Ở
tuổi 17, Malala Yousafzai là người nhận giải Nobel hòa bình trẻ nhất trong lịch
sử hơn trăm năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
Ngày
9 tháng 10 năm 2012, trên một chiếc xe buýt, Malala Yousafzai (sinh năm 1997)
và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi
cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora , Pakistan
thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là
Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em
quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được
Malala. Không nói không rằng, một tên giơ súng lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành!
Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng
cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala
khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.
Hai
tên sát thủ ấy thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan Taliban vốn hoạt động rất mạnh
trong khu vực Mingaro , Pakistan .
Vấn
đề là: Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh mới 15 tuổi
như vậy? Lý do: Taliban ra lệnh cấm toàn bộ phụ nữ đến trường và tham gia các
hoạt động xã hội. Với chúng, phụ nữ, từ trẻ em đến người lớn, không cần biết
chữ và chỉ được phép quanh quẩn trong nhà. Mà Malala lại không chấp nhận điều
đó. Em vẫn bướng bỉnh đến trường, hơn nữa, còn cổ vũ các bạn nữ của mình đến
trường.
Việc
cổ vũ của Malala có tầm ảnh hưởng rất rộng, khi em, vào năm 2009, lúc mới 12
tuổi, nhận viết blog cho đài BBC tại Anh. Trong các bài viết, Malala mô tả cuộc
sống tại quê nhà của em, Swat
Valley , nơi Taliban đang
chiếm đóng.
Em
hô hào việc phổ cập giáo dục cho phụ nữ, một điều trái với chủ trương của
Taliban. Năm sau, báo New York Times cử phóng viên Adam B. Ellick sang Pakistan làm
một bộ phim tài liệu về cuộc đời của em, từ đó, tên tuổi em vang dội khắp nơi
như một nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt nữ quyền trong một quốc gia Hồi
giáo. Chính vì thế, Taliban xem em như một kẻ thù và ra lệnh phải hạ sát em.
Bản án tử hình em được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa phương, thậm chí, còn
được nhét dưới cửa nhà em. Cảnh giác, nhưng Malala không hề sợ hãi. Em vẫn tiếp
tục đến trường và tiếp tục vận động các bạn gái của mình đi học. Hậu quả là em
bị bắn trên chuyến xe buýt của trường.
May,
dù bị trọng thương nhưng em vẫn không chết. Các bác sĩ Pakistan đã tận
tình cứu chữa cho em qua khỏi cơn nguy hiểm ban đầu. Nhiều bệnh viện lớn ở Tây
phương hứa sẽ điều trị cho em. Gia đình em chọn bệnh viện Queen Elisabeth
Hospital Birmingham ở Anh, nơi nổi tiếng điều trị các quân nhân bị thương tật.
Sau mấy tháng nằm viện, sức khoẻ của em được khôi phục. Đầu năm 2013, em đi học
trở lại tại Birmingham .
Hơn nữa, em lại tiếp tục cuộc vận động cho quyền được đi học của phụ nữ.
Tháng
7 năm 2013, Malala được mời nói chuyện tại trụ sở Liên Hiệp Quốc về vấn đề phổ
cập giáo dục; tháng 5, 2013, em được nhận bằng Tiến sĩ danh dự của trường
University of King’s College tại Halifax, Canada; mấy tháng sau, nhận được giải
Sakharov về tự do tư tưởng của Quốc hội Âu châu. Dần dần em trở thành một thiếu
niên (teenager) nổi tiếng nhất trên thế giới. Khẩu hiệu “Tôi là Malala” (I am Malala)
xuất hiện trong hầu hết các cuộc vận động giáo dục cho nữ giới, kể cả chiến
dịch phổ cập giáo dục do Uỷ ban Giáo dục Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tổ chức.
Báo Times, số ra ngày 29 tháng 4 năm 2013 xếp Malala vào danh sách 100 người có
ảnh hưởng nhất thế giới, ở đó, hình của em được đăng ngay trên trang bìa.
Và
bây giờ, em nhận được giải Nobel Hoà bình (cùng với Kailash Satayarthi, người
Ấn Độ). Ở tuổi 17, em là người nhận giải Nobel trẻ nhất trong lịch sử hơn trăm
năm của giải thưởng có uy tín nhất thế giới này.
Qua
báo chí Tây phương, người ta nhận thấy phản ứng đối với Nobel Hòa bình năm nay
khá tốt. Hầu hết đều cho Malala (và Kailsh Satayarthi) xứng đáng. Em không
những thông minh và dũng cảm mà còn là người có viễn kiến về một tương lai nhân
loại bình đẳng, nơi mọi trẻ em, bất kể nam hay nữ, giàu hay nghèo, đều có cơ
hội học tập. Nhưng quan trọng hơn hết, qua việc trao giải thưởng này, tấm gương
của Malala càng sáng rực, trở thành nguồn ý thức và nguồn cảm hứng cho nhiều
người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Thứ
nhất, nó nhắc nhở mọi người về tội ác dã man của Taliban, nhóm Hồi giáo cực
đoan lâu nay vẫn gieo rắc kinh hoàng ở khắp nơi. Thường, người ta vẫn biết tội
ác của nhóm này. Nhưng cũng thường, bận bịu với những lo toan trong đời sống
hàng ngày, người ta dễ quên bẵng đi. Taliban dường như thuộc về một thế giới
khác. Cách đây hai năm, trước sự việc một cô bé ngây thơ, mới 15 tuổi đầu, bị
bắn một cách tàn nhẫn như vậy, người ta mới sững sờ và thấm thía hơn về tính
chất man rợ của những kẻ cuồng tín.
Càng
thương Malala bao nhiêu, người ta càng căm ghét Taliban cũng như các lực lượng
Hồi giáo cuồng tín bấy nhiêu. Lần đầu tiên tại Pakistan , tất cả các đảng phái
chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành
động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala. Phát biểu trước
bệnh viện Birmingham ở Anh trong chuyến thăm
viếng Malala đang được điều trị, ông Yousafzai, bố của Malala, tuyên bố: “Khi
Malala ngã xuống, nước Pakistan
đứng dậy và cả thế giới trỗi lên.”
Bây
giờ, với giải Nobel hòa bình dành cho Malala, người ta càng nhận ra nhu cầu
đoàn kết với nhau để chống lại những kẻ cuồng tín và chà đạp lên những quyền
căn bản của con người.
Thứ
hai, tấm gương của Malala khuyến khích giới phụ nữ lên tiếng để tranh đấu cho
quyền lợi và phẩm giá của họ. Ở vào thời điểm đầu thế kỷ 21, ở khá nhiều quốc
gia, phụ nữ vẫn bị bóc lột và áp bức không khác gì thời trung cổ. Sự đàn áp phụ
nữ, ở nhiều nơi, mang màu sắc tôn giáo. Người ở ngoài lên tiếng phê phán dễ bị
cho là kỳ thị. Malala thì khác: Em theo đạo Hồi. Tiếng nói của em là tiếng nói
của người trong cuộc, do đó, dễ có sức thuyết phục hơn.
Cuối
cùng, không chừng quan trọng nhất, tấm gương của Malala cổ vũ cho những người
trẻ tuổi tự tin hơn trong việc dấn thân vào các hoạt động làm thay đổi xã hội,
thậm chí, thế giới. Malala hiện nay mới 17 tuổi. Em tham gia vào hoạt động
tranh đấu cho quyền đi học của nữ giới lúc mới 11, 12 tuổi. Dạo ấy, có lẽ hiếm
có người tin tưởng là em có thể làm nên được việc gì. Vậy mà em lại làm được.
Hơn nữa, em hoàn toàn không có điều kiện thuận lợi nào cả. Sinh ra ở một miền
quê nghèo khổ, để tranh đấu, em phải đối diện với bao nhiêu nguy hiểm. Vậy mà
em vẫn vượt qua được.
Cùng
với tấm gương của Josua Wong trong cuộc biểu tình tại Hong Kong mấy tuần qua,
Malala Yousafzai là nguồn cổ vũ lớn cho giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới,
trong đó, có cả Việt Nam.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
*****
Oct
16, 2013
Buổi
hội thảo The Next Malalas hay Những Malala kế tiếp được đặt tên theo thiếu nữ
người Pakistan Malala Yousafzai, 15 tuổi, bị quân Taliban bắn trọng thương vào
đầu cách đây một năm vì những nỗ lực cổ vũ đem giáo ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.