Công an TP. Hồ Chí
Minh phát “tờ rơi” cho du khách nước ngoài
Công an TP.HCM đã "sáng tạo" ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?
Dư luận chưa hết ngỡ
ngàng về cách xử lý của lãnh đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh đối với nhóm cảnh
sát giao thông “xem ví và nhận tờ rơi” của người vi phạm giao thông thì nay lại
sửng sốt gấp bội khi thấy công an thành phố này đi phát tờ rơi cho khách du lịch.
Nội dung tờ rơi được
công an đưa đến tận tay những du khách nước ngoài.
Để chống các tệ nạn
trên đường phố, công an (CA) (phường Phạm Ngũ Lão) quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đã tổ chức phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước
ngoài phải tự bảo vệ tài sản cá nhân khi đi lại nơi công cộng.
Xin trích dẫn một số
dòng trên tờ rơi bản tiếng Anh: [1]
Violent crime is
very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid
wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and
phone.
(Tội phạm bạo lực rất
hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người,
không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện
thoại di động)
Do not trust the
taxi meter… (đừng tin vào đồng hồ trên
xe taxi)
Ripping off
unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable
companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi.
( Đây là hành động
móc túi hành khách một cách trắng trợn của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn
các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
Nếu để ý kỹ trang phục,
mũ bảo hiểm của hai tên cướp túi xách in ở góc trên bên phải tờ rơi, (nhất là
mũ bảo hiểm) người ta không cho rằng đó là hình ảnh ngổ ngáo của bọn tội phạm,
bạn đọc hãy tự đánh giá xem trông giống ai?
Dù ra đời nhờ tổ
chim chích, nhưng khi vừa mới nở, Tu hú đã dùng sức mạnh đẩy chim chích non, những
quả trứng còn lại rơi xuống đất, để nó độc chiếm cái tổ...
Đọc xong những dòng
chữ in trên tờ rơi này, người Việt (và đương nhiên cả người nước ngoài) buộc phải
cho rằng Công an TP.HCM đã “sáng tạo” ra phương cách “tốt nhất” nhằm bôi nhọ
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và cũng là bôi nhọ thanh danh chính đội
ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước.
Cảnh báo tội phạm
không phải là hiếm tại các thành phố lớn trên thế giới, nhưng công an sở tại
lưu ý người nước ngoài rằng tại thành phố mình đang quản lý “tội phạm bạo lực rất
thường xảy ra”, còn đồng hồ đo trên taxi đều “không thể tin được” thì mới thấy
lần đầu tại TP.HCM – Việt Nam. Không chỉ có thế, việc một cơ quan nhà nước khuyến
cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mailinh còn là
hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn
thành phố.
Tất cả các từ mà người
lịch thiệp có thể dùng để bình luận về nội dung tờ rơi này như “ấu trĩ, thiếu
hiểu biết, bất lực…” đều không lột tả hết những gì mà người dân muốn nói.
Tại Hội trường Quốc
hội, Đại tướng Trần Đại Quang cho rằng “lực lượng thù địch và tội phạm tìm mọi
cách chống phá lại các mục tiêu ổn định và phát triển của ta, chính vì vậy phải
đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại “vùng cấm” trong phòng
chống tội phạm”.
Chủ trương và quyết
tâm của lãnh đạo Bộ Công an là như vậy nhưng vì sao người dân thành phố HCM buộc phải kêu lên: “Buổi tối chưa đến 18g mà nhà nhà đều lo đóng kín cửa.
Muốn buôn bán chút đỉnh để kiếm sống cũng không được, khi bưng cái bàn ra thì mất
cái bàn, đưa cái ghế ra mất cái ghế! Buổi sáng mở cửa ai cũng nơm nớp lo không
biết trước nhà có người nào chết bởi sốc hoặc thiếu ma túy không (một người dân
cho biết chỉ trong một tháng đã có ba người chết ngay trước cửa nhà mình). [2]
Một báo điện tử có
tiếng tại Hà Nội đã cử một tổ phóng viên vào thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu
thông tin từ bạn đọc về dấu hiệu bảo kê của lực lượng có trách nhiệm; về những
khối tài sản bất minh của vài lãnh đạo và vấn nạn "nhận tờ rơi" quảng
cáo của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự..., trong vòng vài tháng, nhóm
phóng viên này đã thu thập hàng loạt sự kiện liên quan đến lực lượng công an
thành phố. Theo chỉ huy của nhóm phóng viên tờ báo, nếu công bố các tư liệu,
không tránh khỏi sẽ có người bị kỷ luật, thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự.
Ngày 24/10/2014 ghé
thăm Cổng thông tin điện tử Công an thành phố HCM, mục Lãnh đạo công an
TPHCM giới thiệu 08 vị lãnh đạo gồm bốn thiếu tướng, bốn đại tá.[3]
So sánh quân hàm và
chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn
thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy
binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công
an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!
Với đội ngũ
lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường,
quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội
săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an
chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?
Trộm nghĩ, cái đám
“người nước lạ” đang rình rập nơi biên cương, hải đảo tổ quốc ta nếu mà nhận được
tờ rơi, rằng “ở đây tội phạm bạo lực xảy ra rất thường xuyên, các người, súng
tiểu liên phải kẹp sát nách, ống nhòm, bộ đàm phải giấu cho kỹ, đừng có hêu ra
dễ bị cướp giật” thì chắc chắn cả quân lẫn tướng đều chạy “mất dép”, mộng xâm
lăng tự nhiên tan vỡ!
Vì sao ngày
6/10/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải yêu cầu: “Thành phố phải mở cao
điểm tấn công trấn áp tội phạm hình sự, buôn lậu, gian lận thương mại các tháng
cuối năm cho đến tết Nguyên đán với các biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt…”.
[4]
Phó trưởng Công an
xã Bà Điểm (H.Hóc Môn, TP.HCM) phát biểu: “không chỉ người dân mà công an cũng
thấy bức xúc trước tình trạng lộng hành của những người nghiện, đồng thời là đối
tượng mua bán. Bởi có bắt thì cũng chỉ xử phạt hành chính rồi phải thả”. [2]
Cổ nhân có câu “ba
anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông
“thợ da đầu tỉnh” vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”?
Khoản 1 điều
195 Luật hình sự: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” quy định: “ Người nào
tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm”.
Luật như thế tưởng
đã quá rõ song vì sao Công an TP.HCM lại cứ muốn áp dụng “Luật Xử lý vi
phạm hành chính” (về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng
chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS) mà bỏ qua Luật Hình sự?
Không thể nói lãnh đạo
CA TP.HCM không biết có điều luật bỏ tù người mua bán ma túy, xin nhấn mạnh luật
ghi là “mua bán” chứ không phải là “buôn bán”. Sử dụng hình thức phạt
vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính là không sai nhưng cho rằng
“chỉ xử phạt hành chính rồi phải thả” thực chất là cách ngụy biện. Nói cách
khác đây là việc lách luật để cho rằng các “đối tượng mua bán” ma túy không vi
phạm khoản 1 điều 195 Luật Hình sự nên không thể xử tù họ từ 1 đến 6 năm mà chỉ
có thể “phạt hành chính”!
Phải chăng nhờ sự
“quên” Luật Hình sự của công an mà tội phạm ma túy tại TP.HCM chỉ chịu hình thức
“phạt hành chính”? Hay vì động đến luật là mất công, mất sức, tốn thời
gian nên tốt nhất là dùng cách phạt hành chính “cho khỏe”? Cũng có thể còn một
lý do khác là không có nhà tù nào chứa hết hơn hai vạn người tàng trữ, mua bán
ma túy nên đành cho họ sống chung với cộng đồng?
Có câu “thượng bất
chính, hạ tắc loạn”, khi cảnh sát giao thông nhận “tờ rơi”, vạch ví của người
vi phạm bị quay clip đưa ra công luận mà lãnh đạo Công an thành phố chỉ xử lý hạ
cấp bậc, không cho rằng đó là hành vi nhận hối lộ thì chuyện vi phạm của chính
lực lượng công an sẽ càng có điều kiện phát triển.
Xin trích dẫn ba
trong tám nguyên nhân mà Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trình bày trước Quốc hội:
[5]
“Thứ năm là công tác
phòng ngừa của các lực lượng chức năng còn có mặt hạn chế, có nơi chưa chủ động
ngăn chặn tội phạm.
Thứ bảy là cấp ủy ở
một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo; một số cán bộ phạm tội gây bức
xúc trong nhân dân.
Thứ tám là việc xử
lý trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực
tham nhũng chưa nghiêm”.
Đó là nguyên nhân
chính của tình trạng bạo lực, ma túy, mại dâm và các tội phạm kinh tế khác chứ không
phải chỉ là do dân trí thấp hay sự suy thoái đạo đức xã hội.
Nếu “việc xử lý
trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực,
tham nhũng chưa nghiêm” thì người dân hay du khách, dù đã nhận tờ rơi của
cảnh sát khu vực, cũng vẫn phải chuẩn bị “tờ rơi” khác để đề phòng, còn bọn tội
phạm một khi đã chuẩn bị sẵn “tờ rơi” trong túi thì lại có thể ung dung để
tiếp tục … phạm tội!
Tài liệu tham khảo:
[1] http://plo.vn/do-thi/phat-to-roi-nhac-du-khach-canh-giac-voi-nan-cuop-giat-o-sai-gon-504556.html
[2]http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20141012/dan-keu-troi-vi-cho-ma-tuy/657208.html
[3] http://catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/
[4]http://plo.vn/thoi-su/pho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tphcm-phai-mo-cao-diem-tran-ap-toi-pham-500834.html
[5 http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ca-nuoc-hien-co-hon-14-nghin-doi-tuong-bi-truy-na-post151495.gd
Xuân Dương
*****
Oct 09, 2014
Ông Phan Anh Minh,
Phó Giám đốc Công an TP HCM được báo chí trong nước trích lời nói rằng đó là
con số thống kê “chưa đầy đủ vì có thể bỏ sót 50% - 80% bởi số người nghiện ma
túy lang thang không nơi cư trú tại ...
*****
Công an Sài Gòn
ngưng phát tờ rơi ‘bôi nhọ đất nước’
Cảnh sát canh gác
trên đường phố ở Việt Nam.
Một đơn vị công an ở
Sài Gòn hôm nay đã quyết định ngưng phát tờ rơi cho du khách nước ngoài, cảnh
báo về tình trạng cướp giật và trộm cắp sau khi bị chỉ trích là ‘bôi nhọ đất nước’.
Công an phường Phạm
Ngũ Lão ở Quận 1, TP HCM, cho báo chí trong nước biết rằng hiện đơn vị này đã
'ngưng phát tờ rơi cảnh báo để chờ chỉ đạo của cấp trên'.
Một tờ rơi viết bằng
tiếng Anh được đăng tải trên mạng có đoạn: 'Các vụ phạm tội đầy bạo lực thường
xảy ra ở TP HCM. Hãy luôn giữ túi xách của quý vị bên người, tránh đeo trang sức
và không để lộ máy ảnh và điện thoại…'.
Ngoài ra tờ rơi này
cũng khuyên các du khách 'không tin vào đồng hồ đếm trên xe taxi'.
Trước đó, một bài viết
trên trang Giáo dục Việt Nam đã gọi các tờ rơi này là một 'kiểu bôi nhọ hình ảnh
đất nước'.
Trong khi đó, báo
Thanh Niên dẫn lời Trưởng công an phường Phạm Ngũ Lão nói rằng 'việc phát tờ
rơi là để nhắc nhở du khách cẩn thận, tránh bị mất cắp khi ra đường chứ không
vì mục đích gì'.
Báo chí Việt Nam thời
gian qua đã thực hiện nhiều bài viết phản ánh tình trạng người nghiện ma túy
tăng và cướp giật lộng hành ở Sài Gòn.
Bài nầy nói lên hai mặt : Dân và chánh quyền.( công an ). Dân thì cướp giựt, còn công an thì bất lực. Con người tha hóa trong một xả hội tha hoá XHCN
ReplyDelete