Thursday, October 30, 2014

Chuyện lạ: Hải sản khô ruồi không dám đậu

image
Qua số điện thoại đường dây nóng của Báo Bình Thuận, nhiều bạn đọc phản ánh “chuyện lạ” nhiều cửa hàng bán các loại cá khô, mực khô… nhưng không có một con ruồi nào đậu vào.

Đây là loại sản phẩm vốn dĩ thu hút khá nhiều ruồi, kiến nhưng không biết bằng cách nào các cửa hàng này đã “trị tận gốc” tình trạng này. Từ thông tin bạn đọc cung cấp, chúng tôi đã lần theo dấu vết và phát hiện sự thật kinh hoàng phía sau những con cá khô vàng óng...

Ruồi “chạy xa”

image
Trong vai một người cần tìm mối hàng cung cấp cá khô, mực khô với số lượng lớn để đưa đi nơi khác tiêu thụ, chúng tôi đã đến nhiều chợ, khu vực chuyên phơi hải sản khô trên địa bàn TP Phan Thiết để tìm hiểu. Điều dễ nhận ra ở những nơi này không có bóng dáng một con ruồi, dù môi trường xung quanh rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng.

Trước đây, ở một tiệm bán cá khô, mực khô thường để một cây quạt nan, túi bóng đựng nước để đuổi ruồi. Nhưng hiện nay hầu như không còn cửa hàng nào làm việc này và cũng không có bóng dáng một con ruồi. Chọn một sạp bán hải sản khô thuộc dạng lớn nhất ở khu vực chợ tạm Phan Thiết để hỏi mua cá khô, chúng tôi được bà chủ cửa hàng chào đón nhiệt tình. Bà chủ cho biết đây là cá khô mới làm, được mua từ các ngư dân tự phơi ở phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

image
“Hàng mới về, chú cứ lấy về bán, hàng ở đây thì yên tâm không bao giờ thối, mốc meo đâu, có gì cứ đem đến đây đổi lại”, bà chủ khẳng định. Khi chúng tôi hỏi nếu vận chuyển ra Bắc, thời tiết khác ở trong Nam, khô cá để lâu có bị hư không. Ngay lập tức, bà chủ bảo đảm sẽ “bao sử dụng 1 năm”. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao khô để 1 năm không hư, có bí quyết gì không thì bà chủ sạp chỉ nói là “bí quyết” nghề nghiệp, rồi lãng sang chuyện khác.

image
Rời chợ tạm Phan Thiết, chúng tôi đến khu chuyên phơi hải sản không tên ở khu phố 5, phường Đức Long, TP. Phan Thiết. Khác hẳn với thái độ cáu gắt của bà chủ đồ khô trước đó, chủ vựa cá khô không biển hiệu này khá vui vẻ.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mua khô cá các loại với số lượng lớn để đem về bán lẻ. Nhưng thấy chúng tôi lo lắng chuyện bán hàng chậm, khô sẽ bị hư, lỗ là cái chắc thì bà chủ trấn an bằng cách chỉ dẫn cách bảo quản khô để bán được lâu hơn, cũng như cách “tút” lại hàng cũ sao cho giống y như hàng mới. Theo đó, muốn giữ hàng được lâu, không bị ruồi bu, kiến đục thì phải sử dụng chất diệt ruồi, kiến…

Muốn để lâu, phải dùng hóa chất

image
Bà chủ vựa cá khô này nói, cá khô hay mực khô là loại thực phẩm rất dễ bị kiến đục, muốn để lâu hay đem đi xa phải tẩm ướp rất kỹ. Nếu không chỉ vài ngày là hỏng, không bán được. Do cá khô rất dễ bị kiến đục nên phải xịt thuốc chống kiến. Sau 3 ngày, thuốc bay hơi hết nên khi đưa hàng ra chợ, người ta vẫn phải tiếp tục xịt thuốc diệt kiến (theo tìm hiểu của chúng tôi, chất diệt ruồi, kiến hiện nay thường được người phơi cá khô sử dụng là trichlorfon).

image
Hàng càng để lâu càng phải xịt nhiều thuốc. Tỉ lệ pha là khoảng 3 muỗng cà phê hóa chất với 10 lít nước và ngâm tất cả khô vừa mua vào khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rồi đem phơi nắng. Để cá khô khoảng 3 ngày cho bay hết mùi là mang ra bán ngoài chợ được. Với việc sử dụng chất này cá khô sẽ bảo quản được hơn 1 năm mà không sợ hư.

Nhìn khô tràn lan nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ con ruồi nào bâu, chúng tôi thắc mắc thì chị chủ chỉ trả lời ngắn gọn “chất đó ruồi nó kỵ lắm”. Hiện nay, khô cá được bày bán tràn lan trên thị trường từ chợ đến siêu thị. Tuy nhiên, việc phân biệt khô cá có sử dụng chất bảo quản trichlorfon hay không là điều khó nhận biết đối với người tiêu dùng.

image
Hùng, người từng nhiều năm làm công cho các vựa cá khô lớn trên địa bàn TP. Phan Thiết cho biết, không riêng cá khô mà cả tôm khô cũng thường được tẩm ướp hóa chất khá nhiều. Tôm nguyên liệu mua về được phân loại. Loại ngon chế biến riêng, phơi ở những nơi có nền xi măng và có người coi ngó cẩn thận. Còn tôm loại thường hoặc “có vấn đề” được luộc sơ, lột vỏ, tẩm ướp gia vị, hóa chất, trong đó không thể thiếu phẩm màu để tôm săn cứng và màu sắc bắt mắt.

image
Một kỹ sư chuyên ngành chế biến hải sản cho biết: Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu. Đối với những cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn. Nhưng ở những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng hóa chất rất tùy tiện, không theo đúng quy định. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm cá khô “ruồi không dám đậu”, chúng tôi còn chứng kiến cách sơ chế cá sẽ mang bệnh cho người tiêu dùng.




Mai Vân

*****

Oct 28, 2014
Trà Mi: Có hai nguồn gốc, một là chất phụ gia từ thiên nhiên, hai là chất phụ gia từ các hoá chất, vậy chắc có lẽ không phải tất cả các loại phụ gia đều không an toàn, không có lợi cho sức khoẻ? Ông Huỳnh Chiếu Đẳng: Chất ...

Mar 21, 2013
Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui ...

Jul 27, 2012
Như vậy có thể thấy cả tăm tre dùng trong mỗi gia đình người Việt và tăm tre ở hàng quán đều chắc chắn ngâm tẩm chung những thứ hóa chất, ở mức sơ đẳng ai cũng biết độc hại trừ các cơ quan kiểm định của chế độ cầm ...

Sep 30, 2013
Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại ...

Jul 22, 2012
TS. Mai Thanh Truyết: “Từ bao lâu nay chúng ta đã nghe nói nhiều đến sự độc hại trong các loại thực phẩm chế biến từ Trung Quốc, từ Việt Nam, nhưng chỉ 'nghe nói' mà không có dẫn chứng cụ thể; do đó hôm nay tôi muốn ...

Jul 21, 2014
Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc, như đã bị phanh phui .

image

Đỉnh cao quyền lực không còn tôn trọng
Nhiều trang web ở Việt Nam bị phạt tiền & giấy phé...
Bùa mê hay bùa ngải có thật hoặc không có thật?
Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin?
Hồ bơi: Kỳ thị tôn giáo?
Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Khi người đàn bà bước vào nhà thờ
Viết cho ai?
Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Sing...
Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển
Ánh sáng Điếu Cày
Y tá Nina Phạm được ‘chữa khỏi Ebola’
Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Thả Điếu Cày 'đem lại hy vọng'
Bấm trên hình coi video
Jimmy Carter: Vị Tổng Thống của Thuyền Nhân
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Tình cuối
Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'
Thăm dò dư luận
Ben Bradlee: khiến Nixon mất chức
Heo bơm nước
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung...
Nhạc ... Vẹt

1 comment:

  1. Mommy, em đừng bao giờ nhận những loại hải sản từ Việt Nam và Tàu mà người ta biếu nữa nhé, Daddy không ăn nữa đâu và cũng đừng bao giờ mua chúng ở các chợ VN và Tàu dù chúng được bán tại Mỹ, nhớ nghe Mommy- Gia đình chúng ta không muốn bị chết, bị bệnh hoạn bởi những bọn người vô lương tâm này.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.