Kính
thưa quí bạn,
Tuy
là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm
chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
Hôm
nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay
chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi
gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều lắm quên mất tên…
Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy.
Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác
đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.
1.
Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng
năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy
tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa
tiền cho kẻ gian.
2.
Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm
của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn
phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng,
địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng
như ghi danh gia nhập.
Hoặc
có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ nầy nầy
trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn
hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và
gia phả ba đời của bạn...
Hoặc
tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển
ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài
chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
3.
Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó
là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào
đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô
tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng
nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều.
Viết hoài mỏi tay quá rồi.
4. Chuyện
thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện gì đó.
Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên thỉnh nguyện thư
kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong (hay đem cầm nguyên cả
đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ.
Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là
do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?
Khi
mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được
thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
5.
Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ.
Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card
và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn
để mua hàng hóa hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm
check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù
cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
Ngày
nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng
là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hoá khi log vô
tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do
một người duy nhất làm ra. Người này vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là
nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.
Nhân
đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet
thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng
dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.
Các
bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và
muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một
lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ
thật.
Cũng
vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai
cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết
người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn
bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách
keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.
Huỳnh
Chiếu Đẳng
*****
Bàn
về "Chuyện Thuốc" của Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng và Reply
Thử
điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ hoặc
người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều
được email và webpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”.
Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suýt chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.
Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
Huỳnh
Chiếu Đẳng (22-Jul-2013)
*****
REPLY
Một
đọan phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của
Tôi”)
“…Chẳng
hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn giản, chỉ
cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì có công hiệu rất tốt
cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv… thì nàng hỏi lại tôi bộ
miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là gạo, tại sao nấu cơm ăn hằng
ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở
thành “dược phẩm” là sao, vô lý quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang
gạo nấu nước “thánh” cho tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm,
tuy chìu ý tôi nhưng trong lòng không phục cho là what a silly vớ vẩn!
Có
một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này
chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng ráng đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm
chớ mùa hè thì lọai rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo
rau cỏ nào mà không có dược tính . Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải
nhiệt, khi nào nóng trong người uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó
thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải
bò luôn. Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào,
đậu nành, canh dưỡng sinh gì đó lung tung, thứ nào cũng chữa bá bệnh như
là thần dược. Tôi thì thứ nào cũng muốn thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng
thì nhứt định giữ vững lập trường không là không. Nàng nói thời buổi y học tân
tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn
không được, ở đó mà nghe người ta bày. Muốn bào chế một viên thuốc,
người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu chất trong đó chớ đâu phải đơn giản
một thứ một mà được. Phàm cái gì cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà
tống vào cho cố xác thì có hại chớ sao. Có thể nó chữa được bệnh này
nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì có khắc, có lành tính
thì cũng có ác tính. Vì vậy trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai
phát giác ra là có hại thế nào đó thì mình cũng không đến đổi nào, còn trở tay
kịp.
*****
Oct
28, 2014
Ông
Huỳnh Chiếu Đẳng: Khô mực tới bây giờ tôi không được biết người ta đã bỏ chất
gì vào trong đó, nhưng chính con khô mực có thành phần cholesterol rất cao. Khô
mực là một trong những thực phẩm có cholesterol cao ...
Nov
27, 2014
Huỳnh
Chiếu Đẳng (thêm 22-Nov-2014). Câu chuyện tablet được khá đông bằng hữu theo
dõi nên tôi gởi thêm để các bạn có nhiều tin tức hơn để mua được cái ưng ý.
Dưới đây là danh sách tablet được Consumer Reports ...
Oct
30, 2014
Trà
Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia
từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an
toàn, không có lợi cho sức khoẻ? Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất ...
Nov
25, 2014
Ông
Huỳnh Chiếu Đẳng: Thưa cô, khoai mì nó độc. Nó độc không phải là ăn khoai mì
độc hay gì đâu. Khoai mì, nhất là lá khoai mì, bông khoai mì có chứa một loại
acid gọi là acid cyanhydric. Đó là loại acid mà ngày xưa Đức ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.