Wednesday, October 22, 2014

Ở tù hay lưu vong?

image
Blogger là một tù nhân chính trị nổi bật ở Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.
Sự kiện ông được thả là kết quả của những vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế với chính phủ Mỹ nhằm đem lại ảnh hưởng tích cực trong khi hai nước đang có những bước tiến để nâng quan hệ lên tầm mức cao hơn.
Trường hợp ông Hải bị án tù 12 năm với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” đã được chính giới Mỹ quan tâm từ nhiều năm qua. Tổng thống Barack Obama phát biểu trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 2012 đã nhắc đến Điếu Cày như một thí dụ về sự thiếu tự do báo chí ở nhiều nơi trên thế giới.
Ông Hải cũng đã được Hội Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải tự do báo chí.

Khích lệ

Trước những yêu cầu của Washington, Hà Nội thả Điếu Cày, như một tín hiệu tích cực để đáp lại việc Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, để dễ dàng hơn cho Hà Nội trong việc thương thảo gia nhập TPP và xa hơn là để tạo cơ hội thuận tiện cho Tổng thống Barack Obama ghé thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Việc Việt Nam thả tù nhân lương tâm là điều khích lệ cho những ai đang dấn thân tranh đấu cho quê hương vì họ biết rằng thế giới không quên những khao khát tự do, dân chủ của dân Việt.
Nhưng để có nhân quyền, tự do dân chủ thì con đường vẫn còn dài và gian nan.

Từ bao năm qua, trước công luận và những yêu cầu của thế giới, Hà Nội luôn nói rằng họ không giam tù chính trị, mà chỉ bỏ tù những ai phạm luật.

image
Hà Nội được cho là 'trao đổi' tù nhân chính trị để đổi lấy việc nhượng bộ của Mỹ
Những tù nhân chính trị ở Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm”, đã vi phạm những điều luật nào?
Tòa án tại quốc gia này thường dùng các điều 79, 88 và 258 để kết án những ai phát biểu quan điểm bất đồng với nhà nước. Họ bị kêu án với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay lợi dụng tự do dân chủ để phá hoại tình đoàn kết dân tộc.
Thực tế họ đã làm gì phạm luật? Điếu Cày xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Basam Nguyễn Hữu Vinh làm blog tổng hợp tin tức. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng phản đối Trung Quốc hung hăng trên biển.
Trần Khải Thanh Thủy, Lê Quốc Quân bênh vực dân oan, nêu lên những tệ nạn xã hội. Những chức sắc tôn giáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính đòi tự do tôn giáo.
Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương cổ vũ thành lập công đoàn độc lập.
Nhờ can thiệp của quốc tế nhiều người đã được thả. Riêng Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ.

Còn vài chục tù nhân lương tâm

image
Luật sư Lê Quốc Quân nằm trong số những người mà Washington muốn Hà Nội thả
Theo các tổ chức nhân quyền hiện còn vài chục tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Đối với người trong nước Hà Nội sẵn sàng bỏ tù, sách nhiễu, cấm cản di chuyển. Với người Việt hải ngoại, Hà Nội phản bác lại việc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ bằng cách nối kết những hoạt động này với biểu tượng cờ vàng.
Truyền thông trong nước cũng thường đưa ra lập luận rằng người hải ngoại tranh đấu chỉ vì muốn khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng hòa đã chết từ lâu.
Trong thập niên 1980 và đầu 90 những người lên tiếng cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam là nhiều người đã có những gắn bó với sinh hoạt tại miền Nam trong hai mươi năm, như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Văn Huy, Chân Tín, Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Đan Quế.
Sau có những tiếng nói từ miền Bắc của Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Dương Thu Hương; hay từ những người miền Nam từng theo cộng sản như Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, Bảo Cự, Tạ Bá Tòng, Lữ Phương.
Khoảng mười năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ từ mọi miền đất nước đã dấn thân tranh đấu: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy, Đinh Nguyên Kha, Phan Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương.
Họ không có liên hệ đến quá khứ chiến tranh mà lớn lên trong một đất nước thống nhất. Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dù thông tin bưng bít, dù bị tuyên truyền, nhưng họ đã nhìn ra những sai lầm trong chính sách, những bức xúc trong xã hội và có những trăn trở về sự độc lập, vẹn toàn lãnh thổ.
Họ nhận ra rằng quyền căn bản của dân ghi trong Hiến pháp đang bị chà đạp. Họ nhìn thấy nguy cơ đất nước bị Trung Quốc xâm chiếm ngày một lớn. Họ đã lên tiếng. Họ muốn bày tỏ lòng yêu nước.

image
Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã phải sống lưu vong sau khi ra khỏi tù ở Việt Nam
Và nhiều người đã phải vào tù. Nếu chưa bị bắt thì bị quấy nhiễu trong công việc, gia đình bị bao vây nhiều phía, từ đi lại đến đời sống kinh tế. Nhiều người khác bị buộc phải sống lưu vong.
Trong thập niên 1990, những người tù như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm bị trục xuất khỏi Việt Nam trong khi đang thi hành bản án do nhà nước áp đặp lên.
Mấy tháng trước Cù Huy Hà Vũ đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Hôm qua, Hà Nội lại đưa Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thẳng từ nhà tù ra sân bay để đi Mỹ.
Xã hội Việt Nam ngày nay có tiến bộ và cởi mở hơn so với những năm ngay sau chiến tranh, nhưng cách đối xử của chính quyền cộng sản Việt Nam với những người bất đồng chính kiến, với tù nhân lương tâm vẫn không thay đổi.
Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam nay không phù hợp xu thế thời đại. Các điều 79, 88, 258 luật hình sự là phản tiến bộ.
Qua các vụ xử tù nhân lương tâm, những ép buộc người bất đồng chính kiến phải lựa chọn ở tù hay lưu vong, như sự kiện Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, lãnh đạo Hà Nội khó có được một cái nhìn thiện cảm của thế giới.


Bùi Văn Phú

*****

Mỹ hoan nghênh trả tự do cho Điếu Cày

image
Nhiều tổ chức nhân quyền đã vận động trả tự do cho Điếu Cày
Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã kêu gọi những nhà hoạt động khác đang còn ở trong nhà tù ở Việt Nam 'hãy mạnh mẽ lên'.
Trước đó, hôm thứ Ba ngày 21/10, ông Hải, người bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù về tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước', đã được đưa từ nhà tù ở Nghệ An ra thẳ̀ng sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đáp máy bay với đích đến là Los Angeles, Hoa Kỳ.
Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều đã phản ứng về việc thả tự do cho blogger Điếu Cày.

Không nên khen Hà Nội

image
Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói:
''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.
''Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên, cố gắng lên để xứng đáng với lòng mong mỏi của tất cả mọi người''
"Freedom (Tự do) cho Việt Nam", ông hô lên với sự hưởng ứng của hàng chục người đứng xung quanh.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng vừa lên tiếng rằng ‘không nên ca ngợi Hà Nội’ trong việc blogger Điều Cày vừa được thả khỏi nhà tù và cho sang Mỹ.
“Việc blogger Điếu Cày được tự do là một tin tốt lành nhưng không ai có thể lúc nào quên rằng lẽ ra chính quyền không được bỏ tù ông. Chính phủ Việt Nam đã ngược đãi ông một cách khắc nghiệt trong nhiều năm bởi vì ông có dũng cảm để phát biểu chính kiến của mình và nói lên những sự thật không mấy dễ chịu mà các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không muốn lan truyền trên Internet,” thông cáo của HRW dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á, của HRW nói.
Ông Robertson nói thêm:
"Không nên ca ngợi Hà Nội vì đã buộc ông Điếu Cày sống lưu vong như là cái giá cho sự tự do của ông.
Thả một blogger không thay đổi được gì các điều luật trấn áp của chính quyền Việt Nam cho phép họ xử tội hình sự những ai phát biểu ý kiến một cách ôn hòa bất cứ lúc nào.
Chừng nào mà chính quyền Việt Nam không nghiêm túc cải cách để loại bỏ cái gọi là ‘an ninh quốc gia’ ra khỏi Bộ Luật Hình sự thì không có nhà hoạt động nào được an toàn cả.
Các độc giả của Điều Cày sẽ vẫn đọc được những bài blog của ông từ Mỹ, nhưng điều này sẽ không thay đổi thực tế là các blogger khác thay thế Điếu Cày ở Việt Nam sẽ phải chịu sự sách nhiễu có hệ thống của ông an như Điếu Cày đã từng trải qua.”

Ông Hải muốn đi Mỹ

image
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, đồng thời cho biết ông Hải đã quyết định sang Mỹ sau khi ra tù.
Hoa Kỳ “hoan nghênh quyết định trả tự do cho người tù lương tâm của nhà cầm quyền Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf, nói trong buổi họp báo ngày 21/10.
“Ông [Điếu Cày] đã quyết định sang Hoa Kỳ sau khi ra tù và đã đến nơi vào ngày 21/10 (giờ Hoa Kỳ),” bà cho biết thêm.
“Chúng tôi đã không ngừng kêu gọi trả tự do cho ông và những người tù chính trị khác tại Việt Nam.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên BBC, Suzanne Kianpour, về việc liệu sẽ có thêm các tù nhân lương tâm khác được trả tự do trong thời gian tới hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đáp: “Chúng tôi hy vọng là có”.
Khi được yêu cầu xác minh tin nói ông Hải đã bị “ép phải xuất cảnh” sau khi được trả tự do, bà Harf nói “Tôi sẽ xác minh lại với chính quyền Việt Nam về vấn đề này. Chúng tôi biết rằng ông đã quyết định sang Mỹ” sau khi ra tù.
Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.
Trước đó, ông thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

image
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói ông Nguyễn Văn Hải đã "quyết định sang Mỹ" sau khi được trả tự do
Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.
Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.
Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.
Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.

Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.

*****

1 hour ago
Blogger Điếu Cày được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo. Ông được trao giải Tự do Báo chí .

23 hours ago
Blogger Điếu Cày được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo. Ông được trao giải Tự do Báo chí ...

Aug 08, 2014
Nguyễn Trí Dũng - Hôm nay ngày 8 tháng 8, chúng tôi đã nhận được giấy mời từ Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Quận 3 với nội dung "mời" đại diện gia đình ông Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày) đóng án phí bốn trăm ngàn ...

Sep 19, 2012
Báo cáo mở đầu bằng câu chuyện về blogger Nguyễn Văn Hải, được biết đến qua bút danh Điếu Cày, bị bắt hồi năm 2008. Ông Điếu Cày đã tham gia và tường thuật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2007.

image

Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!
Hai con khỉ già
Có những sự thật không cãi được...
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican
Điếu Cày: bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ
Chiến thuật nghiệt ngã của Mỹ ở Trung Đông
Kỳ tích sông Hàn
Dầu rớt giá ảnh hưởng chính trị và kinh tế?
Để dân không còn phải 'quan tài diễu phố'
VN & Vatican ‘muốn khôi phục bang giao’
Điều trị thử nghiệm Ebola bỏ qua các rào cản luật ...
R.I.P: Cha cựu chánh xứ CTTĐ_VN Phêrô Hoàng Vă...
Căn cứ tàu ngầm quan trọng nhất của Hải quân Mỹ
Người thật chuyện giả
Việt Nam: 40 năm sau dưới ống kính của nhiếp ảnh g...
Chính phủ dân chủ
Kiểu bán hàng “chờ chửi” ở Hà Nội
Thư gửi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô
Bạo loạn ở tây nam Trung Cộng
TBT Trọng có dám ‘đập bình diệt chuột’?
Những biện pháp trừng phạt có hiệu quả đối với Nga...
Những người dưới đây nếu ăn đậu phộng
Sự kiện Hong Kong làm Đài Loan cảnh giác TC
Houston Chronicle: Hubert Vo for a sixth term
WHO: Triển vọng sớm chấm dứt dịch Ebola không khả ...
Tỉ phú làm từ thiện ở TC
Cuộc phản kháng ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn
Nhân viên y tế LHQ chết vì Ebola ở Đức
Ebola có thể bay trong không khí
Tâm tình cô gái gốc Việt từ Mỹ sang Hong Kong tham...
Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'
Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?
Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không?
Đất độc khó sinh quả ngọt
Giá trị dân chủ không phải là công cụ phục vụ tuyê...
Chồng Tây?!
Cô Nina Phạm bị lây nhiễm Ebola ở Dallas, Texas
Bàn tay nhuốm máu của Hồ Chí Minh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.