Sinh
viên Đài Loan cũng dùng biểu tượng cây dù và ruy băng vàng để ủng hộ Hong Kong
Cuộc
biểu tình Chiếm giữ Trung Tâm Hong Kong có thể đã nguội bớt nhưng phong trào
chống Trung Cộng ở Đài Loan lại dâng cao.
Trong
khi quan hệ với Trung Cộng đã được cải thiện và gần đây được nhiều người hoan
nghênh, những người khác lại lo lắng về ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh.
Quyết
định từ chối quyền quyết định của Hong Kong
đối với việc bầu ra lãnh đạo xác nhận nghi ngờ của Đài Loan rằng Trung Cộng sẽ
không bao giờ để Đài Loan tự trị nếu hai bên thống nhất.
“Quan
hệ đang xuống mức thấp. Không chỉ riêng vì Chiếm giữ Trung Tâm. Sau phong trào
18/03 [của Đài Loan], những ai đang nghi ngờ Bắc Kinh đã trở nên chính thống
hơn,” theo ông Kou Chien-wen, giáo ngành khoa học chính trị ở trường Đại học
Quốc gia Chengchi.
“Điều
này dần được tích lũy trong vài năm qua. Thế nên rất nhiều thỏa thuận đã ký với
Trung Cộng nhưng thu nhập của dân thường vẫn không được tăng – tất nhiên điều
này do phân phối giàu nghèo không đầy đủ.”
Lo
ngại Đài Loan sẽ trở thành một Hong Kong thứ hai đang ngày càng lớn, một phần
do Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình có vẻ muốn hợp nhất vùng đảo này hơn người
tiền nhiệm.
'Đòi
lại' lãnh thổ
Hàng
ngàn người tụ tập ở Quảng trường Tự do ở Đài Bắc hôm 1/10 để ủng hộ Hong Kong
Ông
Tập là con trai của một nhà cách mạng khởi nghĩa từng giúp thành lập Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, tin rằng Trung Cộng phải đòi lại các lãnh thổ của mình như Hong Kong và Đài Loan – vốn bị nước ngoài chiếm khi quốc
gia này còn chưa mạnh.
Đài
Loan là cái tên kế tiếp trong danh sách. Ông Tập đã nói phải đạt được giải pháp
cuối cùng và vấn đề này không thể cứ truyền hết từ thế hệ này sang thế hệ khác.
“Tập
Cận Bình đã cho thấy ý thức cấp bách của ông,” ông Lai Chung-chiang, luật sư
và là người sáng lập Phong trào Chiếm Đài Loan Lập pháp mà vào mùa xuân năm nay
đã ngăn cơ quan lập pháp thông qua thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Trung
Cộng.
“Ông
chỉ dấu rằng đến hai đợt kỷ niệm 100 năm– tức là ngày thành lập Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa vào năm 2049 và ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Cộng vào năm
2021 – sẽ có giải pháp ở một cấp độ nhất định cho vấn đề Đài Loan.”
Cảnh
giác đối với Trung Cộng cũng được tăng thêm khi có các lo ngại rằng Tổng thống
Đài Loan Mã Anh Cửu, người ủng hộ hợp nhất, đang cố khiến dân đảo chấp nhận
khái niệm chỉ có một Trung Cộng duy nhất, với Đài Loan là một phần, trước khi
nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2016.
Tuy
nhiên Bắc Kinh sẽ khó lấy lại Đài Loan hơn. Không phải chỉ vì họ có quân đội và
chính quyền riêng, mà còn do lịch sử đấu tranh dân chủ lâu dài, có thể tính từ
những năm 1800 khi chống chế độ thực dân Nhật Bản.
Người
Đài Loan sau đó chống lại chế độ độc đảng của chính quyền Quốc Dân Đảng, sau
khi chạy khỏi Trung Cộng vào thập niên 40. Nơi này sau đó có được nền dân chủ
sống động, được hưởng hình thức bầu cử phổ thông đầu phiếu trong các cuộc bỏ
phiếu bầu tổng thống từ năm 1996.
Ông
Mã Anh Cửu ủng hộ Đài - Trung hợp nhất nhưng cũng kêu gọi Trung Cộng dân chủ
“Nếu
bạn hỏi người Đài Loan liệu họ có muốn từ bỏ dân chủ vì lợi ích kinh tế hoặc do
đe dọa quân sự từ Trung Cộng, đa số họ sẽ nói không,” ông Lai nói.
Cho
đến nay cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với Đài Loan khá giống với cách tiếp cận
Hong Kong – vẽ ra quan hệ kinh tế thân thiết
hơn.
Trung
Cộng đã là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan và là điểu đến đầu tư,
nhưng trong những năm gần đây đã trở thành nguồn khách du lịch lớn nhất.
Hàng
ngàn khách du lịch Trung Cộng tràn vào Đài Loan mỗi ngày, đẩy mạnh nền kinh tế
của đảo.
Những
thỏa thuận Bắc Kinh đã ký hoặc hy vọng sẽ ký, cho phép các công ty Trung Cộng
đầu tư vào mảng dịch vụ trên đảo – từ các tiệm tạp hóa tới quảng cáo – và cho
phép nhập hàng hóa Trung Cộng với mức thuế thấp hơn hoặc miễn thuế. Đài Loan
cũng hưởng chính sách tương tự, thậm chí còn hơn thế ở Trung Cộng.
Trong
khi một số người tin rằng những thỏa thuận này tốt cho kinh tế Đài Loan, người
khác lại coi đó là cạm bẫy.
“Với
họ mục tiêu thúc đẩy hòa nhập kinh tế là để thúc đẩy hợp nhất chính trị,” ông
Lai nói.
Hoạt
động bên ngoài các đảng phái chính trị, nhưng với đảng đối lập và sự hỗ trợ
mạnh mẽ của các chính trị gia, các nhà hoạt động Đài Loan đã làm được điều
không tưởng hồi đầu năm nay – chiếm giữ nghị viện trong suốt 24 ngày và có được
lời hứa của chính quyền nhằm thông qua luật cho phép giám sát lớn hơn các thỏa
thuận trong tương lai với Trung Cộng.
Đàm
phán với Trung Cộng đang trong tình trạng trì trệ. Việc tiếp theo trong danh
sách của họ là: ngưng mọi thương lượng của ông Mã với Bắc Kinh và giúp các ứng
viên cảnh giác với Trung Cộng thắng trong lần bầu cử sắp tới.
Họ
có thể sẽ thành công. Các nhà hoạt động được gần 50% công chúng ủng hộ với yêu
cầu giám sát lớn hơn các thỏa thuận của chính quyền với Trung Cộng, theo một
khảo sát của chính phủ, một phần là do – không giống như Hong Kong – họ không
gây gián đoạn giao thông.
Người
Đài Loan chiếm cứ Lập pháp viện
Trung
Cộng dân chủ?
Bắc
Kinh có thể cần đến chiến lược mới để giành chiến thắng trước người Đài Loan.
Công thức ‘một quốc gia, hai thể chế’ được dùng ở Hong
Kong với Đài Loan là không thể chấp nhận được.
Hồi
tuần trước, Tổng thống Mã đã nhắc tới giải pháp thay thế cho Trung Cộng: trở
nên dân chủ hơn – bắt đầu với Hong Kong .
“Làm
điều này một cách chính xác sẽ là cách chắc chắn thành công để biến khủng hoảng
thành cơ hội. Đây chắc chắn sẽ là tình huống đôi bên cùng có lợi cho cả đại lục
và Hong Kong , và sẽ được người Đài Loan hưởng
ứng mạnh mẽ,” ông Mã nói. “Hành động như thế sẽ thúc đẩy khổng lồ tới sự phát
triển của mối quan hệ xuyên eo biển.”
Nhưng
có lẽ vẫn là chưa đủ kể cả khi Trung Cộng trở thành dân chủ. Không như người Hong Kong , rất nhiều người Đài Loan không coi hòn đảo này
là một phần của Trung Cộng.
Phần
lớn người Đài Loan là thế hệ kế tiếp của người nhập cư Trung Cộng đến đây từ
những năm 1600 và 1700; họ ít có cảm xúc đối với Trung Cộng. Một số người còn
gọi đảng cầm quyền Quốc Dân Đảng là ‘kẻ chiếm đóng’.
“Mục
đích của chúng tôi là bảo vệ quyền tự quyết về chính trị và kinh tế Đài Loan,”
ông Lai nói.
Thế
nên dù con số người biểu tình Hong Kong có thể
đã giảm, với rất nhiều người Đài Loan, trận chiến mới chỉ bắt đầu.
Cindy
Sui
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.