Friday, April 17, 2015

Cái giá của ngày 30/4

image
Hình chụp ở TP. HCM đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh
Trong thời gian này hằng trăm bài xã luận sẽ đề cập đến mốc lịch sử ngày ba mươi tháng tư năm 1975, hoặc như ngày thống nhất đất nước, ngày chiến thắng vinh quang nhất lịch sử theo luận điệu Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những người xu nịnh ĐCSVN, hoặc như ngày quốc hận theo quan điểm của người Việt chống cộng hay không thân cộng trong nước cũng như ngoài nước.

Có lẽ đây là một cơ hội tốt để cả hai bên cùng nhau ôn lại vài bài học mà nhân dân Việt Nam đã phải trả mua bằng giá rất đắt.

Ðộc Lập, Thống Nhất và Chiến Tranh

Sau Thế Chiến Thứ Hai, các nước thực dân trên thế giới đứng trước hoàn cảnh mới và khí thế mới của các phong trào nhân dân đòi lại độc lập trên toàn cầu đành phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng phải cúi đầu công nhận nền độc lập của các quốc gia mà họ thống trị trước đó.

Chế độ thực dân suy sụp và chủ nghĩa đế quốc đã đến thời kỳ cáo chung. Chúng ta cứ nhìn vào Nam Dương và Việt Nam, hai nước cùng tuyên bố độc lập vào mùa thu 1945. Hòa Lan công nhận quyền độc lập Nam Dương vào năm 1949. Pháp chỉ công nhận chủ quyền Bắc Việt Nam năm 1954, sau khi chiến tranh Pháp Việt đẩm máu gây trên 300,000 binh sĩ và trên một triệu thường dân Việt Nam bị tử thương.

image
Trong lúc đó, chế độ thực dân Anh chấm dứt ở Ấn độ vào năm 1947, đưa đến độc lập cho Ấn Độ và Hồi Quốc. Việc này cũng xảy ra ở Miến điện và Tích Lan vào năm 1948. Phi luật Tân lấy lại từ Hoa Kỳ quyền độc lập vào năm 1946 .
Phần lớn các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi không cần đổ máu nhân dân, chiến đấu trường kỳ, bần cùng hóa dân tộc, phá hủy bao nhiêu công trình văn hóa của đất nước mà vẫn đạt được mục đích giải phóng quốc gia và lấy lại quyền độc lập cho xứ sở nhanh chóng hơn ta. Phải chăng vì các nước đó đã có những nhà lãnh đạo sáng suốt có cái nhìn chiến lược, thấu hiểu sự suy tàn của chủ nghĩa thực dân, nên đã ứng dụng phương thức đàm phán, đấu tranh không võ trang, không bạo động để tiết kiệm xương máu nhân dân.

image
Phải chăng nhân dân ta đã không tiết kiệm được xương máu, đã phải chứng kiến bao nhiêu tàn phá, cùng khổ vì các nhà lãnh đạo Cộng sản thời đó không có cái nhìn chiến lược? Hay tệ hơn nữa họ đã có những mục tiêu khác thay vì mục tiêu dành quyền độc lập và thống nhất cho xứ sở trái lại theo đuổi mục tiêu tận diệt các đảng phái cách mạng khác và tất cả những người Việt Nam không cùng chính kiến với họ?

Ai Chia Cắt Việt Nam?

image
Cuối cùng, sau chín năm máu lửa, hòa hội Genève quyết định số phận Việt Nam. Pháp và Trung Cộng đã đi đêm với nhau và đưa ra giải pháp chia cắt Việt Nam thành hai mảnh. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đành phải nghe theo nước đàn anh phương bắc, chính quyền Ngô Đình Diệm nhất quyết không nghe lời Pháp và Trung Cộng, và cuối cùng không ký vào bản hiệp định đó.
Sông Bến Hải và Vĩ Tuyến 17 đã phân chia Nam, Bắc. Người miền Nam gọi ngày đất nước bị qua phân (20 tháng 7) là ngày Quốc Hận từ năm 1954 đến năm 1975.

image
Thuyền nhân Việt Nam tại một trại ở Hong Kong năm 1994
Vì đất nước bị qua phân, nên chỉ năm năm sau Bộ Chính Trị Bắc Việt lại đưa nhân dân ta vào chiến tranh một lần nữa, và lần này chiến cuộc kéo dài mười lăm năm, với ba triệu người Việt bị tử vong.

Từ 1960 đến 1975

image
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) chỉ có danh mà không có thực. Không mấy ai ở Việt Nam tin rằng MTGPMN là một tổ chức độc lập. Ai cũng thừa biết MTGPMN được Bắc Việt thành lập, chỉ huy và điều động. Chỉ có báo chí ngoại quốc mới nhắm mắt dùng tổ chức ngụy trang này để mô tả chiến cuộc từ năm 1960 đến năm 1969, và những năm 1970 đến 1973 là một phong trào võ trang của nhân dân Miền Nam nổi lên chống chính quyền Miền Nam.

Bằng chứng MTGPMN hoàn toàn ở trong bàn tay của chính quyền Hà Nội là: 1. sự thành lập Văn Phòng Trung Ương Cục Miền Nam vào năm 1960, đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Ban Chính Trị, Ðảng Cộng Sản Việt Nam; 2. lực lượng võ trang của MTGPMN là Quân Ðội Giải Phóng Miền Nam đã bị ném vào hơn mười đô thị trong một cuộc tổng tấn công thiếu chuẩn bị vào dịp Tết Mậu Thân (1968 để đến nỗi trên hai trăm ngàn binh sĩ bị tử vong ; 3. chỉ một năm sau ngày 30 tháng tư 1975 thì tất cả tổ chức ở Miền Nam kể cả Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đều bị xóa bỏ.

image
Nói Chiến Tranh ở Việt Nam, nói đến sự mất còn của Miền Nam thì không thể không đề cập tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã nhất thiết không để Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, và vì vậy đã bị lật đổ và giết chết một cách tàn bạo.
Nhưng rồi Mỹ vào thì Mỹ lại ra, chỉ tội nghiệp cho bao nhiêu người Việt, người Mỹ bị thiệt mạng hay tàn phế.
Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu chiến lược của họ là nhân sự leo thang của họ trên chiến trường và việc xử dụng vũ khí tối tân đã khiến nhà cầm quyền Bắc Việt phải ôm chân Nga Sô, tạo ra thù hiềm và kình địch giữa Nga Sô và Trung Cộng.

image
Miền Nam không những bị Mỹ bỏ rơi mà còn bị trói buộc của Hiệp Định Paris 1973.

Chỉ cần thêm vào đó vài sai lầm chiến lược của nhà cầm quyền hồi đó là cả Miền Nam sụp đổ.
Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại có một cơ hội nữa để thực sự thống nhất đất nước, xóa bỏ hận thù để toàn dân tham gia vào việc xây dựng quốc gia. Nhưng họ đã không làm như vậy. Chiêu bài yêu nước yêu dân đã bị lột bỏ. Chính quyền miền Bắc đã đưa gần một triệu dân Việt Nam vào các trại tù cải tạo, đày đọa gia đình họ, làm cho hàng triệu gia đình người miền nam điêu đứng bao nhiêu năm qua. Chính quyền đã khiến bao nhiêu người Miền Nam phải bỏ xứ sở để ra đi.

image
Khó tìm thấy lý do gì để gọi ngày 30 tháng 4 1975 là một ngày vinh quang của dân tộc.




Nguyễn Văn Châu

image

Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Cộng
Phim Going Clear của Alex Gibney
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam
Cô Tám kể chuyện Nails
Những lời chân tình cho quê hương Việt Nam
Giấc mơ 40 năm chưa thành
Làm gì để hóa giải hận thù ngày 30/04?
Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?
Bí quyết làm nhiều việc mà không tốn sức
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc
Mẹo phát hiện trò 'tẩy não'
Bài chửi mất Nước.. của Mẹ Việt Nam
Dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
Con tàu Việt Nam Thương tín
Cuộc chiến tiền tệ
Rùa làm gì khi bị lật ngửa?
VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'
Sự ra đời của "plastic điện tử"
Người Việt thích nổ
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Bên thắng cuộc...
Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình.
Mẹo đối phó tình trạng mất ngủ
Trong thế giới 'cây cao bóng cả'
Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TC cài
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung Cộng về đường ...
TRỌNG: Tặng biển đảo & quà đối lập cuội và hào hợp...
Thú sưu tầm tác phẩm khiêu dâm
Phố của thành phố
Dân cần các quan sòng phẳng
Người Việt ít tình cảm?
Xuân Lộc: Tường thuật của BBC tháng 4/1975
Sinh viên người Việt chế ra tủ lạnh khỏi xài điện,...
Nguyễn Phú Trọng đã đầu hàng Tập Cận Bình
20 bức hình về triết lý nhân sinh ở đời
Ghe Dừa
Thông minh quá cũng khổ
Người Hà Nội vùng đứng lên và quyền biểu tình
Về phim 'Đất Khổ'
Chống tay đứng dậy

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.