Nhà
thơ Kiên Giang, tên thật Trương Khương Trinh sinh ngày 17/2/1929 tại Kiên Giang
đã từ trần lúc 6h30 sáng nay (31/10) tại BV Nguyễn Tri Phương sau nhiều ngày
hôn mê sâu vì đột quỵ.
Khi
tôi xuất hiện trên văn đàn với tư cách một nhà thơ, lúc ấy, nhà thơ Kiên Giang
đã hoạt động hẳn bên sân khấu. Rồi tình cờ một buổi sáng nọ, Kiên Giang đã tặng
tôi tập thơ tuyển Hoa trắng thôi cài trên áo tím (NXB Văn Học), in
theo khổ 20x 26cm. Tôi cảm động hết sức vì đã tìm lại được ở đó nguyên vẹn
những cảm xúc của tuổi nhỏ qua những tập thơ Hoa trắng thôi cài trên áo
tím, Quê hương thơ ấu, Lúa sạ miền Nam… do NXB Phù Sa in từ thập niên 1960 mà
tôi đã từng đọc.
Có
những nhà thơ đã để lại những vần thơ mà thế hệ sau cứ ngỡ là ca dao. Đó là
những câu lục bát của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bàng Bá Lân… rồi bây giờ là
Kiên Giang. Ít ai ngờ rằng, những câu hát quen thuộc trong trí nhớ nhiều thế hệ
như: “Đói lòng ăn nửa trái sim / Uống lưng bát nước đi tìm người
thương” hoặc “Ong bầu đậu đọt mù u / Lấy chồng càng sớm tiếng ru
càng buồn”… chính là thơ của Kiên Giang.
Nhà
văn Sơn Nam
từng tâm sự: “Một cuộc đời lăn lóc, chẳng bao giờ khấm khá, về già làm chuyện
ái hữu, tương tế, quả là thành đạt, không xấu hổ với đất nước. Đây là một người
bạn cùng xóm, cùng làng, cùng xứ U Minh mà tôi lấy làm tự hào và thật lòng ca
ngợi”.
Thời
kháng chiến chín năm, Kiên Giang đã được gặp nhà thơ lừng danh Nguyễn Bính mà
ông kính trọng như người thầy. Sự gặp gỡ này đã giúp ích nhiều cho Kiên Giang
trong sáng tác. Nhiều bài thơ của ông viết trong thời gian này như Tiền và
lá - nhiều người lại lầm tưởng là thơ Nguyễn Bính!
Trong
bài thơ này có những câu hay như:
"Kiếp tôi là kiếp làm thơ,
Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi.
Tiền không là lá em ơi!
Tiền là giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em".
Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi.
Tiền không là lá em ơi!
Tiền là giấy bạc của đời in ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà,
Cho nên mới được gọi là chồng em".
Trong
dòng văn học yêu nước trước 1975, gương mặt thơ Kiên Giang không lẫn lộn với
một ai khác. Nhà văn Sơn Nam
hoàn toàn có lý khi nhận xét: “Kiên Giang nhúng hồn thơ trong niềm đau và hào
khí của người miền Nam
đã dày công khai phá đất đai mở rộng chân trời xanh, phản ánh ít nhiều đường
nét linh động thâm trầm của nền văn minh miệt vườn”. Thật vậy, những vần thơ
của ông ngùn ngụt sức sống và bát ngát hào khí của vùng đất:
"Lúa lặn xuống tránh
mùi tanh thuốc súng
Thân lúa mềm nhưng dẻo bền chân đứng
Đứng cùng người cùng lịch sử miềnNam
Dù đớn đau bầm giập chẳng rên than
Khi gục xuống là hẹn hò quật khởi"
Thân lúa mềm nhưng dẻo bền chân đứng
Đứng cùng người cùng lịch sử miền
Dù đớn đau bầm giập chẳng rên than
Khi gục xuống là hẹn hò quật khởi"
Chính
vì thế những vần thơ ái quốc của ông đã không thoát được lưỡi kéo kiểm duyệt
khắc nghiệt của chế độ cũ. Lật lại Lúa sạ miền Nam thì thấy bài thơ
này bị kiểm duyệt 43 câu, bài Bàn tay phấn bị bỏ nguyên bài 36 câu,
bài Giở bài chòi bị bỏ trọn bài 14 câu, bài Tiếng ru ba miền bị
bỏ 13 câu, v.v… Thế đó, không nao núng và thỏa hiệp, Kiên Giang vẫn bền chí
hướng vần thơ của mình theo con đường đã chọn - dù đôi ba lần cũng ngồi tù
chính trị như những người cầm bút chân chính khác. Ông là người đầu tiên dùng
thơ để tôn vinh cái chết của nữ liệt sĩ Quách Thị Trang là người đã công khai
tuyên bố:
"Người và lúa từ đầu mùa kháng chiến
Ôm ghì nhau dựng trường thành chiến tuyến
Ngọn tầm vông đối diện với giày đinh
Súng pháo tre át tiếng súng đồng
Khi trái tim cản đầu xe thiết giáp"
Ôm ghì nhau dựng trường thành chiến tuyến
Ngọn tầm vông đối diện với giày đinh
Súng pháo tre át tiếng súng đồng
Khi trái tim cản đầu xe thiết giáp"
Điều
lạ lùng ở thơ Kiên Giang là bao giờ trong những vần thơ hào khí ấy, chúng ta
cũng đều thấy hiện lên bà mẹ Việt Nam hồn hậu, nhân ái mà lúc tuyệt vọng nhất
“Men đời đắng lắm mẹ hiền ơi!” thì ông đều tìm sự an ủi, vỗ về của mẹ.
Do
đó, không phải ngẫu nhiên mà bài thơ Ngủ bên chân mẹ được bạn đọc Tạp
chí Kiến Thức Ngày Nay bình chọn là bài thơ hay nhất của năm 1992.
Nếu bà mẹ của thi hào Baudelaire ngửa mặt lên trời mà gào tại sao trời bắt con
bà phải làm thi sĩ, thì mẹ Kiên Giang chỉ nhỏ nhẹ: “Mẹ biết con làm cái nghề
này, chết đói, nhưng mẹ nghe được bài thơ rồi thì quý lắm, không có gì đổi
được”. Ngẫm nghĩ lại mà rưng nước mắt.
Bây
giờ, nhà thơ Kiên Giang của chúng ta đã về Đất Mẹ. Linh cữu ông được quàng tại
Nhà Tang lễ TPHCM, sau đó, ngày 3/11/2014 sẽ an táng tại Nghĩa trang Chánh Phú
Hòa (Bình Dương), cạnh mộ nhà văn Sơn Nam .
Vĩnh
biệt ông, tôi tin rằng, có một điều chắc chắn: Kiên Giang - hồn thơ của miền Nam đất Việt -
đã không đi chệch hướng “Lành mạnh, thanh cao, vị tha và ái quốc” mà nhà phê
bình văn học Thiếu Sơn (1907-1978) đã nhận định từ thập niên 60.
*****
ĐẸP HẬU GIANG
Đây Hậu Giang ! Đây Hậu Giang !
Nhánh sông gắn bó Cửu Long
Giang
Phù sa cuộn chảy trong
dòng nước
Khói sóng hòa hơi thở xóm
làng.
Nơi đây đời sống thanh bình lắm
Với đất phì
nhiêu nước Hậu Giang
Vú sữa Cần Thơ căng ý mọng
Sầu riêng Long Mỹ nhớ mang mang.
Muối Bạc Liêu mặn tình biển cả
Tiêu Hà Tiên nồng ý quê hương
Thơm tho gói thuốc mùi Cao Lãnh
Cá cháy bùi ngon vị Sóc
Trăng.
Gạo móng chim thơm mùi rạ ngọt
Nấu nồi Hòn Đất, lò Hòn Me
Chụm than đượm lửa lòng cây đước
Ôi lửa Cà Mau đẹp ý quê !
Tàu mật cật em chằm nón lá
Anh đội đầu che nắng chang chang
Sáng cày, khuya cấy, chiều phăng lưới
Anh nhớ tâm tình gái Hậu Giang.
Năm nao thiếu áo không mùng ngủ
Sao nhớ bàn tay gái Thất Sơn
Đêm tối nhổ bàng đương đệm nóp
Mặc cho tiếng súng vọng bên đồn.
Qua mùa nước nổi vùng
Châu Đốc
Nhờ lá Cà Mâu với lóng tre
Cọng choại U Minh
thương luộc lạt
Đèn khuya mới sáng giữa nhà bè.
Hòn Tre, Phú Quốc dù xa bãi
Vẫn nối tình
thương mảnh đất liền
Nước biển phù sa
trào máu đất
Đất bồi cho
máu trở về tim.
Nếu thiếu lá dừa soi bóng nước
Thiếu bông lúa trổ, búp măng tre
Cánh diều không vút trên lưng gió
Thì chết trong lòng những ý quê !
Nếu cô thôn nữ ngừng câu hát
Nếu bạn thương hồ bặt tiếng ca
Nước bạc trường giang không chảy nữa
Hoa bần thôi rụng xuống phù sa !
Nhớ lại năm
nao, ngày chạy loạn
Hậu Giang trầm mặc giữa niềm kinh
Mùi diêm thuốc súng mờ hương khói
Chuông vọng niềm đau
khóc thái bình.
Trở lại xóm dừa mùa lửa loạn.
Ngồi trên bến cũ lắng không gian
Vô tình tôi vớt trong lòng nước,
Giọt máu miền Nam ,
máu Hậu Giang.
Nước chảy một dòng ra biển cả
Vẫn mang tình nước Cửu Long Giang
Sông ơi ! Dù nước ra khơi biển
Vẫn nhớ chan
hòa Hậu Giang !
Cần Thơ, 1955 - KIÊN
GIANG
(Theo bản in trong
“Tìm hiểu đất Hậu Giang” của Sơn Nam )
*****
HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN
ÁO TÍM
Tác giả: Kiên Giang
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh
Quen biết nhau qua tình lối xớm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường
Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi
Sau mười năm lẽ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xớm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xớm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẽ thù
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẽ thù
Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi
Xe tang đã khuất nẽo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
Lê
Quốc Minh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.