa ra sau khi vấp phải sự phản đối của các sinh viên cũng như người gốc Việt ở Hoa Kỳ.
VOA Việt Ngữ đã tìm cách liên hệ phỏng vấn với Hội sinh viên người Việt ở Đại học Oberlin, nhưng đại diện của nhóm đã từ chối trả lời.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh người Việt ở cả Mỹ và trong nước đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với hai thái cực đối lập.
Trong khi người Việt ở nhiều nơi chuẩn bị đánh dấu ngày họ gọi là “quốc hận”, chính quyền trong nước sắp tiến hành nhiều hoạt động rầm rộ kỷ niệm “ngày thống nhất đất nước”.

Xa vời

image
Nhiều người, trong đó có ông Bích, cho rằng hành động “thiếu nhạy cảm” của chính quyền trong nước sẽ khiến quá trình hòa hợp, hòa giải trở nên xa vời.
Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ nói: “Sự hòa giải trong dân tộc mình nó đi rất xa, cứ xem số người ở Mỹ đi về nước trong dịp Tết hay đi du lịch, thì không có vấn đề gì, không có sự phân chia giữa người dân ở trong nước và người hải ngoại. Vấn đề hiện có là với chính quyền. Chính quyền làm chưa đủ, chỉ nói thôi".

Ông nói thêm: "Khi nói hòa giải mà mình lại muốn ở trong thế thượng phong thì thực sự không có hòa giải đích thực. Hòa giải đích thực là phải ngang hàng, phải tôn trọng người đối diện mình, thì mới có sự hòa giải đúng nghĩa. Ngay những ngày 30/4, người ở hải ngoại vẫn coi đó là ngày quốc hận, còn người ở trong nước lại gọi là ngày chiến thắng. Khi mà mình vẫn còn dùng những ngôn ngữ như vậy, thực sự khó có sự hòa giải".

image
Theo ông Bích, những gì gắn liền với phía đối lập với lực lượng Việt Nam Cộng hòa hiện vẫn còn có thể gây nhiều cảm xúc trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhất là các thuyền nhân ra đi sau năm 1975.
“Chúng tôi vẫn sống rất bình thường, nhưng nếu mà có người đem cờ đỏ sao vàng vẫy trước mặt chúng tôi thì đương nhiên cái đó gây một sự xúc động rất dễ dàng vì nó như một vết thương lòng bị khoét ra,” ông nói.

Một vụ việc cho thấy sự nhạy cảm hậu chiến tranh trong cộng đồng gần đây là việc  tuần báo Sài Gòn Nhỏ ở tiểu bang California đã nộp đơn xin phá sản, sau khi bị yêu cầu phải trả 4,5 triệu đôla cho tờ Người Việt vì tội vu khống và phỉ báng.

Trong một bài bình luận đăng tải năm 2012, tuần báo Sài Gòn nhỏ cho rằng giám đốc điều hành của tờ Người Việt là một điệp viên cộng sản và làm việc cho Việt Nam.

Tờ Người Việt cho rằng những lời tố cáo sai trái này đã ảnh hưởng tới việc kinh doanh của báo vì cộng đồng người Mỹ gốc Việt vẫn còn bị ám ảnh bởi Chiến tranh Việt Nam.

*****

Mar 12, 2015
Hồi còn nhỏ mỗi lần ba tôi và bạn bè quây quần chuyện trò trà rượu. Tôi làm công việc chạy lăng xăng nhận sai vặt. Tôi hay lắng nghe những câu chuyện liên hệ tới Việt cộng. Chẳng hạn như chuyện xe đò bị mìn trên tuyến ...

Apr 07, 2015
Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Cộng là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam. image. Thật ra, “xu thế” ấy không ...

Feb 06, 2014
Vào khoảng năm 1996, đồng bào ở hải ngoại bỗng thấy xuất hiện một trang web mang tên là Giao Ðiểm, bao gồm khoảng 17 tên đặc công việt cộng, chuyên đánh phá đạo Công Giáo, chính nghĩa quốc gia VNCH và cộng ...

Sep 17, 2012
Nếu tôi có làm anh buồn, giận anh muốn chửi tôi là đồ macô, đĩ điếm, quân chó đẻ ..hay những gì bỉ ổi xấu xa nhất cũng được, nhưng xin đừng bảo tôi mầy là thằng: Việt cộng. Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày ...

May 27, 2012
Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:.

image

Chiếc xích lô chở mùa xuân
Chiến tranh, thống nhất và tương lai
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi
Về bản Thông cáo chung của Tổng Bí Thư và Trung Cộ...
Thuốc giả đề ra thách thức toàn cầu
Ở cuối hai con đường
30/4 Quê hương xa mờ dần
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước...
Chuyện tù cải tạo: vay và trả
Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào l...
Dân đổ cá chết ra đường, buộc chính quyền phải đối...
10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất
Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
TC sở hữu những gì trên thế giới?
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước
Dũng Phi Hổ
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ...
Sứ vụ của người trẻ
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Vòng vây thế tục
Đỉnh cao của sự sợ hãi
Thống kê Thế Giới về Việt Nam
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa h...
TC bỏ tù phóng viên vì 'tiết lộ bí mật'
Lục Bình trên dòng Kinh đen
Cái giá của ngày 30/4
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Cộng
Phim Going Clear của Alex Gibney
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam
Cô Tám kể chuyện Nails
Những lời chân tình cho quê hương Việt Nam
Giấc mơ 40 năm chưa thành
Làm gì để hóa giải hận thù ngày 30/04?
Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?
Bí quyết làm nhiều việc mà không tốn sức
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc
Mẹo phát hiện trò 'tẩy não'
Bài chửi mất Nước.. của Mẹ Việt Nam
Dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
Con tàu Việt Nam Thương tín

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.